Quy trình, kế toán trong công ty xây dựng

Công ty xây dựng là đơn vị, tổ chức có đầy đủ các chức năng, năng lực xây dựng, để kí kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư, để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Ngành xây dựng có những đặc thù riêng nên công tác kế toán trong lĩnh vực này cũng có những điểm khác biệt.

  • Đối tượng tính giá thành:

Theo công trình: Giá thành chỉ phát sinh 1 lần, không lặp lại.

Giá thành chi tiết của một công trình thường chia thành nhiều hạng mục, gói thầu, công trình con cho nên việc tính giá thành có thể được tính theo giá thành chi tiết và tổng hợp lên giá thành công trình mẹ.

  • Thời gian theo dõi: Thường kéo dài lâu, có thể là một năm hoặc nhiều năm.
  • Đối tượng tập hợp chi phí: Tập hợp chi phí theo công trình.
  • Hóa đơn chứng từ phải lấy về được trước ngày nghiệm thu công trình.
  • Công trình hoàn thành thì phải nghiệm thu và xuất hoá đơn ngay. Kể cả trường hợp khách hàng chưa thanh toán.
  • Kế toán xây dựng là mảng kế toán tương đối khó so với các ngành nghề khác. Đại lý thuế Việt An cung cấp dịch vụ kế toán thuế trọn gói, tư vấn và hoàn thiện sổ sách kế toán cẩn thận, chi tiết và đầy đủ nhất cho các doanh nghiệp xây dựng.

Quy trình nghiệp vụ: 

Hợp đồng thi công [Chia giai đoạn nghiêm thu, thanh toán] => Dự toán công trình => Vay vốn [nếu có] Phát sinh nghiệp vụ [NVL, Nhân công, khấu hao, bán thầu phụ…] => Ghi nhận giá trị lũy kế phát sinh, nghiệm thu thanh toán theo giai đoạn => Tính giá thành, ghi nhận tổng doanh thu, lãi lỗ khi công trình hoàn thành => Nghiệm thu toàn bộ, thanh lý, đối chiếu dự toán, đối chiếu công nợ, nhập kho NVL thừa….

- Hơp đồng thi công, bảng dự toán từ phòng kỹ thuật, hợp đồng thuê nhân công, thuê lao động thời vụ, hơp đồng thuê thầu phụ;

- Biên bản nghiệm thu theo giai đoạn, nghiệm thu toàn bộ, thanh lý hợp đồng;

- Lưu trữ đầy đủ các chứng từ phát sinh;

- Đối chiếu giữa dự toán và thực tế phát sinh. Đối chiếu giữa chứng từ đầu vào và chi phí thực tế để lên kế hoạch cân đối đầu vào;

- Biên bản đối chiếu công nợ, giấy đề nghị thanh toán….

  • Trường hợp mua hàng xuất luôn cho công trình không qua kho: 331/621 ghi nhận chi tiết theo vât tư từng công trình.
  • Trường hơp mua hàng nhập kho rồi xuất cho công trình: 331/152 => 152/621 ghi nhận chi tiết theo vât tư từng công trình.
  • Điều chuyển NVL từ công trình này sang công trình khác [nếu có]: lập phiếu điều chuyển kho ghi nhận chi tiết vật tư, công trình chuyển, công trình nhận.
  • Nhập kho NVL thừa từ công trình về. Ghi giảm 621, ghi tăng 152.
  • Chuẩn bị hợp đồng thuê nhân công thời vụ, hợp đồng giao khoán;
  • Hạch toán chi phí nhân công: 334/622 chi tiết theo công trình. Trường hợp không chi tiết đươc sẽ tập hợp chung để phân bổ. Chi phí nhân công thường đươc ghi nhận và hạch toán vào cuối tháng.
  • Trích khấu hao theo từng tháng. Đối với máy thi công tham gia nhiều công trình thì kế toán đưa ra mỗi công trình sử dụng trong khoảng thời gian nào để phân bổ khấu hao cho công trình đó;
  • Trường hợp khó xác định thì kế toán tập hợp chung để phân bổ vào cuối tháng.
  • Kế toán ghi nhận chứng từ, hóa đơn từ nhà thầu phụ và tập hợp thẳng vào công trình thuê thầu phụ: 331/627;
  • Không nên để nhà thầu phụ xuất 1 hóa đơn cho nhiều công trình nhận thầu;
  • Đối với chi phí chung khác [627] như: chi phí dịch vụ mua ngoài, khấu hao TSCĐ khác, CCDC, chi phí trả trước, nhân viên quản lý giám sát công trình….

- Kế toán hạch toán chi phí cho công trình: 111, 112, 142, 242, 334…/627 chi tiết theo công trình;

- Đối với các chi phí không xác định cụ thể cho công trình nào thì kế toán tập hợp chung để phân bổ.

