Từ đồng âm là gì lớp 6

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Thế nào là từ đồng âm? Em hãy cho ví dụ và giải thích để làm rõ.

Quảng cáo

Trả lời:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.

Ví dụ: từ tiếng trong 2 ví dụ sau là 2 từ đồng âm khác nghĩa:

- Lời của con hay tiếng [1] sóng thầm thì.

- Một tiếng [2] nữa con sẽ về đến nhà.

→ Tiếng [1] là từ chỉ âm thanh phát ra từ một sự vật, đối tượng.

→ Tiếng [2] là từ chỉ thời gian một giờ đồng hồ.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn, giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo [NXB Giáo dục]. Bản quyền giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Ví dụ minh họa

Bạn đã biết từ đồng âm là gìvà từ đồng nghĩa là gì chưa? Nếu bạn đang thắc mắc những loại từ này hãy cùng theo dõi bên dưới để tìm ra khái niệm về thuật ngữ, phân loại cũng như ví dụ để hiểu hơn bài học này.

Từ đồng âm – từ đồng nghĩa ví dụ

Từ đồng âm là gì ?

– Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm [thường là viết, đọc giống nhau] nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.

Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”

– Thường thì từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa nên muốn phân biệt được cần phải dựa vào từng trường hợp, câu văn cụ thể. Cách phân biệt:

+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.

+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”

=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.

– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa.

Các kiểu đồng âm và ví dụ minh họa

– Kiểu đồng âm từ vựng

Quê ta mới xây con đường rất rộng.

Cafe đắng quá thêm chút đường vào đi.

– Kiểu đồng âm từ vựng – ngữ pháp

Hôm nay câu được nhiều cá.

Chỉ vài câu nói không biết có khuyên được cô ta không?

– Kiểu đồng âm với nhau qua phiên dịch

Anh ấy có cú sút thật tuyệt vời.

Thời gian gần đây sức khỏe bà cụ giảm sút quá.

– Kiểu đồng âm từ với tiếng

Giải bài toán sai em bị cốc đầu

Cái cốc bị vỡ.

Từ đồng nghĩa là gì

Có rất nhiều khái niệm về từ đồng nghĩa, sau đây là khái niệm dễ hiểu.

Từ đồng nghĩa là các từcác điểm chung về nghĩa [hoàn toàn hoặc một phần] nhưng lại khác nhau về âm thanh. Có thể phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,… hoặc đồng thời cả hai.

Ví dụ: “Con heo” và “con lợn” là hai từ đồng nghĩa. “Con heo” là từ trong miền Nam, “con lợn” là từ dùng ngoài Bắc.

Xem thêm >>> Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Phân loại từ đồng nghĩa

– Từ đồng nghĩa hoàn toàn: hay còn gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối là những từ có ý nghĩa như nhau, được dùng giống nhau nên có thể thay thế lẫn nhau trong câu văn, lời nói mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu.

– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: hay còn gọi là đồng nghĩa tương đối [đồng nghĩa khác sắc thái] là các từ có ý nghĩa tương đồng một phần, khi sử dụng thay thế lẫn nhau phải cân nhắc kĩ lưỡng sao cho phù hợp.

– Lưu ý:

+ Đối với từ đồng nghĩa đồng nghĩa không hoàn toàn tuy có ý nghĩa tương đương nhưng lại biểu thị một sắc thái ý nghĩa khác nhau. Vì vậy khi sử dụng nhất là làm văn thì phải lựa chọn từ sao cho phù hợp nhất để đúng nghĩa câu, đúng văn phong và hoàn cảnh.

+ Từ đồng nghĩa được sử dụng rất tốt trong viết văn, trong một số trường hợp nó phát huy tác dụng như một cách nói giảm nói tránh.

Ví dụ: “Ba tên cướp này đã chết trong trận càn quét của công an”

“Các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh trong trận chiến sinh tử ấy”

“Chết” và “hi sinh” là hai từ đồng nghĩa cùng biểu thị ý nghĩa sự ra đi của một cá thể con người. Nhưng trong trường hợp 2 được dùng “hi sinh” như một cách nói giảm nói tránh đi sự mất mát đau thương đồng thời thể hiện sự kính trọng, tiếc thương.

