Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là gì năm 2024

VOV.VN - Để được phép tham gia giao thông, các phương tiện giao thông cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường...

Trong thực tế cuộc sống hàng ngày, việc tham gia giao thông đường bộ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng trang bị được những kiến thức đầy đủ về quy định các loại xe được tham gia lưu thông trên đường. Một số bạn đọc của VOV.VN đã thắc mắc về việc các loại phương tiện nào được tham gia giao thông đường bộ? Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hiện hành là gì?

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là gì năm 2024

Ảnh minh họa: KT

1. Các loại phương tiện giao thông đường bộ theo quy định:

Theo Điều 3, Khoản 17 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm:

- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: Xe ô tô; Máy kéo; Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; Xe mô tô hai bánh; Xe mô tô ba bánh; Xe gắn máy (kể cả xe máy điện); Các loại xe tương tự.

- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm: Xe đạp (kể cả xe đạp máy); Xe xích lô; Xe lăn dùng cho người khuyết tật; Xe súc vật kéo; Các loại xe tương tự.

2. Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tham gia giao thông phải tuân thủ các điều kiện nào?

Theo Luật Giao thông đường bộ, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải được đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Đối với xe ô tô, để được phép tham gia giao thông, xe ô tô phải đáp ứng các yêu cầu sau đây về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Có hệ thống hãm có hiệu lực; Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.

Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải tuân theo quy định của Chính phủ;

Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển;

Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.

Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác đảm bảo khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.

Các kết cấu phải đủ độ bền và đảm bảo tính năng vận hành ổn định.

- Để tham gia giao thông, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường gồm: Có hệ thống hãm có hiệu lực; Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

3.Quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới

- Căn cứ Khoản 5, Điều 53, Luật giao thông đường bộ năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới:

Xe và các bộ phận chính lắp đặt trên xe phải được thiết kế, chế tạo và lắp ráp phù hợp với các hồ sơ kỹ thuật của nhà sản xuất và của Quy chuẩn QCVN 14:2015/BGTVT.

Các mối ghép ren sau khi lắp ráp phải căng chặt. Lực xiết các mối ghép ren của các chi tiết quan trọng phải theo quy định của nhà sản xuất xe. Không cho phép có hiện tượng rò rỉ dung dịch làm mát, nhiên liệu, dầu bôi trơn ở các mối ghép của hệ thống, tổng thành lắp trên xe như: động cơ, ly hợp, hộp số, truyền động, hệ thống cung cấp nhiên liệu.

Trên xe không có các cạnh sắc nhọn có bán kính cong nhỏ hơn 0,5 mm gây nguy hiểm đến người sử dụng xe và người tham gia giao thông. Không áp dụng đối với các chi tiết, vật liệu có độ cứng nhỏ hơn 60 Shore A.

Góc ổn định tỉnh ngang khi xe không tải của xe nhóm L2, L4 và L5 không nhỏ hơn 250 và không nhỏ hơn 300 đối với xe có khối lượng toàn bộ lớn nhất nhỏ hơn 1,2 lần khối lượng không tải.

Xe cơ giới cần có đủ hệ thống hãm (phanh) có hiệu lực (sử dụng được); cần có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe;

xe ô tô cần có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

Cần trang bị kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; các kết cấu phải đủ độ bền và đảm bảo tính năng vận hành ổn định.

Phương tiện giao thông đường bộ là gì?

Phương tiện giao thông đường bộ được hiểu là toàn bộ các phương tiện bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe rơ moóc hoặc xe sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các phương tiện tương tự khác trực tiếp tham gia di chuyển công khai trên các con ...

Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ là gì?

“ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.” Như vậy, xe thô sơ còn được gọi là phương tiện giao thông thô sơ đường bộ bao gồm xe đạp, xe xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo,...

Khái niệm về luật giao thông đường bộ là gì?

1. Luật giao thông đường bộ là? Đạo luật quy định quy tắc giao thông đường bộ; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ.

Phương tiện giao thông đường bộ có bao nhiêu loại?

- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: Xe ô tô; Máy kéo; Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; Xe mô tô hai bánh; Xe mô tô ba bánh; Xe gắn máy (kể cả xe máy điện); Các loại xe tương tự.