Sinh vật được chia thành bao nhiêu giới

1. Khái niệm giới,2. Hệ thống phân loại 5 giới.

1. Khái niệm giới

Giới [Regnum] trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là : giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi [giống] - loài.

2. Hệ thống phân loại 5 giới

Oaitâykơ [Whittaker] và Margulis [Margulis] chia thế giới sinh vật thành 5 giới. Đó là : giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm. giới Thực vật và giới Động vật [hình 2]:

Hình 2: Sơ đồ hệ thống 5 giới sinh vật.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay

I. GIỚI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI 5 GIỚI

1. Khái niệm giới

- Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi [giống], loài.

- Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

2. Hệ thống phân loại 5 giới

- Giới Khởi sinh.

- Giới Nguyên sinh.

- Giới Nấm.

- Giới Thực vật.

- Giới Động vật.

II. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỖI GIỚI

1. Giới Khởi sinh [Monera]

- Gồm những sinh vật nhân sơ, kích thước nhỏ 1 – 5 $ \mu m$ [micrômet].

- Môi trường sống: trong đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác.

- Phương thức sống: hoại sinh, kí sinh, một số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

- Đại diện: vi khuẩn, vi sinh vật cổ [sống ở 00C – 1000C, độ muối 25%].

2. Giới Nguyên sinh [Protista]

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, một số loài có diệp lục.

- Sống dị dưỡng [hoại sinh], hoặc tự dưỡng.

- Đại diện: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh [trùng đế giày, trùng biến hình].

3. Giới Nấm [Fungi]

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi.

- Sống dị dưỡng: kí sinh, hoại sinh hoặc cộng sinh.

- Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.

4. Giới Thực vật [Plantae]

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.

- Sinh vật tự dưỡng, sống cố định, có khả năng quang hợp, cảm ứng chậm.

- Đại diện: rêu, quyết trần, hạt trần, hạt kín.

5. Giới Động vật [Animalia]

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.

- Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, khả năng phản ứng nhanh.

- Đại diện: ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, động vật có xương sống.


Page 2

SureLRN

Toàn bộ sinh vật có trên trái đất hợp thành thế giới sinh vật. Sự phân chia thế giới sinh vật thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học.

Có 3 hệ thống phân chia sinh giới chính đó là: Linnaeus chia thành 2 giới gồm Giới động vật và Giới thực vật; Haeckel chia thành 3 giới gồm Giới Thực vật, Giới động vật và Giới nguyên sinh vật; Whittaker chia thành 5 giới gồm Giới Sinh vật tiền nhân, Giới Nguyên sinh vật, Giới Thực vật, Giới Nấm và Giới động vật.

Hệ thống Linnaeus [1753]

Hệ thống Linnaeus chia thế giới sinh vật thành hai giới [kingdom]:

Animalia [Giới Động vật]: những sinh vật có khả năng chuyển động bao gồm nguyên sinh động vật và động vật đa bào và;
Plantae [Giới Thực vật]: bao gồm những sinh vật không có khả năng chuyển động gồm vi khuẩn, nấm và thực vật.

Sự phân chia này được chấp nhận trong một thời gian dài mặc dù các loài vi khuẩn đã được phát hiện từ những năm 1670.

Heek thống Haeckel [1866]

Hệ thống Haeckel Chia thế giới sinh vật thành 3 giới:

Plantae [Giới Thực vật]: gồm tảo đa bào, thực vật;
Animalia [Giới Động vật]: động vật đa bào và
Protista [Giới Nguyên sinh vật]: vi sinh vật, vi khuẩn, nguyên sinh vật, tảo đơn bào, nấm mốc, nấm men.

Hệ thống Whittaker [1969].

Hệ thống 5 giới do nhà sinh học Mỹ R. H. Whittaker đề xuất sau đó được L. Margulis cải biên và K.V. Schwartz tuân thủ trong phân loại các nhóm sinh vật [hình 1.5]. Đây là hệ thống được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Tên gọi và đặc tính quan trọng của 5 giới như sau:

Monera [Giới Sinh vật tiền nhân]. Tất cả các sinh vật nhân sơ đều thuộc giới Monera. Hầu hết chúng đều đơn bào và có cấu tạo tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nhiều tế bào Monera được chuyên hóa bằng các phản ứng hóa sinh để có thể khai thác được các nguồn năng lượng bất thường như hydro sunfua [H2S] hoặc metan [CH4]. Giới này gồm nhiều dạng vi khuẩn và tảo lam.

