Phương pháp sắc ký cột là gì

Hệ thống sắc ký khí [GC] là một tập hợp nhiều thành phần để thực hiện quá trình sắc ký khí. Ví dụ một số thành phần cơ bản như: nguồn cung cấp khí mang, lò cột để điểu khiển nhiệt độ, bộ phận tiêm mẫu, cột phân tích, đầu dò, bộ phận ghi nhận tín hiệu, in dữ liệu.

Để hiểu rõ hơn về hệ thống sắc ký khí, chúng ta hãy thử tìm hiểu qua các khái niệm cơ bản và các thành phần của nó.

Sơ đồ hệ thống sắc ký khí

PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ LÀ GÌ?

  • Trong hóa phân tích để tách và phân tích các hợp chất bay hơi mà không làm thay đổi hay phân hủy mẫu thì người ta sử dụng một phương pháp gọi là Sắc ký khí.
  • Sắc ký khí chủ yếu ứng dụng để kiểm tra độ tinh sạch của một chất cụ thể, hay tách các chất ra khỏi một hỗn hợp nào đó. Và đôi khi, để xác định một hợp chất lạ, người ta cũng có thể sử sắc ký khí. Ngoài ra phương pháp này còn được dùng để tính chế hợp chất từ một hỗn hợp.
  • Phương pháp sắc ký khí là một trong những phương pháp phân tích cho độ tin cậy cao. Ngày nay nó đã trở thành một trong những phương pháp sắc ký quan trọng để tách và xác định cấu trúc.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA SẮC KÝ KHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÁC

  • Ở sắc ký cột pha tĩnh ở dạng rắn và pha động ở dạng lỏng, còn ở sắc ký khí việc tách hợp chất được tiến hành giữa một pha lỏng tĩnh và một pha khí động
  • Sử dụng lò cột để điều chỉnh nhiệt độ khí, trong khi ở sắc ký cột thì không có.
  • Nồng độ hợp chất chỉ phụ thuộc vào áp suất bay hơi của khí.

CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG MÁY SẮC KÝ KHÍ

1. Hệ thống cung cấp khí cho máy sắc ký:

Hệ thống cung cấp khí mang bao gồm các bộ điều chỉnh áp suất, các thiết bị đo áp suất, và thiết bị đo tốc độ dòng. Hệ thống khí mang còn chứa một hệ thống lọc phân tử để tách nước và các chất nhiễm bẩn khác. Tốc độ dòng được kiểm soát bởi các bộ điều chỉnh áp suất hai giai đoạn được lắp vào các bình chứa khí mang. Các loại khí mang sử dụng trong sắc ký khí phải là khí trơ [He, Ar, N2, CO2 và H2], có độ tinh khiết cao.

2. Hệ thống tiêm mẫu

Bộ phận tiêm mẫu dùng để đưa mẫu vào cột phân tích theo với thể tích bơm có thể thay đổi. Khi đưa mẫu vào cột, có thể sử dụng chế độ chia dòng [split] và không chia dòng [splitless].

3. Cột sắc ký

Sắc ký khí sử dụng 2 loại cột: cột nhồi và cột mao quản. Tùy theo loại mẫu, độ phức tạp của mẫu và loại máy sắc ký mà chọn cột nhồi hay cột mao quản. Tùy theo loại cột tách sử dụng mà bộ phận tiêm mẫu [Injector] và đầu dò [Detector] cũng khác nhau.

4. Lò cột

Dùng để điều khiển nhiệt độ cột phân tích.

Khi nhiệt độ của buồng tiêm được giữ dưới nhiệt độ sôi của dung môi khi tiêm mẫu [cool inlet], sau đó tăng dần và bắt đầu quá trình sắc ký sẽ làm giảm tối thiểu sự phân hủy, giảm sự phân biệt đối xử giữa các chất có mức độ hóa hơi khác nhau trong mẫu phân tích, đồng thời làm tăng độ nhạy và độ lặp lại của quá trình sắc ký khí.

5. Đầu dò

Đầu dò có nhiệm vụ chuyển hóa một đại lượng không điện [trong trường hợp này là nồng độ của các chất được tách khỏi cột sắc ký] thành đại lượng điện và có chức năng phát hiện và đo độ lớn của các cấu tử khi ra khỏi cột sắc ký. Vì vậy đầu dò quyết định một phần độ chính xác cũng như độ nhạy của phương pháp.

6. Hệ thống ghi nhận và xử lý số liệu.

Từ những tín hiệu được ghi nhận từ detector sẽ đi qua hệ thống khuyếch đại, sau đó qua hệ thống chuyển đổi tín hiệu, đưa tín hiệu vào máy tính. Ở đó ta có thể xử lý số liệu và xuất dữ liệu ra được.

Qua bài này chúng ta đã hiểu được cơ bản về hệ thống máy sắc ký khí. Về khái niệm sắc ký khí, ứng dụng cũng như là các thành phần cơ bản của nó. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nhà cung cấp thiết bị sắc ký khí.

Công ty NewtechSTST tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này. Thế mạnh của chúng tôi là cung cấp lắp đặt hệ thống khí máy sắc ký khí [Nitơ, Helium]. Để được tư vấn rõ hơn bạn có thể liên lạc với chúng tôi qua số hotline: [+84] 028 22449919

Video liên quan

Chủ Đề