Quá trình tích lũy tư bản là gì

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, quá trình sản xuất liên tục được lặp đi lặp lại không ngừng, quá trình đó được gọi là tái sản xuất.

Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

Tái sản xuất giản đơn là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô như cũ. Trong trường hợp này, ứng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, toàn bộ giá trị thặng dư đã được nhà tư bản tiêu dùng cho cá nhân. Ví dụ: nhà tư bản đầu tư 100 triệu, trong quá trình sản xuất anh ta thu về được 120 triệu với giá trị thặng dư thu được là 20 triệu, sau chu kỳ sản xuất anh ta tiếp tục đầu tư 100 triệu vào tái sản xuất, còn 20 triệu dư ra anh ta sử dụng để mua sắm tư liệu sinh hoạt cho bản thân và cho gia đình, khi đó quá trình này gọi là tái sản xuất giản đơn.

Quá trình tái sản xuất này cũng được lặp lại với quy mô như cũ. Tuy nhiên nếu quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô và quá trình tăng lên thì được gọi là tái sản xuất mở rộng.

Để có tái sản xuất mở rộng, phần thặng dư thu được phải được trích ra đầu tư trở lại, mở rộng sản xuất, biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Trở lại ví dụ trên: nhà tư bản thu được 20 triệu giá trị thặng dư, anh ta chi cho tiêu dùng là 10 triệu, còn 10 triệu anh ta tiếp tục đưa vào đầu tư sản xuất tiếp theo. Đây là quá trình tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân, mà biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm, quá trình này được lặp đi lặp lại nhưng với quy mô lớn hơn

Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng quy mô sản xuất, hay nói cách khác nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến nó thành tư bản phụ thêm

  1. Những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy

Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động

Tích lũy tư bản là yếu tố quan trọng quyết định đến việc mở rộng sản xuất của chủ tư bản. Trước hết quy mô tích lũy tư bản sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư thành quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng cho nhà tư bản. Để mở rộng quy mô tích lũy thì nhà tư bản cần thu hẹp quỹ tiêu dùng cá nhân, quy mô tích lũy sẽ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Do đó những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư là những nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản

  • Trình độ khai thác sức lao động: tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư, từ đó tạo điều kiện để tăng quy mô tích lũy, để nâng cao tỉ suất giá trị thặng dư ngoài sử dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối, nhà tư bản còn có thể sử dụng các biện pháp cắt giảm tiền công, tăng ca, tăng cường độ lao động

Thứ hai, năng suất lao động xã hội.

  • Năng suất lao động xã hội: năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm xuống, giá trị xuất lao động giảm giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn, góp phần tăng quy mô tích lũy.

Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc

  • Sử dụng hiệu quả máy móc: để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải bỏ ra tư bản mua máy móc thiết bị nhà xưởng, bộ phận tư bản này tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất nhưng giá trị thì chuyển dần vào sản phẩm, mặc dù đã chuyển một phần và sản phẩm nhưng bộ phận tư bản này vẫn hoạt động với tư cách còn đầy đủ giá trị bộ phận giá trị của tư bản cố định đã chuyển và sản phẩm được nhà tư bản thu hồi có thể được đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc cho vay, sự chênh lệch giữa tư bản cố định sử dụng và tư bản cố định đã tiêu dùng ngày càng lớn và trở thành nguồn tích lũy tư bản quan trọng

Thứ tư, đại lượng tự bản ứng trước

  • Đại lượng tư bản ứng trước thị trường thuận lợi hàng hóa luôn bán được, tư bản ứng trước càng lớn sẽ là tiền đề cho tăng quy mô tích lũy

Hệ quả của tích lũy cơ bản

Tích tụ và tập trung tư bản đều góp phần tạo tiền đề để có thể thu được nhiều giá trị thặng dư hơn cho người mua hàng hóa sức lao động.

Bần cùng hóa giai cấp vô sản:

 Quá trình tích luỹ tư bản làm không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của người lao động làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối.  Quá trình tích luỹ tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích luỹ sự giàu sang về phía giai cấp tư sản, và mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía giai cấp công nhân làm thuê

Vận dụng lý luận về tích lũy tư bản để rút ra kinh nghiệm cho việc phát triển doanh nghiệp nói chung?

 Mở rộng sản xuất: sau đổi mới với xu thế toàn cầu hóa, sự chuyển giao và hòa nhập quốc tế về khoa học, công nghệ đã khiến nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Những công cụ lao động đơn giản đã được thay thế bằng dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Sự lao động tay chân của con người dần được thay thế bằng lao động trí óc

 Huy động vốn: Đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc vận dụng quy luật của tích lũy tư bản vào trong huy động vốn và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trên thực tế, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thể cạnh tranh một cách sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài phần vì tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh phần vì chưa thực sự chưa có chiến lược và chiến thuật phù hợp.  Sử dụng vốn hiệu quả: Doanh nghiệp cũng cần phải tiết kiệm sao cho hợp lý, việc xây dựng cơ sở sản xuất và thiết bị cũng cần phải được tính toán kỹ càng. Nếu như vội vàng đưa ra quyết định đầu tư không hợp lý sẽ gây ra lãng phí, thất thoát tài sản. Yêu cầu đối với doanh nghiệp đó là phải phân bố một cách hợp lý giữa tiêu dùng và tích lũy.  Khai thác tối đa các nguồn lực : Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần khai thác tối đa các nguồn lực, đây là điều kiện tiên quyết cho quá trình tích lũy vốn

của doanh nghiệp. Nội dung này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Do đó doanh nghiệp phải có cơ chế, giải pháp huy động vốn một cách hợp lý  Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng: vì mục tiêu của doanh nghiệp là tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng để thu về lợi nhuận. Tương quan giữa tích lũy và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng được các tài sản hiện có, thực hiện được mức tích lũy có thể đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao và ổn định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng

Chủ Đề