Sinh viên thực tập bao lâu

Tháng 3-4 là thời điểm sinh viên các trường đại học, cao đẳng đi thực tập sau năm thứ ba hoặc thứ tư, thời gian thường 1-3 tháng. Với Nguyễn Thái, sinh viên khoa Kinh doanh quốc tế [Đại học Thương mại], một tháng thực tập chẳng đọng lại gì ngoài sự thất vọng và hoang mang không biết viết thu hoạch thế nào.

Thái nộp đơn xin thực tập tại nhiều công ty, nhưng đều bị từ chối. Đến phút chót, cậu được nhận vào phòng kinh doanh của một công ty xăng dầu ở Hà Nội. Ngày đầu tiên, Thái được sai pha nước trà, photo một số văn bản cho văn phòng. Thời gian còn lại, cậu chỉ lướt web, xem phim đến hết giờ rồi về. Được vài ngày, sếp cho phép Thái không lên công ty, cuối đợt sẽ được nhận xét đầy đủ.

"Em hiểu là công việc được chuyên môn hóa, chỉ cần sai sót một bước nhỏ cũng để lại hậu quả, nên chẳng có lý do gì công ty phải mạo hiểm để một người ngoài tham gia vào cả", Thái tự giải thích.

Vì không thực hành nên Thái không có số liệu kinh doanh để làm báo cáo thực tập. Và công ty cũng không tiết lộ số liệu kinh doanh, vì đó là bí mật. Thái phải dựa vào số liệu trên Internet để làm báo cáo và thấp thỏm hy vọng có thể được giáo viên phụ trách chấp nhận.

Không phải chật vật xin chỗ thực tập như Thái, Lê Thành, sinh viên ngành Công trình [Đại học Công nghệ Giao thông vận tải] được bố mẹ giới thiệu đến thực tập tại phòng Đường, thuộc một công ty xây dựng cầu, đường bộ. Thành rất vui vì nghĩ chỗ người quen sẽ được giúp đỡ, chỉ bảo tận tình hơn.

Ngày đầu tiên đến thực tập, người quen bảo không phải đến công ty mà cho mượn một bộ hồ sơ công trình để làm báo cáo và sẽ nhận xét tốt. "Mình hy vọng có cơ hội áp dụng kiến thức được học ở trường vào thực tế, nhưng cuối cùng chỉ ngồi chơi và nhận một phiếu xác nhận thực tập tốt cho những việc mình không làm", Thành buồn bã kể.

Thời gian thực tập, nhiều sinh viên chỉ được giaopha trà, photo văn bản.

Trong khi nhiều sinh viên kinh tế, kỹ thuật chật vật khi thực tập thì Trần Mai [khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Thủ đô] lại có trải nghiệm đáng nhớ. Mai thực tập một tháng ở một trường tiểu học công lập ở Hà Nội, được giáo viên tạo điều kiện cho đứng lớp.

Theo yêu cầu của trường, sinh viên phải dạy hai tiết [một Toán hoặc Văn và một tiết thuộc các môn như Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội]. Giáo viên cho phép Mai tự chọn bài dạy và còn giúp chuẩn bị bài giảng. Một tháng thực tập, Mai hỗ trợ giáo viên trông lớp nên hiểu thêm cách quản lý, giao tiếp với học trò.

Hồng Nhung, sinh viên ngành Truyền thông và Mạng máy tính [Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội] có cơ hội thực tập hai tháng tại bộ phận IT cho một công ty công nghệ thông tin Nhật Bản. "Mình thấy vô cùng may mắn khi tham gia khóa thực tập này", Nhung vui vẻ kể lại.

Thời gian đầu, Nhung cảm thấy rất nản vì đến công ty chỉ đọc tài liệu, lướt web mà không được tham gia dự án của công ty. Nhận thấy không thể tiếp tục như vậy, Nhung mạnh dạn xin phép nhân viên cho mình tham gia dự án dù chỉ chân chạy việc.

