Pyelonephritis là gì

Viêm thận bể thận cấp là tình trạng nhiễm trùng thận đột ngột và nghiêm trọng. Nó làm cho nhu mô thận bị viêm tấy lan tỏa toàn bộ và có thể gây ra các tổn thương thận vĩnh viễn. Viêm thận bể thận có thể đe dọa tính mạng.

Pyelonephritis là gì

Viêm thận bể thận cấp là tình trạng nhiễm trùng thận đột ngột và nghiêm trọng

Khi các đợt tiến triển cấp lặp đi lặp lại hoặc kéo dài dai dẳng, tình trạng này được gọi là viêm thận bể thận mạn tính. Dạng mạn tính hiếm gặp, nhưng thường xuyên được phát hiện hơn ở trẻ em hoặc những người bị tắc nghẽn đường tiểu mắc phải hoặc bẩm sinh.


Nhiễm trùng thường bắt đầu ở đường tiết niệu dưới dưới dạng nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang cấp). Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua niệu đạo và bắt đầu sinh sôi và lan lên bàng quang. Từ đó, vi khuẩn trào ngược qua niệu quản đến thận.

Vi khuẩn như E. coli thường gây ra nhiễm trùng. Tuy nhiên, bất kỳ nhiễm trùng nghiêm trọng nào trong máu cũng có thể lây lan đến thận và gây ra viêm thận bể thận cấp tính.

Pyelonephritis là gì

Vi khuẩn như E. coli thường gây ra nhiễm trùng


Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng hai ngày kể từ khi nhiễm trùng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Sốt trên 38,9°C
  • Đau ở bụng, lưng, bên hông hoặc bẹn, thường đau lệch 1 bên
  • Tiểu buốt, đau rát niệu đạo
  • Nước tiểu đục
  • Mủ hoặc máu trong nước tiểu
  • Tiểu vội tiểu dắt
  • Nước tiểu có mùi tanh

Pyelonephritis là gì

Người bệnh có triệu chứng sốt trên 38,9°C

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Gai rét, sốt rét run
  • Buồn nôn, nôn
  • Cảm giác đau nhức hoặc yếu cơ
  • Mệt mỏi
  • Da ẩm lạnh, doạ shock hoặc shock
  • Rối loạn tâm thần

Các triệu chứng ở trẻ em và người lớn tuổi có thể khác với những người khác. Ví dụ, rối loạn tâm thần thường gặp ở người lớn tuổi và thường là triệu chứng duy nhất của họ.

Những người bị viêm thận bể thận mạn tính có thể chỉ gặp các triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí có thể hoàn toàn không có các triệu chứng đáng chú ý dẫn đến bỏ sót tình trạng bệnh.


Một biến chứng có thể xảy ra của viêm thận bể thận cấp là bệnh thận mạn tính. Nếu tình trạng nhiễm trùng tiếp tục, thận có thể bị hỏng vĩnh viễn. Nhiễm trùng cũng có thể xâm nhập vào máu. Điều này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết có khả năng gây tử vong cao hơn.

    Pyelonephritis là gì

    Suy thận cấp tính

    Các biến chứng khác bao gồm:

    • Nhiễm trùng thận tái phát
    • Nhiễm trùng lan sang các khu vực xung quanh thận
    • Suy thận cấp tính
    • Áp xe thận


    Viêm thận bể thận cấp tính

    Bất kỳ vấn đề nào làm gián đoạn dòng chảy bình thường của nước tiểu đều gây ra nguy cơ viêm thận bể thận cấp tính. Ví dụ, một thay đổi cấu trúc, kích thước hoặc hình dạng bất thường của các thành phần đường tiết niệu có nhiều khả năng dẫn đến viêm thận bể thận cấp.

    Ngoài ra, niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới, vì vậy vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể họ dễ dàng hơn. Điều đó khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng thận và có nguy cơ cao bị viêm thận bể thận cấp.

    Pyelonephritis là gì

    Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng thận và có nguy cơ cao bị viêm thận bể thận cấp.

