Quá trình sinh hóa tự nhiên là gì

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Friday 24/06/2016 - 9480 lượt xem.

Căn cứ:  Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC

Theo đó: 

– Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
– Hồ sơ để tính vào chi phí được trừ như sau:
+ Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa phải xác định rõ:
♦ Giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng
♦ Chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được [nếu có] kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường[nếu có].
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường [nếu có].

Hồ sơ lưu tại doanh nghiệp, xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu.

Tham khảo thêm:

Công văn 1657/CT-TTHT, ngày 16/03/2016, hướng dẫn về tiêu hủy hàng tồn kho hết hạn sử dụng

Công văn 2828/CT-TTHT, ngày 01/04/2016

Xử lý đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng Hỏi: Do tình hình kinh doanh một ...

Hỏi:

Do tình hình kinh doanh một số mặt hàng của công ty chúng tôi không được tốt nên có một số mặt hàng bị tồn kho và hết hạn sử dụng. [Sản phẩm này là dầu gội đầu, sữa dưỡng thể, nước rửa chén, do tồn kho từ năm 2014 đến nay không bán được].

Tháng 11 vừa qua, chúng tôi đã lập bảng kê và ra quyết định cho hủy lô hàng này, do lô hàng này có giá trị gần 100trđ, nên ban giám đốc có yêu cầu là chi phí này sẽ phân bổ dần trong 6 tháng, bắt đầu từ tháng 11/2015 đến tháng 04/2016.

1.  Đơn vị chúng tôi phân bổ chi phí dần như vậy được không, hay phải đưa hết toàn bộ chi phí này vào năm 2015?

2. Đối với hàng hóa hư hỏng này đơn vị chúng tôi có cần xuất hóa đơn đầu ra không?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất.

Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hoả hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hoá mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu huỷ. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.

Căn cứ khoản 2.1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC:

b] Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa  hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:

- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được [nếu có] kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường [nếu có].

- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường [nếu có].

c] Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

Căn cứ các quy định trên, các sản phẩm là dầu gội đầu, sữa dưỡng thể, nước rửa chén đã hết hạn sử dụng phải tiêu hủy, nếu doanh nghiệp có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp hàng hóa hết hạn sử dụng không được bồi thường thì doanh nghiệp không phải điều chỉnh số thuế GTGT đã khấu trừ của hàng hóa hết hạn sử dụng phải tiêu hủy.

Doanh nghiệp lập hồ sơ quy định tại tiết b khoản 2.1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC như trên để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN trong năm thực hiện tiêu hủy, không phải phân bổ sang năm sau. Doanh nghiệp không phải xuất hóa đơn cho hàng hóa hết hạn sử dụng phải tiêu hủy.

Nguồn : Hỏi đáp về Thuế [Tổng cục thuế]

Tham khảo thêm công văn 1657/CT-TTHT 16/03/2016 của Cục thuế tỉnh Đồng Nai về tiêu hủy hàng hết hạn sử dụng

 

Chủ Đề