Quản trị kinh doanh gồm những môn học nào năm 2024

Quản trị kinh doanh hay còn được hiểu là việc thực hiện các công việc, hành vi quản trị trong các hoạt động kinh doanh để phát triển và duy trì sự phát triển đó trong quá trình hình thành và xây dựng của doanh nghiệp, trong đó nó sẽ bao gồm những hoạt động cụ thể như: cân nhắc, lên ý tương và xây dựng hệ thống quản lý chuẩn, thực hiện quản trị quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn từ Phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, quản lý, điều hành ở các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.

Ngành quản trị kinh doanh bao gồm các chuyên ngành cụ thể như: Quản trị doanh nghiệp; Quản trị Khởi nghiệp; Quản trị kinh doanh tổng hợp; Quản trị Logistic.

Tìm việc làm quản trị kinh doanh

2. Ngành quản trị kinh doanh học những môn gì?

Các môn học nằm trong chương trình giảng dạy và đạo của chuyên ngành quản trị kinh doanh được phân thành 3 nhóm là: nhóm môn học đại cương; nhóm môn học chuyên ngành và nhóm môn học chuyên sâu và bổ trợ.

2.1. Nhóm môn các môn học đại cương

Hiểu một cách đơn giản thì nó có nghĩa là những môn học về những kiến thức mang tính chất xã hội, dù không có khá nhiều điểm tương đồng đến những môn học chuyên ngành trong việc quản trị doanh nghiệp, thế nhưng kiến thức của những môn học đại cương lại là nền tảng quan trọng trên con đường phát triển về ngành quản trị kinh doanh tương lai sau này. Ở mỗi môn học đại cương, chương trình học sẽ được phân thành từng phần khác để các học viên có thể tiếp thu một cách dễ dàng nhất, cụ thểLý luận chính trị: bao gồm kiến thức về những nguyên lý cơ bản của CN Mac-Lênin 1; nguyên lý cơ bản của CN Mac-Lênin 2; đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.

  • Ngoại ngữ: bao gồm tiếng Anh căn bản 1, 2, 3; tiếng Anh nâng cao 1, 2, 3; tiếng Anh thương mại 1, 2, 3, 4.
  • Tin học đại cương và tùy chương trình giáo dục ở mỗi trường mà có thể có thêm một số những môn cơ bản ngành khác.
  • Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng: chia thành 3 phần là Giáo dục quốc phòng; Giáo dục thể chất 1 và Giáo dục thể chất 2.

Nhiều bạn thường cho rằng chỉ cần chú trọng những môn học chuyên ngành thôi là có thể đáp ứng được những công việc quản trị sau này rồi. Đây là một trong những quan điểm sai lầm nhé, vi với ngành quản trị kinh doanh thì dù bạn có theo học ở bất kỳ môi trường nào, Đại học hay Cao đẳng thì việc tìm hiểu và học tốt những môn học đại cương cũng luôn là điều quan trong và cần thiết.

.jpg]Ngành quản trị kinh doanh học những môn gì?

2.2. Các môn cơ sở ngành

  • Kiến thức cơ sở khối ngành: bao gồm kinh tế vi mô; kinh tế vĩ mô; quản trị học và giao tiếp kinh doanh
  • Kiến thức cơ sở ngành: bao gồm tiếp thị căn bản; nhập môn QTKD; môi trường kinh doanh quốc tế; quan hệ kinh tế quốc tế
  • Kiến thức ngành: nguyên lý kế toán; quản trị dự án; thống kê trong kinh doanh; quản trị sự kiện; quản trị chất lượng; quản trị tiếp thị; thương mại điện tử
  • Kỹ năng mềm: tôi luyện các kỹ năng mềm sẽ bao gồm như: kỹ năng xây dựng kế hoạch & thực thi hiệu quả; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc hiệu quả; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng phân tích vấn đề & logic hóa vấn đề đó; kỹ năng đàm phán và thuyết phục; kỹ năng quyết định giải quyết vấn đề

2.3. Các môn học chuyên sâu và bổ trợ

  • Các môn học bổ trợ kiến thức bổ trợ kiến thức quản trị kinh doanh bao gồm như: Luật kinh tế; thị trường chứng khoán; ngoại ngữ; thanh toán quốc tế; kế toán quản trị.
  • Các môn học chuyên sâu về quản trị kinh doanh bao gồm các môn học như: quản trị dự án; hệ thống sản xuất tinh gọn; quản trị nguồn nhân lực; quản trị marketing; đạo đức kinh doanh; quản trị tài chính; giao tiếp kinh doanh; nghiên cứu thị trường; quản trị rủi ro; quản trị chiến lược; hành vi tổ chức; quản trị chất lượng.