Protista [Giới Nguyên sinh vật]. Giới này gồm những sinh vật có nhân chuẩn, đơn bào hoặc có cấu tạo đa bào đơn giản. Nhóm quan trọng nhất là protozoa, những Protista đơn bào dị dưỡng và tảo, các Protista quang hợp. Giới này cũng bao gồm cả nấm nhày và nhiều dạng sinh vật ở nước và ký sinh.

Plantae [Giới Thực vật]. Các thành viên của giới Plantae là đa bào và tự dưỡng, có lục lạp chứa chất diệp lục a và b và các sắc tố quang hợp khác. Chúng khác biệt với Protista quang hợp khác bởi chu trình sống có giai đoạn phôi lưỡng bội.

Fungi [Giới Nấm]. Nấm là những sinh vật có nhân thực, chúng sinh sản bằng cách hình thành các bào tử không có lông và roi trong mọi giai đoạn của chu trình sống. Cơ thể của nấm gồm những sợi mảnh được gọi là hệ sợi, trong đó không có sự phân thành vách tế bào. Nhiều loại nấm sống hoại sinh bằng cách tiết ra những enzym và hấp thụ các sản phẩm hòa tan của sự tiêu hóa, những nấm khác đều ký sinh.

Animalia [Giới Động vật]. Động vật là những sinh vật có nhân, đa bào, dị dưỡng. Nhân trong tế bào cơ thể của chúng là lưỡng bội và chúng sinh sản bằng các giao tử đực nhỏ chuyển động [tinh trùng] và các giao tử cái lớn không chuyển động [trứng].

Từ hệ thống Whittaker, vào thập niên 1980, hệ thống 6 giới được đề xuất và hiện nay được áp dụng phổ biến ở Mỹ.

Cách phân chia của hệ thống 6 giới:

– Archaea [Vi khuẩn cổ] – Bacteria [Vi khuẩn] – Protista [Sinh vật Nguyên sinh] – Fungi [Nấm] – Plantae [Thực vật]

– Animalia [Động vật]

Tác giả: Nguyễn Đức Văn, Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần, đầu tiên là các giới rồi đến các ngành, lớp, bộ, họ, và tới các giống [chi], loài.

Giới là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, khả năng di chuyển, kiểu dinh dưỡng,… Sinh vật được chia thành 5 giới : Giới Khởi sinh - Giới Nguyên sinh - Giới Nấm - Giới Thực vật và Giới Động vật.

Giới Khởi sinh [Monera] : Gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, Giới này có kích thước vô cùng nhỏ từ 1 – 5 micrômet. Chỉ có thể nhìn thấy chúng qua kính hiển vi. Giới này bao gồm các vi khuẩn thực và các vi khuẩn cổ rất đa dạng với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Chúng sống trong đất, nước, không khí và cả trên cơ thể sinh vật khác.

Virus tuy nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 đến hơn 100 lần nhưng chúng không thuộc giới này vì chúng không có cấu trúc tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống. Nên virus chỉ được gọi là dạng sống mặc dù chúng cũng rất đa dạng cả về hình dáng và kích thước.

Giới Nguyên sinh [Protista] : Gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể phần lớn là đơn bào, một số có diệp lục. Giới này sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng trong môi trường nước hoặc trên cơ thể sinh vật khác, vô cùng đa dạng.

Giới Nấm [Fungi] : Gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi. Sống dị dưỡng: kí sinh, hoại sinh hoặc cộng sinh.

Giới Thực vật [Plantae] : Gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp. Sống tự dưỡng cố định không có khả năng di chuyển.

Thực vật được chia thành các nhóm Rêu - Thực vật không có mạch, Dương xỉ - Thực vật không có mạch, không có hạt, Hạt trần - Thực vật có mạch, có hạt và Hạt kín - Thực vật có mạch, có hoa và có hạt.

Giới Động vật [Animalia] : Gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào. Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh. Chúng có mặt khắp nơi trên trái đất.

Giới động vật có hai nhóm chính là: Động vật không xương sống và động vật có xương sống.

Động vật không xương sống với các đại diện: ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp.

Động vật có xương sống với các đại diện: cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI

Video liên quan

Chủ Đề