Sinh mổ bao lâu được xông hơi

Sau khi sinh người sức khỏe của thai phụ còn yếu nên sẽ dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng. Vì vậy xông hơi sau khi sinh sẽ giúp cải thiện vóc dáng, sức khỏe và sắc đẹp cho mẹ.

#1

Sau khi sinh lúc nào thì bắt đầu xông hơi?

  • Đối với mẹ sinh thường: sau khi sinh xong từ 7 đến 10 ngày.
  • Đối với mẹ sinh mổ: sau khi sinh xong từ 2 tuần trở lên, sau khi vết mổ đã khô tương đối lành lại.
  • Thời điểm xông hơi tốt nhất cho các mẹ là từ 19h đến 20h30.
  • Mẹ sau sinh chỉ nên xông hơi 2- 3 lần một tuần, mỗi lần không quá 20 phút.

Xông hơi sau sinh giúp cho mẹ thư giãn 

#2

Cần biết các loại lá xông hơi thích hợp

Để việc xông hơi hiệu quả các mẹ cần nắm rõ tác dụng của các loại lá xông. Sau đây là các loại lá xông phù hợp với mẹ sau sinh:

Tên lá xông Tác dụng
Lá chanh Tăng cường hô hấp, giảm stress, tinh thần sảng khoái, dễ tiêu hóa.
Lá trầu không Ngoài khử trùng, sát khuẩn, trầu không còn trị thâm nám, đẩy lùi các sắc tố sạm da cho làn da đẹp, sáng mịn.
Lá lốt Trừ hàn, làm ấm cơ thể, giảm mùi hôi cơ thể, giảm các triệu chứng đau lưng, đau chân sau sinh.
Lá ổi Trị thâm, hăm vùng kín, đầy lùi các sắc tố đen, thâm vùng kín.
Lá gừng Giải cảm, làm ấm cơ thể.
Lá nghệ Lưu thông khí huyết, chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ màu
Lá tre Có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt, ra mồ hôi, tiêu đờm, sát khuẩn
Lá sả Rất tốt cho tiêu hóa, khử uế, sát khuẩn, tiêu đờm, chữa đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa.
Lá bưởi Tiêu thực, giải cảm.
Ngải cứu Kích thích đổ mồ hôi, giúp điều hòa khí huyết, loại bỏ chất béo và cholesterol.
Bạc hà Chống viêm, sát khuẩn, giải tỏa căng thẳng.
Tía tô Trị cảm mạo, khu phong trừ hàn.
Hương nhu Hành khí, thanh nhiệt giải biểu, trừ thấp, chỉ chống trường; chữa cảm mạo, ra mồ hôi, nhức đầu
Kinh giới Lợi tiểu, sát trùng tốt, giảm đau nhức xương khớp, giải cảm hiệu quả.
Lá chè vằng Giảm cân, lợi sữa, điều hòa huyết áp.
Hà thủ ô Xanh tóc, đẹp da, tăng cường sức khỏe.

Lưu ý: nên xông xen kẽ nhiều loại thảo dược để đạt được hiệu quả cao nhất. 

#3

Chuẩn bị dụng cụ xông hơi

Để xông hơi tại nhà, 2 dụng cụ cần phải có là nồi để nấu các loại lá xông, thảo dược và dụng cụ để tạo ra sự kín gió, giữ hơi thuốc khi xông hơi.

1. Các loại nồi nấu thuốc xông hơi

Nồi gang:

  • Nồi gang với đặc tính giữ nhiệt lâu là loại nồi nấu thuốc khá tốt. Loại nồi giữ nhiệt được càng lâu thì hiệu quả xông hơi càng cao.

Nồi đất, đá khoáng, sứ:

  • Các loại nồi này là dụng cụ nấu lá thuốc rất tốt vì có nguồn gốc thiên nhiên, giúp giữ lại đầy đủ vi chất của các thảo dược, cộng thêm khả năng giữ nhiệt tốt.

Nồi xông hơi điện:

  • Có thể xông hơi trực tiếp trong khi đang nấu nhờ lỗ thoát hơi trên nắp nồi kết hợp cùng vòi và thiết bị tản hơi.

2. Chăn[mền]

- Nên sử dụng loại chăn có chất liệu chắn gió tốt, ít thấm nước.

- Kích thước chăn phải đủ to để phủ trùm toàn thân và nồi thuốc xông.

- Người xông hơi phải chú ý phủ chăn lên người càng kín càng tốt để giữ hơi thuốc và tránh cảm lạnh khi xông.

- Tư thế ngồi phải an toàn, ngồi vững, không ngả nghiêng để tránh va chạm với nồi nóng.

3. Lều xông hơi

- Là dụng cụ hỗ trợ xông hơi cải tiến mới nhất hiện nay. 