  • Tư vấn để doanh nghiệp nắm rõ các quy định về Luật doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật kế toán, Luật xây dựng liên quan cụ thể tới lĩnh vực, hàng hóa kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Tư vấn hướng dẫn thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ và ghi nhận doanh thu dịch vu
  • Tư vấn cách lưu trữ hồ sơ kế toán khoa học, thuận lợi cho công tác quản lý và tìm kiếm hồ sơ;
  • Nhận chứng từ, phân loại, kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý, hợp pháp của chứng từ phát sinh trong tháng, quý;
  • Tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đính kèm hóa đơn để hóa đơn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và là chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN;

  • Cân đối thuế GTGT đầu vào, đầu ra cho doanh nghiệp;
  • Rà soát hợp đồng xây dựng, biên bản quyết toán, biên bản nghiệm thu, nhật ký công trình…;
  • Nhập liệu và cân đối chi phí từng công trình so với doanh thu;
  • Thực hiện khai thuế GTGT, khai khấu trừ thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng theo tháng, quý;
  • Cân đối lợi nhuận tạm tính theo tháng, quý cho doanh nghiệp;
  • Khai quyết toán thuế TNCN, TNDN, Báo cáo tài chính cuối năm;
  • Hoàn thiện chứng từ và in sổ sách kế toán.
  • Tiến hành giải trình, quyết toán thuế khi có quyết định kiểm tra của cơ quan Thuế quản lý.

4.85 sao của 1746 đánh giá

Hướng dẫn làm kế toán thuế cho công ty xây dựng

Tài liệu kế toán Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM

Kế toán xây dựng công trình được biết đến là công việc với nhiều nghiệp vụ rắc rối, kế toán mất thời gian dài để theo dõi. Có nhiều nghiệp vụ phát sinh, đòi hỏi kế toán phải nắm chắc kiến thức và có kinh nghiệm xử lý.

Quy trình kế toán xây dựng công trình

Quy trình thực hiện nghiệp vụ kế toán xây dựng công trình bao gồm từ khi kế toán phải xem xét hồ sơ công trình đến khi công trình hoàn thành.

1. Xem xét hồ sơ

Các hợp đồng xây dựng được ký, thường đi kèm với dự toán chi phí. Dự toán được xây dựng trên cơ sở khối lượng công việc, định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu và nhân công theo Định mức xây dựng của Nhà nước ban hành.

Thông thường cần những hồ sơ và số liệu sau:

  • Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư [hoặc báo cáo đầu tư] kèm theo hồ sơ dự án khả thi;
  • Tổng dự toán:

+ Bảng tổng hợp kinh phí dự toán

+ Dự toán của các hạng mục công trình và tổng dự toán của toàn bộ công trình.

+ Bảng giá trị vật tư thi công theo hạng mục, theo công trình

+ Bảng tổng hợp tính và chênh lệch giá trị vật tư thi công

+ Bảng phân tích vật tư theo hạng mục công trình 

  • Hồ sơ thầu, giá thầu [nếu có]
  • Hợp đồng xây dựng và các phụ lục liên quan

Sử dụng phần mềm kế toán Kaike miễn phí

Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ tham gia chuyển đổi số kế toán, GMO thực hiện chương trình tặng miễn phí phần mềm.

Áp dụng dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ, cá nhân kinh doanh.

ĐĂNG KÝ NGAY

2. Định mức vật tư

Dựa vào 2 bảng Giá trị vật tư thi công và Tổng hợp tính và chênh lệch giá trị vật tư thi công, kế toán sẽ thấy được khối lượng vật tư cần thiết cho từng hạng mục và công trình.

Kế toán cần lưu ý, giá của vật tư không được quá cao so giá trên dự toán. Đồng thời cũng phải phù hợp với giá cả trên thị trường, nếu không muốn bị bóc chi phí khi kiểm toán hay quyết toán.

Xây dựng một Bảng tổng hợp kinh phí kế toán, xác định rõ các khoản mục sau:

  • Nguyên vật liệu
  • Nhân công
  • Máy thi công
  • Chi phí quản lý chung

3.  Xác định và hạch toán các chi phí

  • Vật tư thi công có thể được đưa thẳng xuống công trình, cũng có thể nhập kho. Kế toán cần quản lý và đối chiếu vật tư đưa vào từng công trình để hạch toán chính xác.
    Hồ sơ mua NVL trực tiếp bao gồm:

+ Hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng

+ Hóa đơn

+ Phiếu xuất kho bên bán [BB giao nhận] và Phiếu nhập kho

+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

+ Chứng chỉ chất lượng [nếu cần]

  • Nhân công trong giá thành xây dựng chính là nhân công trực tiếp. Chi phí được tính trên định mức xây dựng.
    Hồ sơ gồm:

    + Hồ sơ lao động

    + Hợp đồng lao động

    + Quy chế tiền lương, các QĐ của giám đốc

    + Các thủ tục liên quan đến thuế TNCN

    + Bảng chấm công, bảng lương

  • Căn cứ vào dự toán được duyệt, kế toán sẽ thấy được chi phí máy thi công. Máy thi công được tính cho từng loại máy, và số ca máy. Chi phí máy thi công bao gồm nhiên liệu, khấu hao máy, lương lái máy, chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy.
    Hồ sơ gồm:
    Lương lái máy thì chuẩn bị giấy tờ như phần chi phí nhân công.