Việc làm bất động sản

3. Bí quyết học tốt những môn trong ngành quản trị kinh doanh

Bí quyết học tốt những môn trong ngành quản trị kinh doanh

Không chỉ với riêng ngành quản trị kinh doanh mà với bất kỳ ngành học nào cũng vậy, để có thể học và tiếp thu tốt được kiến thức của ngành học này thì điều đầu tiên là bạn cần phải xác định được mục tiệu một cách cụ thể và rõ ràng nhất và hãy đảm bảo là nó luôn hướng và theo đuổi về đam mê của mình, từ đó bạn cũng sẽ dễ dàng xây dưng được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bản thân để cùng đi đến một mục đích là hoàn thành tốt quá trình học của mình. Thay vì một cách học thụ động và không xác định được cho mình một mục tiêu cụ thể nào và chỉ cần qua môn là đủ.

Việc áp dụng những quy tắc này không chỉ giúp những kiến thức bạn có sẽ trở lên vững chắc hơn, mà đó còn là động lực giúp bạn có thể dễ dàng đạt được nó. Bên cạnh việc xác định được đúng mục tiêu thì việc lựa chọn đúng các môn học phù hợp với khả năng tiếp thu của bản thân cũng là một trong những điều kiện quyết định kiên quyết đến sự thành công của bạn ở ngành học này. Nếu bạn là người muốn bản thân thiên về học kỹ thuật nhiều hơn thì bạn nên chọn những môn thiên về lớp toán, chẳng hạn như: hệ thống thông tin, tài chính, các môn liên quan đến lĩnh vực sản xuất,… Hay nếu bạn không phải là người quá giỏi trong việc tiếp thu những môn về toán học thì bạn cũng có thể chuyển hướng lựa chọn của mình sang các môn như: nhân sự, luật, tiếp thị,..

Ngoài ra để học tốt được các kiến thức của ngành quản trị kinh doanh thì cũng có một bí quyết đó chính là việc lựa chọn đúng giảng viên để theo học. Một người tâm huyết; biết cách dẫn dắt và truyền đạt tốt chính là một trong những yếu tố quan trong giúp bạn tiếp thu được những kiến thức tinh túy nhất.

4. Giới thiệu một số top các trường có chuyên ngành đào tạo quản trị kinh doanh

Hiện nay có khá nhiều những trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh, tùy vào địa lý và nguyện vọng mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một ngôi trường phù hợp nhất.

Giới thiệu một số top các trường có chuyên ngành đào tạo quản trị kinh doanh

Một số các các trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh mà bạn có thể tham khảo như:

  • Khu vực miền Bắc

- Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

- Đại Học Hà Nội

- Học Viện Ngân Hàng

- Học Viện Tài Chính

- Đại Học Công Đoàn

- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

- Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

- Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông [Phía Bắc]

- Đại Học Giao Thông Vận Tải [Cơ sở Phía Bắc]

- Đại Học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội

- Học Viên Chính Sách và Phát Triển

- Đại học Ngoại Thương

  • Khu vực miền Trung

- Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng

- Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng Quản trị kinh doanh

  • Khu vực miền Nam

- Đại Học Sài Gòn

- Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM

- Đại Học Tôn Đức Thắng

- Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông [phía Nam]

- Đại Học Công Nghiệp TPHCM

- Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM

- Đại Học Giao Thông Vận Tải [Cơ sở Phía Nam]

- Đại Học Nông Lâm TPHCM

- Đại Học Tài Chính Marketing

- Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM

- ĐH Tài Nguyên môi trường TPHCM

- Học Viện Hàng Không Việt Nam

- Đại Học Lao Động – Xã Hội [Cơ sở phía Nam]

- Đại học Nam Cần Thơ

5. Ngành quản trị kinh doanh học xong ra trường làm đâu?

Ngành quản trị kinh doanh học xong ra trường làm đâu?