- Lều xông hơi kín gió tuyệt đối, giúp người xông hơi bảo vệ cơ thể, hơi thuốc không bị thất thoát

- Chất liệu không thấm nước, không bám mùi, giặt giũ dễ dàng.

- Dễ dàng bung gập, gọn nhẹ, tiết kiệm diện tích.

>> Chúng tôi cung cấp lều xông hơi sau sinh cao cấp, bảo hành 2 năm sử dụng, miễn phí vận chuyển toàn quốc. Click để xem thêm lều xông hơi.

#4

Cách nấu lá thuốc xông hơi

1. Phân loại thảo dược:

Các loại lá xông hơi sẽ được phân thành 2 nhóm:

  • Thảo dược ít tinh dầu: lá ổi, chè vằng, hà thủ ô, lá nghệ, gừng...
  • Thảo dược nhiều tinh dầu:  lá lốt, vỏ chanh, vỏ bưởi, lá sả, bạc hà, khuynh diệp, lá trầu không

Phải phân loại vì thảo dược chứa nhiều tinh dầu rất dễ bay hơi dưỡng chất. Nên chúng ta chỉ bỏ các loại thảo dược này vào sau khi nước đã sôi và chỉ nấu thêm 1-2 phút rồi tắt bếp, để giữ lại nguyên vẹn giá trị thảo dược

2. Các bước nấu lá xông:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu.
  • Bỏ nước vào 2/3 nồi hoặc ước lượng vừa đủ để nước không trào ra ngoài lúc sôi khi cho thêm các loại thảo dược.
  • Cho các nguyên liệu ít tinh dầu vào trước rồi bắt đầu nấu sôi.
  • Khi nước sôi, cho các loại lá có nhiều tinh dầu vào nấu thêm 1-2 phút.
  • Nhắc nồi xuống bếp và chuẩn bị xông hơi.

Nấu 1 nồi lá xông hơi cực dễ sau khi xem clip này

#5

Cách thực hiện xông hơi

Sau khi đã nấu nồi thuốc xông hơi. Các mẹ trùm kín người và cả nồi thuốc xông bằng chăn[mền] hoặc mang theo nồi thuốc xông hơi vào lều xông hơi và kéo khóa kín lại.

Khi xông hơi sau sinh phải ghi nhớ và thực hiện 9 nguyên tắc sau:

  1. Phải xông hơi ở nơi kín đáo, tuyệt đối kín gió hoặc càng kín bao nhiêu càng tốt. Vì gió lạnh thổi vào người trong lúc xông hơi có thể gây trúng gió.
  2. Tháo tất cả các đồ trang sức trên người trước khi xông hơi
  3. Không  được xông hơi quá lâu, tối đa chỉ nên xông hơi 30 phút với người khỏe mạnh, 10-20 phút đối với người cảm, bệnh, mẹ sau sinh.
  4. Chuẩn bị sẵn một cốc nước để uống ngay sau khi xông hơi hoặc ngay trong lúc xông hơi. Vì khi xông hơi, cơ thể sẽ toát nhiều mồ hôi gây ra mất nước.
  5. Sau khi xông hơi xong hãy lấy khăn bông lau khô người. thư giãn cơ thể, không ngồi quạt hoặc ra nơi có gió.
  6. Nên tắm trước khi xông hơi để gột bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và mạng đến sự thư giãn trước khi xông hơi.
  7. Tuyệt đối không tắm ngay sau khi xông hơi.  10-15 phút sau khi xông hơi, hãy sử dụng chính nước xông hơi đó pha thêm nước để tắm.
  8. Nếu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hơn trước khi xông hơi thì phải kết thúc xông hơi ngay.
  9. Tuyệt đối không được lạm dụng xông hơi để giảm cân.

Sau 1 tuần sinh mổ [khi vết thương đã khô] các mẹ có thể tiến hành xông hơ để làm sạch cơ thể, bài trừ độc tố, giảm đau nhứt và giúp tinh thần thoải mái hơn.

CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ VIỆC XÔNG HƠ SAU SINH MỔ?


Theo Bác sĩ Thanh Hà [Khoa Phụ - Viện Y học cổ truyền] cho biết: “Xông hơ sau sinh chính là cách trừ độc thông qua sự thoát hơi nước trên da, tẩy rửa, làm sạch và bài trừ độc tố trên cơ thể. Ngoài ra xông hơi còn có tác dụng làm giãn nở cơ bắp, loại trừ căng thẳng, làm thư thái tinh thần. Đặc biệt với các sản phụ, xông hơi sau sinh giúp giảm đau mỏi, lấy lại sự cân bằng và giảm cân hiệu quả.” Bên cạnh đó theo Bác sĩ Tuyết Lan [Bệnh viện Phụ sản Trung ương] thì: “Sau sinh khoảng 4 ngày trở lên, sản phụ có thể tiến hành xông hơi. Với các mẹ sinh mổ, nên để vết mổ khô hẳn rồi mới tiến hành xông hơi, tốt nhất là sau sinh khoảng 1 tuần.”
 


