Phương pháp kế toán xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là gì? Hạch toán kết toán như thế nào? Để có thể trả lời được các thắc mắc trên Caf-global.com xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác trong thời kỳ nhất định.
Biểu hiện của kết quả kinh doanh là số lãi và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo công thức:

Kết quả kinh doanh = Kết quả hoạt động SXKD + Kết quả hoạt động tài chính + Kết quả hoạt động khác.

Phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ hoạt động chính là chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào của hoạt động SXKD. Tuy nhiên số chênh lệch đó chỉ mới nói lên kết quả lãi [lỗ] tổng hợp của toàn bộ hoạt động SXKD.

Do hoạt động SXKD của doanh nghiệp gồm nhiều loại hoạt động khác nhau nên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trước hết được chia thành 3 loại:

Kết quả hoạt động SXKD thông thường

Kết quả tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh mua bán vật tư hàng hoá, cung cấp thực hiện lao vụ dịch vụ.

Kết quả hoạt động SXKD thông thường là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với trừ đi các khoản: Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí QLDN.

Và để phù hợp và thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu lập các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì kết quả hoạt động SXKD thông thường được xác định theo trình tự sau:

Danh thu thuần = Tổng DT [theo HĐ] – Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ gồm:

Giảm giá hàng bán.

Doanh thu hàng bán bị trả lại.

Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp.

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần [thực thu] – Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần [kết quả kinh doanh] chính là số lãi [lỗ] về hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường.

Kết quả hoạt động tài chính

Kết quả hoạt động tài chính là lợi nhuận thuần từ hoạt động về đầu tư chứng khoán, cho vay, kinh doanh bất động sản… Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa doanh thu [thu nhập] hoạt động tài chính với chi phí về hoạt động tài chính.

Lợi nhuận thuần hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính

Kết quả bất thường

Đây là số chênh lệch giữa doanh thu bất thường với chi phí bất thường:

Lợi nhuận bất thường = Doanh thu bất thường – chi phí bất thường

Kết quả từng loại hoạt động tính như trên cũng mới thể hiện số tổng hợp về doanh thu, thu nhập, chi phí để xác định kết quả từng loại hoạt động, xong với các nhà quản trị doanh nghiệp điều quan trọng cần thiết hơn là họ phải biết được kết quả lãi [lỗ] không chỉ riêng cho từng hoạt động mà trong từng hoạt động cần phải biết cụ thể cho từng loại sản phẩm, từng loại lao vụ dịch vụ, từng loại nghiệp vụ.

Đó chính là công việc của các cán bộ kế toán phải cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định phù hợp: Sản xuất tiếp hay thôi, mở rộng qui mô hay thu hẹp, chuyển hướng SXKD, đầu tư cho vay hay sản xuất… Nói cách khác, cần thiết phải tổ chức kế toán chi tiết kết quả kinh doanh.

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 [ 24/7 ] –  0971 373 146

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Bài viết liên quan:

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Dịch vụ cung cấp hóa dơn điện tử Cyberbill

Báo giá hóa đơn điện tử Meinvoice

Dịch vụ kiểm toán uy tín tại Bình Dương

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Long An

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Bình Dương 

Dịch vụ lập hồ sơ giao dịch liên kết

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

Tags: Dịch vụ kiểm toán BCTC, Dịch vụ kiểm toán, Công ty kiểm toán uy tín, Dịch vụ kế toán, Dịch vụ thành lập công ty, Dịch vụ kiểm toán BCTC, Dịch vụ kiểm toán, Công ty kiểm toán uy tín, Dịch vụ kế toán, Dịch vụ thành lập công ty, Dịch vụ kiểm toán BCTC, Dịch vụ kiểm toán uy tín tại bình dương, Dịch vụ kiểm toán độc lập, dich vu kiem toan, Dich vu kiem toan bao cao tai chinh, Xác định kết quả kinh doanh.

Trong quá trình làm kế toán tổng hợp, việc lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là bắt buộc. Nếu kế toán không có cái nhìn tổng quát và chính xác về quy trình lập báo cáo và xác định kết quả kinh doanh thì sẽ dẫn đến sai sót nghiêm trọng.

Mô hình xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1. Quy trình xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Để các bạn dễ hình dung ra quy trình xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp; Kế toán Việt Hưng xin trình bày quy trình này dưới dạng mô hình.

Kết chuyển nhằm mục đích đẩy các TK đầu 5 ,6, 7, 8, 9 không còn số dư đúng như nguyên tắc của kế toán

a] Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu [vì để làm giảm doanh thu đi]

Vì khi phát sinh các khoản CKTM, HBBTL, GGHB kế toán đã ghi Nợ TK  5211, 5212, 5213 để ghi giảm doanh thu, cuối kỳ để kết chuyển cho tài khoản đầu 5 không còn số dư cuối kỳ kế toán cần định khoản

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 5211, 5212, 5213:   Các khoản giảm trừ doanh thu

b] Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911: Xác định kq kinh doanh

c] Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính.

Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 911:  Xác định kq kinh doanh

d] Kết chuyển thu nhập khác

Nợ TK 711 : Thu nhập khác

Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

e] Kết chuyển giá vốn hàng bán

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632:  Giá vốn hàng bán

f] Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 911 :  Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp [theo QĐ 48]

Có TK 642 [6421, 6422,…]: Chi phí quản lý doanh nghiệp [theo TT 200]

g] Kết chuyển chi phí tài chính

Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 : Chi phí tài chính

h] Kết chuyển chi phí khác

Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811: Chi phí khác

i] Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

k1] Nếu lỗ kế toán định khoản

Nợ TK 421:  Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

k2] Nếu lãi kế toán định khoản.