    Những người khác có nguy cơ cao bao gồm:

    • Bất kỳ ai bị sỏi tiết niệu hoặc các tình trạng bất thường ở thận, bàng quang khác
    • Người cao tuổi
    • Những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc ức chế, chẳng hạn như những người mắc đái tháo đường, aids / hiv, ghép tạng sử dụng thuốc chống thải ghép hoặc ung thư
    • Những người bị trào ngược bàng quang niệu quản do tắc nghẽn hoặc bất thường co bóp bàng quang niệu quản (tình trạng một lượng nhỏ nước tiểu trào ngược từ bàng quang vào niệu quản và thận)
    • Những người bị tăng sản lành tính tiền liệt tuyến

    Các yếu tố khác có thể khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng bao gồm:

    • Sử dụng sonde tiểu (ống thông niệu đạo bàng quang)
    • Nội soi bàng quang
    • Phẫu thuật đường tiết niệu
    • Một số loại thuốc
    • Tổn thương dây thần kinh hoặc tủy sống

    Viêm thận bể thận mạn tính

    Các tình trạng tiến triển thành mạn tính của viêm thận bể thận thường gặp hơn ở những người bị tắc nghẽn đường tiết niệu mạn tính hoặc bất thường trào ngược bàng quang niệu quản. Những nguyên nhân này có thể do nhiễm trùng tiết niệu, trào ngược dịch niệu quản hoặc dị thường giải phẫu. Viêm thận bể thận mạn tính thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.

    Viêm thận bể thận ở phụ nữ có thai

    Mang thai gây ra nhiều thay đổi tạm thời trong cơ thể, bao gồm cả những thay đổi sinh lý ở đường tiết niệu. Tăng progesterone và tăng áp lực lên niệu quản có thể làm tăng nguy cơ viêm thận bể thận.

    Viêm thận bể thận ở phụ nữ mang thai thường phải nhập viện. Nó có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Phụ nữ mang thai được điều trị bằng kháng sinh beta-lactam ít nhất 24 giờ cho đến khi các triệu chứng của họ được cải thiện.

    Để phòng ngừa viêm thận bể thận ở phụ nữ có thai, nên cấy nước tiểu vào giữa tuần thứ 12 và 16 của thai kỳ. Nhiễm trùng tiểu không có triệu chứng có thể dẫn đến sự phát triển của viêm thận bể thận. Phát hiện sớm nhiễm trùng tiểu có thể ngăn ngừa nhiễm trùng thận.

    Viêm thận bể thận ở trẻ em

    Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, tại Hoa Kỳ, hơn một triệu chuyến đi đến bác sĩ nhi khoa được thực hiện mỗi năm cho bệnh nhi nhiễm trùng tiết niệu. Các bé gái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trên một tuổi. Trẻ em trai có nguy cơ cao hơn nếu dưới một tuổi, đặc biệt nếu chúng chưa cắt bao quy đầu.

    Trẻ bị nhiễm trùng tiểu thường bị sốt, đau và các triệu chứng liên quan đến đường tiết niệu. Bác sĩ nên giải quyết những triệu chứng này ngay lập tức trước khi chúng có thể phát triển thành viêm thận bể thận.

    Hầu hết trẻ em có thể được điều trị bằng kháng sinh uống theo phương thức ngoại trú.


    Viêm thận bể thận có thể là một tình trạng nghiêm trọng. Liên hệ với bác sĩ ngay khi bệnh nhân nghi ngờ rằng bệnh nhân bị viêm thận bể thận hoặc nhiễm trùng tiết niệu. Tình trạng này cần được chăm sóc y tế kịp thời, vì vậy bệnh nhân cần được bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.

    Mẹo phòng tránh:

    1. Uống nhiều nước để tăng khả năng đi tiểu và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi niệu đạo.
    2. Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để giúp loại bỏ vi khuẩn.
    3. Lau từ trước ra sau khi vệ sinh vùng tiết niệu sinh dục hậu môn.
    4. Tránh sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng niệu đạo, chẳng hạn như thụt rửa hoặc thuốc xịt phụ nữ.

    Pyelonephritis là gì

    Uống nhiều nước để tăng khả năng đi tiểu và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi niệu đạo.


    Xét nghiệm nước tiểu

    Bác sĩ sẽ kiểm tra đánh giá tình trạng sốt, đau bụng và các triệu chứng thông thường khác. Nếu họ nghi ngờ bị nhiễm trùng thận, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm nước tiểu. Điều này giúp họ kiểm tra vi khuẩn, nồng độ, hồng cầu và bạch cầu trong nước tiểu. Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu là cần thiết để xác định chính xác loại vi khuẩn cũng như phổ kháng kháng sinh.