+ Ví dụ từ đồng nghĩa không hoàn toàn: tử nạn – hi sinh, vợ – phu nhân, ăn – xơi.

Đặt câu: “Hôm nay chúng ta ăn cơm với canh bí” – “Chúng mày cùng xơi hết đĩa hoa quả này nào”

+ Ví dụ từ đồng nghĩa hoàn toàn: thầy – cha – tía, mẹ – má – u,

Đặt câu: “Thầy vừa đi đâu về đấy ạ, làm con mong mãi?” – ” Con yêu cha nhất trên đời này.”

Xem thêm:

Thành ngữ là gì

Điệp ngữ là gì

Vừa rồi là kiến thức quan trọng về từ đồng âm và từ đồng nghĩa mà các bạn nên biết. Mọi ý kiến đóng góp về nội dung xin hãy phản hồi bên dưới nhé.

Thuật Ngữ -
  • Từ láy – từ ghép là gì? Một số ví dụ minh họa

  • Câu đặc biệt là gì, câu rút gọn là gì? Nêu ví dụ

  • Hành động nói là gì? Ví dụ tham khảo

  • Khái niệm, cách dùng, ví dụ về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

  • Liệt kê là gì ? Các kiểu liệt kê và một số ví dụ

  • Câu trần thuật đơn là gì? Ví dụ các kiểu câu

  • Hoán dụ là gì, lấy ví dụ minh họa [Ngữ Văn 6]

Từ đồng âm là gì? – khái niệm – ví dụ minh họa

Chia sẻ - lưu lại facebook

Email

Tiếng Việt là một trong những thứ tiếng phong phú với nhiều ngữ nghĩa khác nhau. Trong đó, từ đồng âm là gì? trong chương trình lớp 5 là một trong những loại từ được cho là có sự đa dạng về ý nghĩa nhất. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Giaovienvietnam.com giải nghĩa từ đồng âm và cách áp dụng nhé!

Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Khái niệm từ đồng âm là gì?

Theo sách giao khoa Tiếng Việt lớp 5. Từ đồng âm có thể hiểu đơn giản là những từ có cấu tạo âm tiết giống nhau nhưng lại khác nhau về mặt ngữ nghĩa. Có rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ đồng nghĩa. Tuy nhiên, hai từ này có những tính chất khác nhau hoàn toàn. Đặc điểm nhận dạng của từ đồng âm là các từ không thể thay thế cho nhau, mỗi từ đồng âm có những ý nghĩa riêng biệt.

Đọc thêm bài viết: Động từ là gì? Khái niệm chính xác nhất không phải học sinh nào cũng biết

Ví dụ về từ đồng âm là gì?

1.[Cần] câu: chỉ vật dụng dài, dẻo có gắn lưỡi câu để ngư dân câu cá.

Có thể bạn quan tâm: Những câu đố dành cho học sinh tiểu học có đáp án

[Cần] cù: chỉ đức tính của con người, đồng nghĩa với “chăm chỉ, cần mẫn”

=> Tuy đồng âm từ “cần” nhưng nghĩa của hai từ hoàn toàn khác nhau.

  1. “Kiến bò đĩa thịt bò/ Ruồi đậu mâm xôi đậu”

=> Ở đây có thể thấy ở từ “bò” thứ nhất chỉ hoạt động di chuyển của con kiến, từ “bò” thứ hai lại chỉ một loại thức ăn được làm từ con bò. Đây là cách chơi chữ đồng âm thường thấy của các nhà thơ và cũng phổ biến nhiều trong việc chơi rap của các nghệ sĩ ngày nay.

Mong rằng với những thông tin trên, các bạn đã có thêm kiến thức về từ đồng âm. Để tìm hiểu thêm nhiều loại từ vựng nữa, các bạn có thể truy cập trang web Giaovienvietnam.com.

Đánh giá post này

Chia sẻ - lưu lại facebook

Email

Video liên quan

Chủ Đề