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối

2. Ví dụ cụ thể cho việc kết chuyển

2.1. Câu hỏi

Tháng 06/2015  tại Công ty Tân Long  hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu như sau. Biết rằng doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

1. Bán 1 lô hàng A trị giá 100.000.000đ, thuế suất thuế GTGT bán ra là 10% cho Công ty Hoàng Anh, chưa thu được tiền của khách hàng. Giá vốn bán hàng  là: 80.000.000đ

2. Bán 1 lô hàng B có trị giá bán là 18.000.000đ, thuế GTGT bán ra là 10%, Chưa thu được tiền của khách hàng. Giá vốn là 15.000.000đ.

3. Công ty Hoàng Anh phát hiện 1/2 số hàng trên  bị lỗi nên đã trả lại 1/2 giá trị lô hàng đã mua ở nghiệp vụ 1[Biết rằng khi mua là một mặt hàng có cùng giá trị].

4. Chi phí tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên tháng 01/2013 là: 20.000.000đ.

5. Chi phí tiếp khách phát sinh theo hóa đơn số 0000245. Có số tiền không bao gồm thuế 1.500.000đ. thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.

6. Thanh lý ô tô có nguyên giá là 1.2 tỷ. Thời gian khấu hao là 6 năm. Đã sử dụng được 3 năm. Giá thanh lý chưa VAT là 500 triệu. [ thuế GTGT 10%]. Khách hàng chưa thanh toán. Chi phí thanh lý 5.000.000 đ đã thanh toán bằng tiền mặt

7. Chi phí lãi vay trong tháng 6/2015 là 55.000 đ

8. Lãi tiền gửi ngân hàng 6/2015 : 38.000 đ

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, kết chuyển và tính lãi lỗ.

2.2. Trả lời

Bước 1: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ

Nghiệp vụ 1:

Phản ánh doanh thu bán hàng

Nợ TK 131: 110.000.000

Có TK 5111: 100.000.000

Có TK 3331: 10.000.000

Phản ánh giá vốn bán hàng

Nợ TK 632: 80.000.000

Có TK 1561: 80.000.000

Nghiệp vụ 2:

a. Phản ánh doanh thu bán hàng

Nợ TK 131: 19.800.000

Có TK 5111: 18.000.000

Có TK 3331: 1.800.000

b. Phản ánh giá vốn bán hàng

Nợ TK 632: 15.000.000

Có TK 1561: 15.000.000

Nghiệp vụ 3:

Phản ánh bút toán hàng  bán bị trả lại

Phản ánh doanh thu hàng  bán bị trả lại

Nợ TK 5212: 50.000.000

Nợ TK 3331: 5.000.000

Có TK 131: 55.000.000

Phản ánh giá vốn giảm 1/2

Nợ TK 1561: 40.000.000

Có TK 632: 40.000.000

Nghiệp vụ 4:

Tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên

Nợ TK 6421: 20.000.000

Có TK 334:  20.000.000

Nghiệp vụ 5:

Chi phí tiếp khách tính vào chi phí hợp lý

Nợ TK 6427: 1.500.000

Nợ TK 1331: 150.000

Có TK 111: 1.650.000

Nghiệp vụ 6:

Ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 214 : 600.000.000

Nợ TK 811: 600.000.000

Có TK 211 : 1.200.000.000

Thanh lý TSCĐ:

Nợ 131: 550.000.000

Có TK 711 : 500.000.000

Có TK 331 : 50.000.000

CP thanh lý:

Nợ TK 811 : 5.000.000

Có TK 111 : 5.000.000

Nghiệp vụ 7:

Chi phí tài chính

Nợ TK 635: 55.000

Có TK 112: 55.000

Nghiệp vụ 8:

Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 112: 38.000

Có TK 515: 38.00

Bước 2. Cuối kỳ kết chuyển

a. Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:

Nợ TK 5111: 50.000.000

Có TK 5212:   50.000.000

b. Kết chuyển doanh thu bán hàng

Lấy phát sinh có TK 511 – Phát sinh nợ TK 511 =[100.000.000+18.000.000] – 50.000.000 = 68.000.000. Đây là doanh thu thật sự phát sinh cần kết chuyển.

Nợ TK 511 : 68.000.000

Có TK 911: 68.000.000

c. Kết chuyển giá vốn hàng  bán.

Nợ TK 911: 55.000.000 [ 80.000.000 +15.000.000 – 40.000.000]

Có TK 632:  55.000.000 [ 80.000.000 +15.000.000 – 40.000.000]

d. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nợ TK 911:  21.500.000

Có TK 642: 21.500.000

e. Kết chuyển thu nhập khác

Nợ TK 711: 500.000.000

Có TK 911: 500.000.000

f. Kết chuyển chi phí khác

Nợ TK 911: 605.000.000

Có TK 811: 605.000.000

g. Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 515: 38.000

Có TK 911: 38.000

h. Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính

Nợ TK 911: 55.000

Có TK 635: 55.000

68.000.000+38.000+500.000.000-21.500.000-55.000.000-55.000-5.000.000-600.000.000 = – 113.517.000

=> Doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN

Kết chuyển lỗ:

Nợ TK 421: 113.517.000

Có TK 911 : 113.517.000

Video liên quan

Chủ Đề