Thủ tục với chi phí nhiên liệu bao gồm:

+ Hợp đồng mua bán, hóa đơn mua, PNK,PXK

+ Sổ nhật trình máy [Bảng theo dõi ca xe máy]

+ Định mức tiêu hao nhiên liệu [do giám đốc ban hành]

  • Chi phí quản lý chung
    Bao gồm: chi phí lán trại, điện nước, lương cán bộ quản lý…và các chi phí phục vụ chung phát sinh tại công trình
    Hồ sơ gồm +Hóa đơn

    +Phiếu chi

Hồ sơ lương cho quản lý các bộ phận:
+ Hồ sơ lao động

+ Hợp đồng lao động

+ Quy chế tiền lương, các QĐ của giám đốc

+ Các thủ tục liên quan đến thuế TNCN

+ Bảng chấm công, bảng lương

2 trường hợp xác định thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng là:

+ Căn cứ vào tiến độ do hai bên thống nhất

+ Căn cứ vào biên bản xác nhận khối lượng công trình và hóa đơn đã lập

Cách hạch toán kế toán xây dựng công trình theo thông tư 133 và thông tư 200

Quy trình Hạch toán theo thông tư 133 Hạch toán theo thông tư 200
1/ Hạch toán mua nguyên vật liệu:

Nợ TK 152 [chi tiết theo từng vật tư ]

Nợ TK 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ]

Có TK 111,112,331

Nợ TK 152 [chi tiết theo từng vật tư]

Nợ TK 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ]

Có TK 111,112,331

2/ Khi xuất nguyên vật liệu thi công:

Nợ TK 154 – NVL

Có TK 152

Nợ TK 621  – NVL trực tiếp

Có TK 152

1/ Cuối tháng tính lương phải trả công nhân

Nợ TK 154 – Chi phí NC trực tiếp

Có  TK 334

Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếp

Có TK  334

2/ Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí

 Nợ TK 154

Có TK 3383, 3384, 3385

 Nợ TK 622

Có  TK 3383, 3384, 3386

1/ Cuối tháng tính lương phải trả cho lái máy

Nợ TK 154 – Chi phí nhân công máy thi công

Có TK 334

Nợ TK 6231 – Chi phí nhân công máy thi công

Có TK 334

2/ Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

 Nợ TK 154

Có TK 3383, 3384, 3385

Nợ TK 6231

Có  TK 3383, 3384, 3386

3/ Cuối tháng trích khấu hao máy thi công:

Nợ TK 154

Có TK 214

Nợ TK 6234

Có TK 214

4/ Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động:

Nợ TK 154

Có TK 152

Nợ TK 6232

Có TK 152

5/ Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng thuê máy:

Nợ TK 154

Nợ TK 1331

Có TK 111,112,331

Nợ TK 6237

Nợ TK 1331

Có TK 111,112,331

1/ Cuối tháng tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình

Nợ TK 154 – CPSXC

Có TK 333

Nợ TK 6271 – CPSXC

Có TK 334

2/ Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình tính vào chi phí

Nợ TK 154 – CPXSC

Có 3383, 3384, 3386

Nợ 6271 – CPXSC

Có 3383, 3384, 3386

3/ Cuối tháng trích khấu hao TSCĐ phục vụ BP quản lý công trình

Nợ TK 154

Có TK 214

Nợ TK 6274

Có TK 214

4/ Các chi phí chung khác

Nợ TK 154

Nợ 1331

Có TK 111, 112, 331

Nợ TK 627

Nợ 1331

Có TK 111, 112, 331

Tóm lại

Có thể thấy kế toán xây dựng công trình là một loại hình tương đối phức tạp. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hình dung ra được quy trình và cách hạch toán kế toán nghiệp vụ liên quan đến xây dựng công trình.

Đọc thêm: Tổng hợp quy trình hạch toán kế toán nhà hàng 

Các nghiệp vụ kế toán trong công ty dịch vụ

Sử dụng phần mềm kế toán Kaike miễn phí

Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ tham gia chuyển đổi số kế toán, GMO thực hiện chương trình tặng miễn phí phần mềm.

Áp dụng dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ, cá nhân kinh doanh.

ĐĂNG KÝ NGAY

Video liên quan

Chủ Đề