Với những kiến thức được tôi luyện tại ngành quản trị kinh doanh, sinh viên ra trường có thể đảm nhiệm khá nhiều vị trí ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến một số những công việc phổ biên hiện nay như:

  • Chuyên viên tư vấn của bộ phận các phòng như: phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch, phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng tại các đơn vị công ty, doanh nghiệp, các tập đoàn trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán,… Đặc biệt nhu cầu tuyển kinh doanh hiện nay vẫn rất đa dạng, các bạn không nên bỏ qua và theo học ngành bài bản để có những kinh nghiệm quý báu cho mình trong tương lai.
  • Làm việc ở vị trí quản trị dự án kinh doanh [trong các lĩnh vực như: logistic kinh doanh, marketing, tài chính…].
  • Làm việc trong các vị trí quản trị cung ứng, quản trị phát triển thử nghiệm và đánh giá sản phẩm dịch vụ thương mại và hệ thống kênh phân phối.
  • Các vị trí trong tổ chức và quản trị bán hàng như: xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ tại các đơn vị công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.
  • Giảng viên nghiên cứu và giảng dạy ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,... trên toàn quốc.
  • Được thăng tiến lên các vị trí điều hành quan trong của doanh nghiệp như: Giám đốc tài chính , Giám đốc điều hành. Hay bạn cũng có thể tiến hành lập cho mình một công ty riêng nếu như cảm thấy bản thân hoàn toàn hội tụ đủ năng lực và các vấn đề về tài chính.

Phương thức thi tuyển ngành Quản trị kinh doanh

6. Phương thức thi tuyển ngành Quản trị kinh doanh

Tùy từng tính chất của mỗi ngôi trường muốn theo học mà để có thể xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh thi cũng sẽ có những hình thức xét tuyển khác nhau, mà bạn cần dành thời gian tìm hiểu thật kỹ, trong đó sẽ bao gồm 1 trong các hình thức xét tuyển sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
  • Phương thức 2: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12
  • Phương thức 3: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12
  • Phương thức 4: Xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia

Trong đó tổ hợp môn xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh gồm:

  • Khối A00: Toán, lý, hóa
  • Khối C01: Toán, văn, lý
  • Khối A01: Toán, lý, ngoại ngữ
  • Khối D01: Toán, văn, ngoại ngữ

Trên đây là một số những thông tin chia sẻ về chủ đề “ngành quản trị kinh doanh học những môn gì”, hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trong bài viết đã có thể giúp bạn có cho mình một góc nhìn tổng quan nhất về chủ đề này, cũng như nắm rõ được cho mình những thông tin kiến thức cần thiết khi đăng ký ngành học này nhé. Cảm ơn vì đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết của chúng mình nhé. Chúc các bạn thành công!!

Quản trị kinh doanh thì học những môn gì?

Quản trị kinh doanh là một ngành học tập về các quy trình và nguyên tắc cơ bản để quản lý một doanh nghiệp. Ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu và điều hành các hoạt động kinh doanh, từ quản lý tài chính, Marketing đến quản lý nhân sự và chiến lược kinh doanh.

Quản trị kinh doanh có mức lương bao nhiêu?

Mức lương dành trung bình ngành Quản Trị Kinh Doanh.

Quản trị kinh doanh học trong bao lâu?

Việc học quản trị kinh doanh mấy năm cũng là điều mà nhiều bạn trẻ thắc mắc trước khi theo học. Thời gian đào tạo chuyên ngành này sẽ thay đổi từ vào từng đơn vị. Khoảng thời gian đào tạo chuyên ngành này ở bậc đại học là từ 4 – 4,5. Chương trình sau đại học các bạn sẽ học thêm từ 2 – 3 năm.

Ngành quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm?

Tổng hợp điểm chuẩn Quản trị kinh doanh ở miền Nam.

Chủ Đề