"May mắn là các anh chị ở công ty rất nhiệt tình, không những cho mình xem mà còn giao việc cho", Nhung nói. Khi được nhận việc, Nhung cố gắng làm việc tích cực, tỉ mỉ, tạo dựng lòng tin với mọi người xung quanh. Nhờ đó, Nhung được tham gia sâu hơn vào quá trình xây dựng dự án web.

Mặc dù làm việc vất vả, Nguyễn Đức, sinh viên khoa Điện tử [Đại học Công nghệ Hà Nội] vẫn hào hứng khi nhớ lại quãng thời gian thực tập. Đức đến lắp ráp linh kiện cho một nhà máy sản xuất máy in của Nhật tại Bắc Ninh theo giới thiệu của nhà trường. Trong hai tháng, Đức làm việc như công nhân nhà máy.

Công việc của Đức là lắp ráp linh kiện nhỏ, cứ sau một tuần làm việc vào ban ngày là đến một tuần làm việc vào ban đêm. Giờ làm việc như vậy khiến đồng hồ sinh học của Đức bị ảnh hưởng. "Có hôm mình làm ca sáng nhưng đột nhiên 2h tỉnh dậy vì quen với giờ làm ca tối", Đức kể.

Tại nhà máy, Đức phải làm việc luôn tay luôn chân. Khi có thời gian nghỉ giữa ca làm, Đức và các bạn cũng không được nghỉ vì phải đi lấy linh kiện chuẩn bị cho giờ làm tiếp theo. "Sau khi ăn, mình và các bạn cũng phải vội vàng quay lại lắp ráp linh kiện vì sản lượng yêu cầu cao và là sinh viên thực tập nên phải cố gắng nhiều hơn công nhân chính thức", Đức chia sẻ.

Bù lại, Đức có cơ hội trực tiếp thực hành lắp ráp thiết bị như được giảng dạy tại trường học. Cậu cũng hiểu rõ hơn về công việc của mình và có thêm kinh nghiệm làm việc sau khi ra trường.

Từ góc độ doanh nghiệp, chị Ngọc Anh, phó phòng hành chính - nhân sự một công ty kinh doanh sản phẩm nông nghiệp tại Hà Nội, cho biết luôn từ chối nhận sinh viên thực tập. "Công việc của công ty mang tính bảo mật, tôi không thể yên tâm giao việc cho những người không quen biết, thiếu kinh nghiệm và thời gian làm việc ngắn hạn như sinh viên thực tập", chị giải thích.

Theo chị Ngọc Anh, khi nhận sinh viên thực tập, công ty sẽ phải bỏ ra cơ sở vật chất, công sức và thời gian hướng dẫn. Nhưng đổi lại là sự ảnh hưởng đến tiến độ công việc vì sinh viên có thể làm sai, người hướng dẫn thì mất thời gian.

Phó phòng kinh doanh một công ty sách ở Hà Nội cũng thường cố gắng từ chối những lời nhờ vả thực tập. "Mỗi kỳ thực tập chỉ 1-3 tháng, sinh viên thường mang tâm lý đi cho biết nên chưa thực sự tích cực và có trách nhiệm trong công việc được giao", chị này nói.

Từng hướng dẫn nhiều sinh viên, chị đã gặp nhiều em thông minh, chăm chỉ, nhưng cũng có em lười biếng, làm việc thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng đến công việc của công ty. Nhiều bạn còn nhút nhát, ngại hỏi nên khi được giao việc thường mày mò tự làm, dẫn đến làm sai hoặc làm mất rất nhiều thời gian.

Tú Anh

Chắc hẳn có nhiều bạn sinh viên thắc mắc trong những thay đổi của Đề án Đổi mới công tác thực hành, thực tập và phát triển kỹ năng bổ trợ, đặc biệt là những thay đổi của Quy chế mà chúng mình hay gọi tắt là Quy chế 1955. Thông qua bài viết này, hãy lưu ý những vấn đề liên quan tới thời gian và thời lượng của hoạt động thực tập nhé!

