Quy định về giao dịch điện tử ngân hàng

Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: VGP
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng, những tiến bộ về khoa học công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ vào các hoạt động đời sống kinh tế, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Đối với hoạt động ngân hàng, định danh khách hàng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo lành mạnh hệ thống ngân hàng, phòng ngừa rủi ro gian lận, rửa tiền, lừa đảo. Hiện nay, các điều kiện kỹ thuật đã cho phép các tổ chức tín dụng [TCTD] định danh khách hàng bằng nhiều biện pháp trong xác định giấy tờ tùy thân của khách hàng kết hợp với các yếu tố nhận diện sinh trắc học [vân tay, mống mắt, giọng nói, khuôn mặt…].

Đáp ứng yêu cầu của ngành ngân hàng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định về việc gặp mặt trực tiếp khách hàng đối với giao dịch liên quan đến công nghệ mới. Theo đó, các TCTD "được quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng, đối tượng báo cáo phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng". 

Tuy nhiên, các Thông tư hướng dẫn của NHNN quy định các hoạt động nghiệp vụ khác chưa quy định việc định danh khách hàng, đặc biệt Thông tư 01/2021/TT-NHNN về phát hành giấy tờ của TCTD vẫn còn quy định phải phát hành “trực tiếp” tại địa điểm mạng lưới của TCTD.

NHNN cũng chưa có quy định và cơ chế triển khai trong việc ngân hàng có thể định danh khách hàng dựa trên việc khai thác thông tin đã được định danh từ bên thứ 3 có các tiêu chuẩn tương đương như các ngân hàng đại lý, TCTD, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính [chứng khoán, bảo hiểm] hoặc việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia, dịch vụ công, công ty viễn thông, điện, nước, các nguồn dữ liệu của các tổ chức khác ở Việt Nam, nước ngoài….

Do đó, ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng NHNN cần nghiên cứu, xây dựng Thông tư về việc định danh khách hàng khi ngân hàng thiết lập quan hệ và cung cấp tất cả các dịch vụ tới khách hàng.

Về áp dụng chữ ký số, chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử [chứng từ kế toán trong hoạt động ngân hàng], ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng hiện nay nhu cầu ký chứng từ kế toán bằng phương tiện điện tử là rất lớn. Ngành thuế hiện đã cho phép các doanh nghiệp có thể dùng 1 chữ ký số cho việc kê khai và hạch toán chuyển khoản nộp thuế. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp thường chỉ có 1 chữ ký số của doanh nghiệp, do đó, việc yêu cầu phải có chữ ký điện tử của người đại diện hợp pháp, kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký thay trên chứng từ kế toán ngân hàng [ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, lệnh chuyển tiền…] là gây khó khăn và vướng mắc cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quốc Hùng đề nghị để tạo thuận tiện cho doanh nghiệp trong giao dịch điện tử với ngân hàng, NHNN cho phép khách hàng chỉ cần ký 1 chữ ký số của doanh nghiệp trên các chứng từ kế toán trong hoạt động ngân hàng để thực hiện các giao dịch.

Về đăng ký, công chứng, chứng thực hợp đồng điện tử, đại diện Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, mặc dù Luật Giao dịch điện tử đã có quy định về hợp đồng điện tử, thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, cho phép các bên được giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Tuy nhiên pháp luật về công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm lại chưa có quy định cụ thể.

Việc thiếu những quy định liên quan đến công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng điện tử đã hạn chế các bên trong giao dịch bảo đảm lựa chọn hợp đồng điện tử để giao kết. Từ đó, đại diện Hiệp hội Ngân hàng đề xuất NHNN cần đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, ban hành quy định về công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm với các hợp đồng điện tử.

Đại diện Vụ Pháp chế NHNN cho hay NHNN trong quá trình lấy ý kiến và xây dựng các văn bản pháp luật đều được lấy ý kiến của các TCTD. Ngoài ra, NHNN cũng đăng tải các dự thảo trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cũng như trang web của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, để các chính sách thực sự đi vào cuộc sống, hạn chế được vướng mắc, bất cập, đại diện NHNN đề nghị các TCTD góp ý kịp thời với Ngân hàng Nhà nước.

