Pi core team là gì

Khi thế giới ngày càng trở nên kỹ thuật số, tiền mã hóa là bước tự nhiên tiếp theo trong quá trình phát triển tiền tệ. Bitcoin là tiền mã hóa xuất hiện sớm nhất, nhưng Pi sẽ là tiền mà hầu hết mọi người sử dụng điện thoại di động để giao dịch hàng ngày. Người dùng tích cực của Pi Network đã đạt đến 10M+, có nghĩa là việc sử dụng Blockchain đã được phổ biến hơn nữa trên toàn thế giới.

$ads={1}

Nhiệm vụ của Pi

Xây dựng một hệ sinh thái Blockchain trên điện thoại di động và hệ thống an toàn và dễ vận hành hàng ngày.

Tầm nhìn của Pi

xây dựng thị trường giao dịch P2P toàn diện nhất thế giới được thúc đẩy bởi tiền mã hóa được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới Pi.

Trong quá trình “đào” Pi, thiết bị không bị tiêu tốn tài nguyên, không tốn pin, không chạy ngầm và không cần bật Internet trong suốt quá trình.

Chỉ cần bật lại Internet và 1 chạm để thao tác tiếp tục đào sau mỗi 24h.

Đội ngũ phát triển (Pi Core Team)

Pi Network là dự án được phát triển bởi một nhóm cựu sinh viên và Tiến sỹ Đại học Stanford. Dẫn dắt bởi:

  • Tiến sĩ Nicolas Kokkalis: Trưởng bộ phận Công nghệ
  • Tiến sĩ Chengdiao Fan: Trưởng bộ phận Sản phẩm
  • Vincent McPhillip: Trưởng bộ phận Cộng đồng
Pi core team là gì
Đội ngũ sáng lập Pi Network

Để hiểu rõ hơn về đội ngũ sáng lập Pi Network, mời bạn xem thêm bài viết: Picoreteam – Phô trương và tan rã.

Cách thức hoạt động của Pi Network

Mục tiêu của Pi Network là tạo ra một blockchain với giao thức đồng thuận Stellar (Stellar Consensus Protocol – SCP).

Để tối ưu hoá tài nguyên, cũng như thân thiện với người dùng, Pi Core Team đã thông qua việc sử dụng hệ thống vòng tròn bảo mật của Drake.

Pi Network không yêu cầu người dùng nạp tiền hay đầu tư, họ đang cố gắng mở rộng lượng user bằng cách cho đào coin miễn phí trên ứng dụng.

Khi bạn khai thác, chỉ đơn giản là bạn được phân phối một lượng coin nhất định mỗi giờ.

Lượng coin này phụ thuộc vào:

  • Lượng người tham gia
  • Số lượng thành viên giới thiệu
  • Vòng tròn bảo mật đồng thuận

Nói cách khác, thành viên càng kỳ cựu càng khai thác được nhiều Pi coin hơn.

Pi core team là gì
Ứng dụng đào Pi cho điện thoại

Trong giai đoạn khai thác miễn phí trên điện thoại, pi được “tạo ra” sẵn nên thiết bị không thực hiện bất kỳ tác vụ tính toán nặng nề nào.

Bạn hoàn toàn có thể tắt App, tắt internet sau khi kích hoạt mỗi ngày.

Một phiên đào mất 24 giờ, sau khi hoàn thành ứng dụng sẽ thông báo cho bạn. Chỉ cần 1 chạm thao tác, không quá 5 giây để bắt đầu phiên kế tiếp.

Bản chất của việc đào Pi trên điện thoại

Nhiều người cho rằng việc khai thác Pi thông qua ứng dụng di động mà không ảnh hưởng đến tài nguyên thiết bị là lừa đảo.

Nhưng thực ra bản chất của việc này là hoàn thành nhiệm vụ điểm danh hàng ngày.

Từ đó nhận được năng suất thưởng cố định (công suất khai thác) do Pi Network phân phối miễn phí trong giai đoạn tạo lập cộng đồng. Và lưu lại database trên server.

Giống như bạn chơi game, mỗi lần qua ải thì được thưởng, lên level. Hay đào Bitcoin những năm 2008, máy tính phải giải những bài toán cao cấp để đạt được năng suất thưởng miễn phí 50 Bitcoin/ngày.

Với Pi Network, họ đơn giản hóa vấn đề, thân thiện với người dùng hơn. Từ đó phát triển mạng lưới, tiến đến tạo vòng tròn bảo mật toàn cầu.

Về sau, lượng Pi “khai thác” được bằng điện thoại sẽ được qui đổi thành Pi coin có giá trị (pre-mine).

Ứng dụng Pi Network dự kiến cũng sẽ phát triển thành ví có thể lưu trữ, trao đổi pi trong tương lai.

Xem thêm: Pi Network lừa đào: Bài phản biện

Linh hồn của Pi Blockchain

Đó chính là Nodes và Super Nodes.

Node, Super Node giữ chức năng máy chủ phân tán của hệ thống Blockchain phi tập trung. Hệ thống gồm hàng triệu máy tính có vai trò ngang nhau:

  • Cùng với vòng tròn bảo mật, xác nhận và xử lý các giao dịch chuyển nhận Pi
  • Lưu trữ dữ liệu bản sao sổ cái kế toán để các Nodes khác đối chiếu khi cần thiết.

Khi muốn đánh cắp, giao dịch mạo danh hay thực hiện hành vi xấu thì phải tấn công đồng thời cùng lúc hơn 50% tổng số Node. Điều này là bất khả thi.

Phần thưởng dành cho Pi Node là Pi miễn phí thông qua “phí xử lý giao dịch” (giống như chạy Bitcoin Node hiện tại) trong giai đoạn mạng chính.

Thuật toán Blockchain của Pi Network

Pi sử dụng thuật toán Stellar SCP (Stellar Consensus Protocol), một dạng thuật toán Blockchain khác hoàn toàn so với những đồng coin khác như POW (Power of Work) của BTC hay ETH,…

Stellar SCP là một công nghệ blockchain tiên tiến hội tụ đủ những tính năng tuyệt vời nhất. Có khả năng tạo hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung.

Ngoài Stellar SCP, Pi Network còn sử dụng thuật toán Hiệp định Byzantine Liên bang (FBA).

Các thuật toán này không gây lãng phí năng lượng nhưng yêu cầu trao đổi nhiều thông điệp mạng để các nút đi đến “đồng thuận” cho giao dịch của khối tiếp theo.

Lộ trình phát triển của Pi Network

Là một đồng tiền Crypto được xây dựng trên nền tảng Blockchain nên đồng pi vẫn phải trải qua 3 giai đoạn cơ bản. Cụ thể:

#1 Giai đoạn 1: Xây dựng bản đồ tin cậy

Mục tiêu giai đoạn 1 là xây dựng biểu đồ tin cậy toàn cầu dựa trên vòng tròn tin cậy cá nhân.

Vòng tròn bảo mật là điểm đặc biệt trong công nghệ một blockchain với giao thức đồng thuận Stellar của Pi Network.

Ở giai đoạn này, Pioneer sẽ được khai thác pi miễn phí trên điện thoại. Với tốc độ cố định và giảm dần khi số lượng thành viên tăng lên (dự kiến tốc độ sẽ bằng 0 khi cán mốc 100 triệu user).

Pioneer mời được càng nhiều người tham gia thì tốc độ càng tăng.

Chính sách khuyến khích này nhằm phát triển số lượng thành viên. Từ đó xây dựng được càng nhiều vòng tròn bảo mật, kết nối với nhau tạo nên vòng tròn bảo mật toàn cầu.

Gia đoạn 1 bắt đầu từ 14/3/2019 và kết thúc đồng thời cùng giai đoạn 2.

#2 Giai đoạn 2: Testnet

Testnet (mạng thử nghiệm) là một phiên bản Blockchain thử nghiệm thông qua phần mềm Pi Node trên PC và Laptop.

Pi core team sẽ lựa chọn một nhóm nòng cốt (thành viên uy tín) để khởi tạo và tham gia vào mạng thử nghiệm. Các giao dịch trao nhận Pi cũng sẽ được thử nghiệm trên mạng Testnet.

Để kiểm tra sửa lỗi và hoàn thiện những lỗ hổng, thiếu sót của mạng thử nghiệm thì Testnet và mạng Pi giả lập giai đoạn 1 phải được chạy song song, so sánh kết quả hàng ngày.

Sau khi testnet đạt đến trạng thái mà kết quả luôn khớp với trình giả lập là lúc sẵn sàng để bước vào giai đoạn 3.

Testnet đã bắt đầu từ tháng 3/2020 với hơn 6500 Nodes tham gia.

#3 Giai đoạn 3: Mainnet

Mainnet (mạng chính thức) là một phiên bản Blockchain chính thức sau khi đã thử nghiệm Testnet thành công.

Bạn có thể hiểu đơn giản hơn, khi Mainnet thì Pi Network đã có Blockchain riêng, nền tảng ví riêng và đồng Pi có thể giao dịch.

Đặc biệt đồng pi trong giai đoạn này sẽ được lên sàn nên tốc độ khai thác có thể giảm một nửa hoặc bằng 0 nếu đạt 100 triệu thành viên.

Lúc bấy giờ số lượng pi bạn đào được sẽ được vinh danh và có thể quy đổi, giao dịch theo thời giá. Đồng thời các tài khoản giả mạo, trùng lặp cũng bị loại bỏ.