THỰC TẬP KIỂU MỚI – KHI NÀO & BAO LÂU? 🤔

Vào số này, chúng mình xin gửi tới các bạn những điểm cần lưu ý trong đề án thực tập đổi mới về THỜI GIAN & THỜI LƯỢNG dành cho việc xây dựng một bộ hồ sơ lung linh với chỉ 3 gạch đầu dòng cần lưu ý như sau

⃣”1″ NGAY VÀ LUÔN!
“Liên tục” là từ được nhắc đến đầu tiên khi nói về việc thực hành, thực tập và phát triển kỹ năng bổ trợ của sinh viên trong suốt quá trình đào tạo tại trường của các ULISers. Có nghĩa là ngay từ năm nhất, các bạn đã có thể bắt đầu việc “tích điểm” cho bản thân mình, thay vì “nợ” đến năm ba hay năm bốn 👍

️⃣2 AS YOU WISH!
“Linh hoạt” – chính là từ khóa thứ hai. Các bạn có thể thoải mái lựa chọn thời gian và thời lượng để xây dựng hồ sơ thực tập cho riêng mình, miễn là thời gian thực tập cộng với thời gian học tập không quá thời gian tối đa của khóa học 😉
️⃣3 8-1-30!

Tối thiểu 8 giờ 1 ngày, và 30 ngày cho mỗi đợt thực tập là quy tắc cuối cùng. Các ULISers hoàn toàn có thể thực tập nhiều đợt sao cho phù hợp với thời gian biểu cá nhân và nhu cầu của đơn vị tiếp nhận thực tập

Đã trở thành thông lệ, với những sinh viên học 4 năm thì bây giờ là thời điểm để các bạn bắt đầu đi thực tập và làm khóa luận hay báo cáo thực tập. Nhiều sinh viên coi thực tập là một cơ hội lớn để mình học hỏi những kiến thức không được dạy trên ghế nhà trường. Nhưng bên cạnh đó lại có những sinh viên coi thực tập là một quãng thời gian để nghỉ ngơi và không thu hoạch được gì.

Nhiều trường đại học sinh viên phải tự mình tìm nơi thực tập, nếu không tìm được thì nhà trường hoặc khoa sẽ liên hệ và giới thiệu đơn vị thực tập cho sinh viên. Nhất là với những sinh viên học ngành Tài chính – Ngân hàng, thì năm nay để có được một chỗ thực tập theo đúng chuyên ngành là vô cùng khó. Các bạn phải trải qua những vòng thi từ nộp hồ sơ cho đến thi viết, phỏng vấn, không khác gì một cuộc tuyển nhân viên. Chính vì vậy hầu hêt các sinh viên thường tới những chỗ quen biết để thực tập. Một mặt vì tâm lí e dè, “sợ” mình không đủ kiến thức, trình độ cũng như kinh nghiệm để làm việc ở những nơi khác. Một phần vì sinh viên thiếu kĩ năng mềm khá nhiều nên “ngại” đi thực tập bởi phải thay đổi phong cách ăn mặc, nói năng, đi đứng… sao cho ra dáng. Mặt khác, nhiều công ty nhận thực tập không trùng với thời gian đi thực tập của sinh viên, mà thời hạn quy định xin dấu cũng như giấy tờ nộp lại cho nhà trường đã làm nhiều bạn không biết nên thực tập ở đâu.

Trước khi đến nơi thực tập, chắc chắn sinh viên nào cũng háo hức, phấn khởi với bao dự định, ý tưởng trong đầu. Nhưng thực tế thì lại trái ngược hoàn toàn. Mọi thứ không như bạn nghĩ. Rất ít các công ty, tổ chức cho sinh viên thực tập được trực tiếp làm việc, hay chỉ dạy tận tình. Các bạn thực tập hầu như chỉ đứng bên ngoài và quan sát, ngồi đọc tài liệu, chứng từ hoặc làm những việc lặt vặt mà thôi.