Anh Minh


Phát biểu tại tọa đàm, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng cho biết, ngân hàng là một trong những lĩnh vực đi đầu trong khai ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động. Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, việc ứng dụng công nghệ của ngành ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nhất là với thanh toán điện tử, qua đó góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Thời gian qua, ngành ngân hàng đã tích cực xây dựng các khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử với nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành quy định tiếp về hoạt động ngân hàng điện tử, quản lý rủi ro hoạt động ngân hàng điện tử, tiêu chuẩn an toàn hệ thống công nghệ thông tin, quy định bảo mật an toàn đối với hoạt động ngân hàng trên internet,… Tuy nhiên, trong quá trình thực thi quy định pháp luật về ngân hàng điện tử, nhiều TCTD phát sinh nhiều vướng mắc cần được báo cáo NHNN để có giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện cho sự thích ứng linh hoạt và phát triển của ngành Ngân hàng trong cuộc cách mạng 4.0.

Ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.

Báo cáo về thực trạng, vướng mắc và kiến nghị sửa đổi các quy định pháp luật trong giao dịch ngân hàng điện tử, ông Nguyễn Thành Long – Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng cho biết, Nghị định 35/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và các Thông tư của NHNN quy định về phạm vi hoạt động ngân hàng điện tử đã tạo nền móng quan trọng cho hoạt động của các ngân hàng trong lĩnh vực điện tử. Thời gian qua, ngành ngân hàng đã chủ động, linh hoạt, tiên phong triển khai hoạt động điện tử và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này thông qua các quy định về nghiệp vụ thẻ, ATM, dịch vụ Internet banking, Mobile banking,... Đến nay, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động Ngân hàng điện tử được quy định tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, có những sự phát triển mới về mặt công nghệ, đa dạng hóa về các loại hình dịch vụ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng thì các quy định pháp luật đang bộc lộ một số bất cập cần được hoàn thiện, bảo đảm theo xu hướng mới của hoạt động ngân hàng điện tử như vấn đề định danh, xác thực khách hàng, xác thực giao dịch; chữ ký điện tử, giao dịch điện tử, dữ liệu điện tử; hoạt động nghiệp vụ ngân hàng điện tử; trích lập và xử lý dự phòng rủi ro hoạt động công nghệ thông tin, ngân hàng điện tử; khai thác, sử dụng dữ liệu; cơ chế chính sách để thích ứng linh hoạt, an toàn đối với hoạt động ngân hàng điện tử…

Ông Nguyễn Thành Long – Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng trình bày báo cáo tổng quát tại tọa đàm.

Tại tọa đàm, đại diện các TCTD cũng chia sẻ về các nội dung khác liên quan đến các quy định về giao dịch điện tử, hoạt động thẻ, định danh điện tử, điện toán đám mây, dịch vụ công,… và trao đổi kiến nghị sửa đổi các quy định pháp luật liên quan. Cụ thể, đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV] nêu lên thực trạng nhu cầu sử dụng phương tiện điện tử trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, các khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng, thực hiện giao dịch kinh doanh qua phương tiện điện tử ngày càng phổ biến nhưng hiện chưa có cơ sở thực hiện các giao dịch điện tử trong hoạt động cho vay và bảo lãnh. Đại diện Công ty Tài chính cổ phần Điện lực chia sẻ quan điểm chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc của ngành Ngân hàng, đồng thời là hướng đi chiến lược giúp các doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả phát và triển bền vững trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Do đó, những thách thức về sự đồng bộ kịp thời của khung pháp lý liên quan như giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, chứng từ điện tử, việc định danh và xác thực khách hàng điện tử,… cần sớm được ban hành…

Các đại biểu trao đổi tại tọa đàm

Theo bà Vũ Ngọc Lan – Phó Vụ Trưởng Vụ Pháp chế NHNN, sau khi Luật Giao dịch điện tử được ban hành, NHNN đã phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành nghị định, thông tư theo thẩm quyền. Thời gian vừa qua, NHNN cũng đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Trong đó, NHNN đã có báo cáo về rà soát, nhận diện các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị với Quốc hội và các bộ, ngành liên quan để sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn.

LK

Ảnh: Mạnh Thắng.

Video liên quan

Chủ Đề