    Pyelonephritis là gì

    Nếu họ nghi ngờ bị nhiễm trùng thận, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm nước tiểu

    Chẩn đoán hình ảnh

    Bác sĩ cũng có thể yêu cầu siêu âm để tìm u nang, khối u hoặc các vật cản khác trong đường tiết niệu.

    Đối với những người không đáp ứng với điều trị trong vòng 72 giờ, có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu (có hoặc không có thuốc cản quang tĩnh mạch). Thăm dò này giúp xác định chính xác nguyên nhân và mức độ tắc nghẽn do sỏi, dị vật trong đường tiết niệu cũng như đánh giá sơ bộ chức năng lọc của thận.

    Hình ảnh phóng xạ (xạ hình thận)

    Xét nghiệm acid dimercaptosuccinic (DMSA) có thể được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ xơ hoá thận dẫn đến bệnh thận mạn tính do viêm thận bể thận. Đây là một kỹ thuật hình ảnh theo dõi quá trình chuyển hoá và lọc chất phóng xạ qua thận nhờ hình ảnh bức xạ do DMSA phát.

    Bác sĩ chuyên khoa tiêm vật liệu này qua tĩnh mạch ở cánh tay. Sau đó, vật liệu đi đến thận. Hình ảnh được chụp khi chất phóng xạ đi qua thận cho thấy các khu vực bị nhiễm trùng hoặc có xơ hoá.


    Thuốc kháng sinh

    Thuốc kháng sinh là liệu trình đầu tiên có tác dụng chống lại bệnh viêm thận bể thận cấp. Tuy nhiên, loại kháng sinh mà bác sĩ chọn tùy thuộc vào việc có thể xác định được vi khuẩn hay không. Nếu không, một loại kháng sinh phổ rộng được sử dụng.

    Mặc dù thuốc có thể chữa khỏi nhiễm trùng trong vòng 2 đến 3 ngày, nhưng thuốc phải được uống trong toàn bộ thời gian kê đơn (thường là 10 đến 14 ngày). Điều này đúng ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy tốt hơn.

    Các lựa chọn kháng sinh là:

    Nhập viện

    Trong đa số các trường hợp tại Việt Nam, điều trị bằng thuốc uống không hiệu quả. Đối với tình trạng nhiễm trùng thận nặng hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết kèm theo, bác sĩ có thể cho bệnh nhân nhập viện. Thời gian lưu trú của bệnh nhân phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và mức độ đáp ứng của bệnh nhân với điều trị.

    Điều trị có thể bao gồm kháng sinh và truyền dịch tĩnh mạch trong 7 – 14 ngày. Loại kháng sinh được  ưu tiên theo kháng sinh đồ. Khi bệnh nhân ở trong bệnh viện, các bác sĩ sẽ theo dõi máu và nước tiểu của bệnh nhân để theo dõi tình trạng nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể sẽ nhận được thuốc kháng sinh uống tiếp tục thêm 10 đến 14 ngày sau khi xuất viện.

    Phẫu thuật

    Nhiễm trùng thận tái phát có thể do một vấn đề y tế tiềm ẩn. Trong những trường hợp đó, phẫu thuật có thể được yêu cầu để loại bỏ bất kỳ vật cản nào hoặc để sửa chữa bất kỳ vấn đề cấu trúc nào trong thận. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết để dẫn lưu ổ áp xe không đáp ứng với thuốc kháng sinh.

    Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, phẫu thuật cắt bỏ thận có thể là cần thiết. Trong thủ tục này, một bác sĩ phẫu thuật loại bỏ một phần của thận.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Infectious Diseases Society of America, & European Society for Microbiology and Infectious Diseases. International clinical practice guidelines for the treatment of acute uncomplicated cystitis and pyelonephritis in women: A 2010 update by the Infectious Diseases Society of America and the European Society for Microbiology and Infectious Diseases. Clinical infectious diseases : an official publication of the Infectious Diseases Society of America. 2011.

    2. Johnson JR & Russo TA. Acute Pyelonephritis in Adults. The New England journal of medicine. 2018

    3. Bruyère F et al & le CIAFU. Pyélonéphrites aiguës. Progres en urologie : journal de l'Association francaise d'urologie et de la Societe francaise d'urologie. 2008.