Quỳnh Anh [22t] chia sẻ: “Mình được người quen giới thiệu vào thực tập tại phòng kế toán một ngân hàng  TMCP, tưởng rằng đến đó sẽ có người hướng dẫn mình làm việc nhưng thực tế thì suốt ngày mình chỉ đọc chứng từ mà thôi. Lúc đầu còn hăng hái, sau 2 tuần vừa phải đi xa, lại không được làm gì, mình bắt đầu thấy nản và có ý định muốn xin nghỉ. Mỗi tuần chỉ đến một, hai buổi thôi.”

Nhiều sinh viên trước khi đi thực tập chủ yếu dành thời gian cho việc học và vui chơi cùng bạn bè, vẫn còn “ngây thơ và ngô ngố” lắm. Vì thế đến nơi thực tập không biết phải làm gì? Cứ ngồi yên tại chỗ, mọi người sai gì thì làm nấy, có sinh viên lại phải làm công việc bưng nước, pha trà, lau bàn ghế rồi photo giấy tờ.

Ở nhà thực tập và chờ xin dấu…

Là một  thực trạng rất phổ biến của nhiều sinh viên ở trường đại học khác nhau. Nhiều bạn thì ngại, nhiều bạn thì có tâm lí ra trường chỉ cần có một tấm bằng rồi bố mẹ sẽ lo cho một nơi tử tế nên nghĩ không cần tới nơi thực tập, cứ ở nhà nghỉ ngơi, tha hồ đi chơi bay nhảy, đến thời gian gần phải nộp báo cáo thực tập thì mới bắt đầu xin số liệu ở cơ quan rồi lên mạng tìm tài liệu sẵn có copy vào. Đến ngày nộp thì chỉ cần xin nhận xét kèm chữ kí nữa là ổn.

H.Ngân [23t] nhờ gia đình xin thực tập ở một cơ quan nhà nước, cô bạn chỉ một tuần đến một lần vào sáng thứ 4 cho thỉnh thoảng mọi người thấy mặt rồi tìm cách “36 kế chuồn là thượng sách”. Hết kì cô nàng “vác” giấy nhận xét cùng báo cáo đến cơ quan xin chữ kí thế là kết thúc kì thực tập dài 2 tháng của mình.

Đó là những “chú ong chăm chỉ” không ngại khó, ngại khổ. Các bạn biết cách hòa mình vào một tập thể. Có thể lúc đầu bạn còn bỡ ngỡ nhưng đừng ngại ngần hay phải xấu hổ gì cả khi mình không biết một vấn đề gì đó. Hãy cứ mạnh dạn hỏi han, đừng giấu dốt những khuyết điểm của mình. Đến nơi thực tập sinh viên phải là người chủ động tìm việc để làm, để học hỏi, chứ đừng thụ động chờ người ta giao việc cho mình. Nhiều sinh viên với tâm lí “mình học đại học hẳn hoi sao lại phải làm những việc cỏn con, không đúng chuyên môn tẹo nào nên khi đến nơi thực tập phải làm những việc “cỏn con” liền bắt đầu có ý không muốn đến đó nữa.” Nhưng thực ra bất kì việc gì cũng cho mình những hiểu biết mới.

