Tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật 2

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật [Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội] doGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế [chủ biên].

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật

Tác giả: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế [chủ biên]

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Tổng quan nội dung sách

Lý luận nhà nước và pháp luật là khoa học pháp lý cơ sở, là môn học có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân luật học và trong hệ thống các khoa học pháp lý. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật bao quát toàn bộ những vấn đề cơ bản nhất của đời sống nhà nước và pháp luật, làm cơ sở cho việc tiếp cận các khoa học pháp lý chuyên ngành cũng như trong việc tìm hiểu các vấn đề nhà nước, pháp luật nói chung.

Với tư cách là một môn học pháp lý cơ sở, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức, lý luận nhà nước và pháp luật còn có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng cho sinh viên tư duy pháp lý, năng lực phân tích, tiếp cận các hiện tượng, các vấn đề chính trị - pháp lý sinh động và đa dạng của thực tiễn.

Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế và khu vực đã và đang đặt ra yêu cầu đổi mới, phát triển đối với các ngành khoa học pháp lý nước nhà, trong đó có lý luận nhà nước và pháp luật. Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu đổi mới hoạt động đào tạo đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và lý luận hiện nay, việc tổ chức nghiên cứu, viết mới giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật là rất cần thiết.

Thời cuộc mới đã và đang đặt ra cho lý luận nhà nước và pháp luật ở cấp độ khoa học và môn học những thách thức, yêu cầu và cơ hội phát triển mới. Những đổi thay lớn lao trong đời sống quốc gia và quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến quá trình đào tạo luật học nói chung, giảng dạy môn lý luận nhà nước và pháp luật nói riêng.

Trong quá trình nghiên cứu, viết giáo trình, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong nước và ngoài nước, đặc biệt là các sách chuyên khảo, các giáo trình về lý luận nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ. Quan điểm chỉ đạo trong việc biên soạn mới giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật lần này là kế thừa những kết quả nghiên cứu của khoa học lý luận nhà nước và pháp luật, đồng thời bổ sung nhiều cách tiếp cận mới đã và đang được định hình ở nước ta, phù hợp với lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nền văn hóa pháp luật, hội nhập quốc tế, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, đào tạo nước nhà. Các khái niệm, phạm trù, quan điểm cơ bản về nhà nước và pháp luật truyền thống được kế thừa nhưng đã có sự bổ sung, điều chỉnh nhất định để đảm bảo tính mới về lý luận và phù hợp thực tiễn xây dựng, phát triển đất nước theo quan điểm, chỉnh sách và pháp luật của Nhà nước ta hiện nay.

Cuốn giáo trình được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Phần thứ nhất: Nhập môn lý luận nhà nước và pháp luật

Chương I: Lý luận nhà nước và pháp luật – đối tượng nghiên cứu, vị trí, vai trò trong hệ thống các khoa học pháp lý, khoa học xã hội và nhân văn

Chương II: Phương pháp luận, các phương pháp nghiên cứu và định hướng phát triển lý luận nhà nước và pháp luật

Phần thứ hai: Lý luận nhà nước

Chương III: Nguồn gốc nhà nước

Chương IV: Nhận thức, bản chất, đặc trưng cơ bản và vai trò nhà nước

Chương V: Kiểu nhà nước

Chương VI: Hình thức nhà nước

Chương VII: Chức năng nhà nước

Chương VIII: Bộ máy nhà nước

Chương IX: Nhà nước pháp quyền

Chương X: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

Chương XI: Mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong nhà nước pháp quyền

Chương XII: Hệ thống chính trị và vị trí, vai trò nhà nước trong hệ thống chính trị

Phần thứ ba: Lý luận pháp luật

Chương XIII: Các trường phái pháp luật

Chương XIV: Sự hình thành pháp luật

Chương XV: Quan niệm pháp luật, các thuộc tính, bản chất, chức năng, nguyên tắc và vai trò pháp luật

Chương XVI: Kiểu, hình thức và nguồn pháp luật

Chương XVII: Pháp luật trong hệ thống các loại quy phạm xã hội

Chương XVIII: Quy phạm pháp luật

Chương XIX: Hệ thống pháp luật

Chương XX: Hành vi pháp luật, hành vi hợp pháp, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp luật

Chương XXI: Quan hệ pháp luật

Chương XXII: Ý thức pháp luật

Chương XXIII: Văn hóa pháp luật

Chương XXIV: Văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng pháp luật

Chương XXV: Pháp chế

Chương XXVI: Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, lỗ hổng pháp luật, xung đột pháp luật và giải thích pháp luật

Chương XXVII: Lý thuyết điều chỉnh pháp luật và cơ chế điều chỉnh pháp luật

4. Đánh giá bạn đọc

Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật sẽ là nền tảng lý luận quan trọng và cần thiết để học viên, sinh viên chuyên ngành luật tìm hiểu và học tập tốt các môn luật chuyên ngành. Cuốn sách được biên soạn tỷ mỉ và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của độc giả, đặc biệt là của học viên, sinh viên.