Xông hơ sau sinh hoàn toàn mang lại tác dụng tốt đối với phụ nữ


Với những lời khuyến cáo đưa ra từ các chuyên gia nêu trên, chúng tôi tin rằng các mẹ sinh mổ hoàn toàn có thể yên tâm xông hơ để làm sạch cơ thể, đồng thời giữ cho da săn chắc, không bị ứ nước một cách dễ dàng hơn cả. Tuy nhiên nên xông hơ như thế nào cho đúng cách, đạt được hiệu quả như mong đợi, không gặp tác dụng phụ mới chính là vấn đề đáng để các mẹ quan tâm.


Hướng dẫn cách xông hơ sau sinh mổ

Để giúp các mẹ không cần phải mất nhiều thời gian tìm hiểu về phương pháp xông hơ đúng cách sau sinh mổ, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm hữu ích sau:

Thứ nhất: tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ mà sau 1-2 tuần sinh mổ là có thể tiến hành phương pháp xông hơi. Nên xông hơi vào mỗi buổi chiều [3h-4h] trước khi tắm. Mỗi lần chỉ xông khoảng 10-15 phút, xông hơi 2-3 lần/tuần trong vòng 3 tháng 10 ngày.

 Thứ hai: có thể sử dụng các loại lá tươi hoặc khô truyền thống của Việt Nam như: bưởi, chanh, sả, gừng, tía tô, bạc hà, ngải cứu, ổi, hương nhu, kinh giới, quế... để xông hơi, mỗi lần chỉ cần một vài loại là được. Ngoài ra các mẹ có thể mua thuốc xông hơi ở tiệm thuốc Bắc hoặc thảo dược của người Dao đỏ để xông hơi.

 Thứ ba: chuẩn bị dụng cụ xông hơi gồm: 1 bộ đồ lót, 1 cái nồi lớn, 1 cái chăn lớn - hoặc Lều xông hơi sau sinh, 1 cái ghế thấp. Sau khi nước xông sôi vài phút, các mẹ ngồi lên ghế thấp trùm kín người và nồi xông trong chiếc chăn đã chuẩn bị sẵn. Lúc đầu, các mẹ chỉ mở he hé nắp nồi để hơi nóng xông đến phần bụng phần chân, sau khi quen với hơi nóng thì các mẹ có thể mở hết vung nồi để xông. Khi cảm thấy hơi nóng giảm, các mẹ dùng đũa đảo đều lá xông để hơi nóng bốc lên, nếu cảm thấy cơ thể ra nhiều mồ hôi, thời gian xông cũng khá lâu, hơi nước giảm nhiệt thì tung chăn ra và dùng khăn khô lau khắp người, sau đó mặc quần áo.
 


Xông hơ đúng cách giúp vết thương không bị nhiễm trùng


Ngoài ra khi xông hơi, các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây: không xông hơi khi vừa ăn no hoặc đói, xông hơi trong phòng kín, uống 1 ly nước trà ấm sau khi xông để bù nước cho cơ thể.


Dao’Spa Mama thảo dược xông hơ tốt cho phụ nữ sau sinh mổ

Nếu các mẹ đang ở thành phố và không biết tìm lá xông ở đâu có thể chọn mua thảo dược xông tắm sau sinh Dao’Spa Mama của chúng tôi để dễ dàng xông tắm sau sinh.

Dao’Spa Mama là sản phẩm được điều chế từ lá tắm của người Dao đỏ tại bản Tả phìn, Sapa. Dao'spa Mama đã qua nghiên cứu và kiểm chứng về chất lượng của Viện Thuốc Trung Ương, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phụ nữ sau sinh thường và sinh mổ. Chỉ sau 3-5 ngày sử dụng Dao’Spa Mama, các mẹ sẽ cảm thấy cơ thể trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, tâm trạng thoải mái hơn rất nhiều... Đặc biệt chúng tôi là địa chỉ cung cấp Dao’Spa Mama độc quyền tại Miền Nam và HCM - luôn đảm bảo về chất lượng và giá thành hy vọng có thể trở thành sự lựa chọn hoàn hảo dành cho phụ nữ sau sinh.


Dao’Spa Mama thảo dược xông tắm sau sinh cực tốt cho các mẹ

Quà tặng ngay hôm nay cho 50 mẹ nhanh tay

Video liên quan

Chủ Đề