Xem thêm: Cách KYC Pi Network thành công 100%

Theo kế hoạch, Pi Network sẽ Mainnet vào cuối năm 2021

Giá trị của đồng Pi

Có lẽ mình và hầu hết cộng đồng Pi Netwok đều có chung một niềm tin: Đồng Pi sẽ có giá trị thật sự.

Nhưng hiện tại Pi chưa lên sàn và giá trị bằng không. Mọi người chọn Pi dựa vào tiềm năng của nó trong tương lai.

Mong rằng khả năng giống như đồng Bitcoin, khi mới ra đời cũng không có giá trị. Nhưng rồi qua thời gian, vị thế của nó đã mang lại của cải cho vô số người.

Pi core team là gì
Giá trị pi coin trong tương lai

Từ giữa năm 2020, khi theo dõi các cộng đồng Pi Network trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, mình thấy đã diễn ra các cuộc giao dịch nội bộ giữa các tài khoản IAT.

Tại Việt Nam chúng ta cũng có không ít “kèo” buôn bán vật phẩm bằng pi.

Các giao dịch này chỉ dựa trên sự suy đoán và đồng thuận của các bên. Ở đó mỗi đồng pi có giá 1 – 10 USD.

Cũng theo các chuyên gia Crypto, khi lên sàn có thể Pi coin sẽ neo ở mức 2 – 10 USD/Pi.

Độ phổ biến của Pi Network

Chỉ sau một năm ra mắt, Pi Network đã cán móc 3.5 triệu thành viên. Hiện tại khi mình cập nhật bài viết này (16/2/2021) đã có hơn 13 triệu người tham gia đào Pi hàng ngày.

Con số này liên tục tăng trên toàn thế giới với trung bình 20.000 người tham gia mỗi ngày.

Tại Việt Nam, Pi Network có cộng đồng vô cùng đông đảo với hơn 200.000 người.

Còn trên CH Play và App Store, Pi Network luôn trong top ứng dụng được tải về nhiều nhất.

Mình liệt kê ra vài điểm phổ biến cơ bản của Pi Network để thấy rằng không chỉ có bạn, mình mà còn hàng triệu người ngoài kia, cũng đang lao vào cuộc chơi mang tên “NIỀM TIN”.

Lời kết

Dẫu có không ít ý kiến trái chiều như Pi Network lừa đảo, không đáng tin hay thậm chí là mô hình đa cấp Ponzy…

… nhưng tất cả chỉ là phỏng đoán, kể cả giá trị của Pi coin trong tương lai cũng chỉ là phỏng đoán.

Nhưng có một điều chắc chắc: Giá trị của tiền kỹ thuật số (Crypto) phần lớn nằm ở niềm tin số đông.

“Tạo ra 1 đồng coin không khó vì nền tảng đã có sẵn, tạo ra xong mà chẳng ai tin thì không có giá trị. Nhưng 1 triệu người tin nó có giá trị thì nó có giá trị thật.” (trích lời của một chuyên gia).

Thay vì FOMO hãy bình tình suy xét xem tham gia Pi Network sẽ mất gì, còn ngược lại thì sẽ ra sao.

Hẹn bạn ở một bài viết khác chúng ta sẽ cùng nhau phân tích những cái được và mất khi chơi Pi. Còn bây giờ, nếu bạn đã sẵn sàng, những post dưới đây sẽ rất cần thiết:

Team PI là gì?

Pi Network một loại tiền điện tử được phát minh bởi đội ngũ cựu sinh viên từng tốt nghiệp Đại học Stanford với mong muốn phổ biến tiền điện tử đến công chúng nhiều hơn.

Pi node có tác dụng gì?

Giới thiệu Pi Node Tương tự như các Blockchain khác, Pi Nodes sẽ chịu trách nhiệm xác thực các giao dịch trên một sổ cái phân tán và giải quyết các thách thức trong việc duy trì một loại tiền tệ phân tán bằng cách tất cả các Nodes đến một sự đồng thuận của ai đó theo thứ tự các giao dịch mới được ghi lại.

Pi Network có từ bao giờ?

Pi Network bắt đầu vào năm 2019, nhưng mainnet (mạng chính) của nó ra mắt vào tháng 12 năm 2021. Đồng coin vẫn chưa sẵn trên bất kỳ sàn giao dịch nào.

Ai là người sáng lập Pi?

Dự án Pi Network công bố lần đầu vào năm 2018. Đội ngũ phát triển của đồng “tiền ảo” này được giới thiệu với 3 gương mặt chính gồm tiến sĩ Nicolas Kokkalis - lãnh đạo kỹ thuật, tiến sĩ Chengdiao Fan - chủ sở hữu sản phẩm và Vincent McPhillip - lãnh đạo cộng đồng Pi Network.