T.Trang [22t] cho hay: “Mình thấy thực tập rất bổ ích với các bạn sinh viên. Nó giúp mình có thêm rất nhiều những kĩ năng mềm, từ giao tiếp với đồng nghiệp, với khách hàng, với đối tác như thế nào? Rồi thì xử lí những tình huống khi khách tỏ ra bực bội, khó chịu mỗi lần họ đến gửi tiền, rút tiền. Rất may mình được thực tập ở một chi nhánh ngân hàng mà ở đó các anh chị đều trẻ tuổi, nhiệt tình giúp đỡ. Những ngày đầu mình chỉ được ngồi xem các mẫu giấy tờ, rồi quan sát cách giao dịch, chào hỏi khách hàng ra sao? Nhưng sau đó mình mạnh dạn “lăn xả” xin các anh chị cho đứng làm “tiếp tân” chào khách. Rồi được các chị chỉ bảo cách cúi đầu, cách chỉ dẫn khách tới từng bàn. Anh trưởng phòng còn chỉ dạy mình cách đóng một con dấu ra sao? Cứ tưởng chỉ cần “cộp” một cái là xong, ai ngờ  phía sau đó còn nhiều điều mình phải học thêm lắm.”

Cũng như trường hợp vủa Trang, Hồng [23t] tâm sự: “Thực sự những ngày đầu đi thực tập mình thấy mệt mỏi kinh khủng. Cường độ làm việc của các anh chị ở đó nhiều khi căng  như dây đàn. Có những lúc mình chưa biết việc bị quát mắng, ứa nước mắt. Nhưng cũng chính những ngày tháng như vậy lại giúp mình thêm rắn rỏi hơn, càng bị mắng mình lại càng phải tự nhủ bản thân phải càng cố gắng hơn, không được lùi bước. Sau 3 tháng thực tập, mình thấy trưởng thành lên rất nhiều.  Và thực sự mình phải cảm ơn các anh chị những người đi trước đã nghiêm khắc những cũng rất tận tình chỉ dạy cho mình.”

Thực tập là cơ hội để các bạn sinh viên ứng dụng những kiến thức lâu nay mình học được trên ghế nhà trường vào thực tiễn, là cơ hội cho những “chú gà công nghiệp” được tự mình va chạm với những tình huống mà lâu nay bạn chỉ đọc và giải quyết nó trên sách vở. Có thể nói thực tập là khâu quan trọng nhất của suốt 4 năm đại học, nó chính là sợi dây kết nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì vậy mong rằng các bạn sinh viên đừng bỏ qua cơ hội này.

Là một trong những thành viên của Đại học Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh được xây dựng dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Anh quốc nhằm quốc tế hóa đại học công lập Việt Nam theo chủ trương của Chính phủ. VNUK tự hào là trường ĐẠI HỌC CÔNG LẬP QUỐC TẾ đầu tiên và duy nhất tại Miền Trung. Chúng tôi cam kết đem lại cho sinh viên môi trường học tập tốt nhất, cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc và giúp các em sẵn sàng cho thị trường lao động trong nước cũng như nước ngoài. Các chương trình đào tạo đều được xây dựng theo tư vấn của Đại học Aston, đối tác chiến lược của VNUK tại Anh quốc, được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với 30% thời lượng được giảng dạy bởi giảng viên người nước ngoài. Sinh viên học tập tại VNUK được tập trung phát triển tư duy toàn cầu, thái độ chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp lớn nên nhờ đó có thể sẵn sàng cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh [mã trường: DDV] đang xét tuyển các ngành đào tạo bậc đại học sau:

Năm 2020, trường tuyển sinh theo 3 phương thức sau:

– Phương thức 1: Xét tuyển kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia năm 2020

– Phương thức 2: Xét tuyển riêng bằng học bạ THPT [kèm bài luận cá nhân và phỏng vấn]

– Phương thức 3: Xét tuyển thẳng [Xem thêm hướng dẫn đăng ký xét tuyển tại đây].

Đăng ký Liên hệ và Nhận tư vấn Tuyển sinh 2020

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Viện Nghiên Cứu và Đào Tạo Việt – Anh

158A Lê Lợi, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Tư vấn tuyển sinh: tuyensinhvnuk.edu.vn

Website: vnuk.udn.vn

Email:

Hotline: 0905 55 66 54

Số điện thoại: 0236 37 38 399

Video liên quan

Chủ Đề