Cuốn Giáo trình Lý luậnnhà nước và pháp luật - GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế được biên soạn với hai phần nội dung tách bạch "lý luận về nhà nước" và "lý luận về pháp luật" thuận tiện cho bạn đọc theo dõi. Đây thực sựlà một học liệu có giá trị đối với học viên, sinh viên ngành luật và bạn đoc nói chung tìm hiểu về lý luận về nhà nước và pháp luật

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế"

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây một số nội dung về kiểu, hình thức và nguồn của pháp luật để bạn đọc tham khảo:

Kiểu pháp luật:

Kiểu pháp luật là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm pháp luật, qua đỏ phân biệt với nhóm pháp luật khác.Theo cách hiểu này, việc phân chia kiểu pháp luật thực chất là sự phân nhóm [phân loại] pháp luật. Những pháp luật thuộc cùng một kiểu là những pháp luật có cùng những đặc điểm, đặc trưng nhất định, qua đó phân biệt với kiểu [nhóm] pháp luật khác.

Tương tự như các hiện tượng khác, pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau. Cho dù phân chia theo cách nào thì kiểu pháp luật luôn thống nhất với kiểu nhà nước. Chẳng hạn, căn cứ vào khu vực địa lí thì có thể chia pháp luật thành kiểu pháp luật phương Đông và kiểu pháp luật phương Tây; tương ứng với các thời đại trong lịch sử nhân loại, có các kiểu pháp luật là pháp luật cổ đại, pháp luật trung đại, pháp luật cận đại và pháp luật hiện đại...

Trong khoa học pháp lí nước ta, theo quan niệm truyền thống, tương ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội có giai cấp là một kiểu pháp luật. Theo đó có bốn kiểu pháp luật là: pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Cần lưu ý rằng, sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế xã hội là cả một quá trình, từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác đều phải trải qua một thời kì gọi là thời kì quá độ. Chính vì vậy, sự phân chia kiểu pháp luật chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong cùng một kiểu, pháp luật ở thời kì đầu của mỗi hình thái kinh tế xã hội có thể có nhiều điểm khác biệt so với pháp luật ở thời kì sau đó.

Sự thay thế kiểu pháp luật này bằng kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn là quy luật tất yếu, phù hợp với quy luật thay thế các hình thái kinh tế - xã hội. Cách mạng là con đường dẫn đến sự thay thế đó. Các kiểu pháp luật có thể thay thế nhau một cách tuần tự, pháp luật phong kiến thay thế pháp luật chủ nô, pháp luật tư sản thay thế pháp luật phong kiến và pháp luật xã hội chủ nghĩa thay thế pháp luật tư sản. Tuy nhiên, sự thay thế kiểu pháp luật cũng có thể diễn ra không tuần tự, từ kiểu pháp luật thấp, bỏ qua kiểu pháp luật trung gian, phát triển lên kiểu pháp luật cao hơn. Đây là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách thấu đáo hơn.

Hình thức pháp luật:

Có ba hình thức pháp luật phổ biến là pháp luật tập quán, pháp luật án lệ và văn bản quy phạm pháp luật.

1] Pháp luật tập quán [tập quán pháp] là những tập quán được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước;

2] Án lệ pháp luật [án lệ pháp, tiền lệ pháp] là hình thức pháp luật hình thành từ hoạt động xét xử của Toà án. Các bản án mẫu mực sau khi được một Hội đồng Thẩm phán có thẩm quyền thừa nhận sẽ trở thành khuôn mẫu áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau;

3] Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản hoặc cần thiết.

Nguồn của pháp luật:

Nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tổ chứa đựng hoặc cung cẩp căn cứ pháp lí đế các chủ thể thực hiện hành vi thực tế.Nói cách khác,nguồn của pháp luật là tât cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí cho hoạt động của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thấm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội.

Nhìn chung, trên thế giới, nguồn của pháp luật khá phong phú, bao gồm nhiều loại như văn bản quy phạm pháp luật; tập quán pháp; tiền lệ pháp; đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền; các quan điểm, tư tưởng, học thuyết pháp lí; điều ước quốc tế; các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội; lệ làng, hương ước của các cộng đồng dân cư; tín điều tôn giáo; các hợp đồng dân sự, thương mại... Trong đó, văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp là những loại nguồn cơ bản, các loại nguồn khác được coi là những nguồn không cơ bản, nó có giá trị bổ sung, thay thế khi trong các loại nguồn cơ bản không quy định hoặc có những hạn chế, khiếm khuyết... Trong điều kiện hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, điều ước quốc tế được coi là nguồn cơ bản của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề