So sánh báo cáo tài chính của 2 công ty

So sánh báo cáo tài chính của 2 công ty

Với các bạn sinh viên học ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính hẳn đã không còn quá xa lạ với khái niệm “Báo cáo tài chính” được học trong chương trình các môn học như: Kế toán tài chính, kế toán quản trị. Đối với các bạn đã từng học qua môn F3 ACCA và F7 ACCA sẽ biết thêm về 1 khái niệm mới đó là: “Báo cáo tài chính hợp nhất”.

Vậy thì báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Khác biệt với báo cáo tài chính riêng lẻ ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Báo cáo tài chính riêng lẻ là gì?

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất phản ánh tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm bao gồm: chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…

2. Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con theo quy định:

  • Tập đoàn bao gồm công ty mẹ và các công ty con;
  • Công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con;
  • Công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).

Kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.

3. Điểm tương đồng giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất

Mục đích và yêu cầu của báo cáo tài chính hợp nhất với người sử dụng thông tin

BCTC tổng hợp và trình bày một cách tổng quát tình hình và kết quả hoạt động năm tài chính của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay công ty con trong tập đoàn.

Người sử dụng báo cáo tài chính của công ty mẹ luôn quan tâm đến thực trạng tài chính, kết quả hoạt động và các thay đổi về tình hình tài chính của toàn bộ tập đoàn. Báo báo tài chính hợp nhất cần đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho người sử dụng báo cáo tài chính của tập đoàn. Báo cáo tài chính hợp nhất phải thể hiện được các thông tin về tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt.

4. Những điểm khác biệt chính giữa báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại báo cáo trên nằm ở một số chỉ số mà chỉ có ở báo cáo tài chính hợp nhất như lợi thế thương mại ở phần tài sản hay lợi ích của cổ đông thiểu số ở phần nguồn vốn. Các chỉ số trên là kết quả của quá trình hợp nhất các công ty con. Để hiểu thêm về sự khác biệt trên, hãy cùng theo dõi bảng ở dưới đây.

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. TS ngắn hạn   A. Nợ phải trả  
B. TS dài hạn

– Đầu tư vào công ty con

  B. Vốn chủ sở hữu  
Tổng  Tài sản   Tổng nguồn vốn  
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. TS ngắn hạn   A. Nợ phải trả  
B. TS dài hạn

–  Đầu tư vào công ty con (1)

V. Lợi thế thương mại(3)

  B. Vốn chủ sở hữu  
  C. Lợi ích của cổ đông thiểu số(2)  
Tổng  Tài sản   Tổng nguồn vốn  

(1) Nếu tất cả các công ty con đều được hợp nhất thì chỉ tiêu “đầu tư vào công ty con” không còn số tiền trên BCTC hợp nhất.

(2) Nếu các công ty con được hợp nhất mà ở đó công ty mẹ nắm giữ < 100% vốn thì trên báo cáo tài chính hợp nhất chỉ tiêu “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trên Bảng cân đối kế toán và chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số” trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất có một số tiền nhất định.

(3) Nếu giá phí hợp nhất lớn hơn so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả được xác định tại ngày mua, thì chỉ tiêu ‘lợi thế thương mại” trên bảng cân đối kế toán hợp nhất có một số tiền nhất định.

Sự khác biệt về con số vốn chủ sở hữu, trong khi chủ sở hữu (cổ đông của công ty mẹ) không bỏ thêm vốn, cũng không hề rút bớt vốn. Do khi lập BCTC riêng, các khoản đầu tư vào Công ty con được ghi nhận theo phương pháp vốn gốc, còn khi hợp nhất, nó được lập theo phần vốn mà cổ đông của công ty mẹ hiện sở hữu ở công ty con tại ngày hợp nhất (Phương pháp vốn chủ sở hữu).

Trên bảng cân đối kế toán riêng không thấy có chỉ tiêu “Lợi thế thương mại” trong khi trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất xuất hiện chỉ tiêu “Lợi thế thương mại”. Lợi thế thương mại là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận theo quy định

Để tham khảo thêm về báo cáo tài chính hợp nhất, các bạn có thể tìm và nghiên cứu chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.

Với những kiến thức ở trên, hi vọng các bạn đã có cái nhìn đầu tiên về báo cáo tài chính hợp nhất, một phần kiến thức sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình học các môn ACCA như F3, F7, P2. Nếu bạn chưa bắt đầu học F3, hãy đọc qua chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con để có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức của phần báo cáo hợp nhấtvà tạo tiền đề để học các môn cao hơn. Ngoài ra, báo cáo tài chính hợp nhất cũng là phần quan trọng mà bạn sẽ tiếp xúc trong quá trình đi làm sau này. Vì vậy hãy đọc và tìm hiểu báo cáo tài chính ngay từ bây giờ nhé.

>>> Xem thêm:

[KHAI GIẢNG] KHÓA HỌC F7 ACCA – FINANCIAL REPORTING – LẬP BÁO CÁO TRONG DOANH NGHIỆP

So sánh báo cáo tài chính của 2 công ty

Công cụ so sánh báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Để phân tích một cách hiệu quả dữ liệu tài chính và các báo cáo liên quan, và xác định xem tổ chức đang làm thế nào, và nhắm vào những lĩnh vực quyết định cần chú ý và giúp đỡ, thì công ty có thể sử dụng một số công cụ so sánh báo cáo tài chính sau:

  • So sánh: Các bảng báo cáo tài chính là những tài liệu thuộc về quá trình cơ bản không thay đổi- thể hiện dữ liệu chỉ liên quan đến một thời kỳ cụ thể. Tuy nhiên, các chủ sở hữu và nhà quản lý doanh nghiệp (và những người sử dụng các bảng báo cáo tài chính khác) vẫn không chỉ quan tâm đến thời kỳ được báo cáo, mà quan tâm đến xu hướng của những sự kiện trong những thời kỳ dài hơn. Do đó, sự phân tích báo cáo tài chính về cơ bản vẫn bị giới hạn.

So sánh báo cáo tài chính của 2 công ty

Công cụ so sánh báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Tuy nhiên, khi so sánh dữ liệu bảng báo cáo tài chính với một vài dữ liệu sau đây, công ty có thể đạt được sự hiểu biết tốt hơn về những khuynh hướng và đưa ra được những quyết định phù hợp về ý nghĩa của chúng. Mặc dù không ai trong chúng ta có thể thay đổi quá khứ. Nhưng công ty vẫn có thể sử dụng thành quả quá khứ như mốc so sánh hoặc so sánh chuẩn với tình hình hiện nay, để đưa ra những quyết định chính xác hơn trong tương lai. Những so sánh khả thi bao gồm:

  • Thành quả đã qua của chính doanh nghiệp (Những kết quả của thời kỳ trước đây).
  • Thành tích của các nhà cạnh tranh (Những doanh nghiệp tương tự khác).
  • Thành tích của ngành công nghiệp nói chung (Những doanh nghiệp khác trong cùng ngành công nghiệp).
  • Những mục đích, mục tiêu và kế hoạch chi tiết của tổ chức.
  • Tỉ lệ phần trăm xu hướng. Cũng có thể hoàn tất việc phân tích báo cáo tài chính qua cách sử dụng những tỉ lệ phần trăm xu hướng, vẫn được sử dụng để nêu lên một con số dữ liệu tài chính so với năm cơ sở. Qui tắc trong việc sử dụng những tỉ lệ phần trăm xu hướng là ít nhất phải xem xét 3 điểm dữ liệu, trước khi có thể xác định 1 xu hướng.

So sánh báo cáo tài chính của 2 công ty

Công cụ so sánh báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

  • Các bảng báo cáo so sánh. Một bảng báo cáo tài chính so sánh thể hiện dòng sản phẩm theo phần trăm cũng như theo số đôla tuyệt đối. Mỗi dòng sản phẩm trên các bảng báo cáo tài chính đều được trình bày như là phần trăm của một tổng số, là tổng số tài sản, hoặc tổng doanh thu. Cách trình bày các bảng báo cáo so sánh được biết đến như cách phân tích theo chiều dọc – bộc lộ những thay đổi số lượng liên quan đối  với dòng sản phẩm.
  • Những tỷ số về tài chính và kinh doanh. Việc phân tích tài chính hợp lý những kết quả của công ty, cung cấp cách đo lường và đánh giá tiến bộ đạt được những mục đích và mục tiêu cả về mặt tài chính lẫn kinh doanh (nghĩa là đạt được một lợi nhuận đầu tư thích hợp hoặc duy trì một vị trí thị trường thỏa mãn). Vị trí tài chính của công ty thường liên quan đến hai điều xem xét cơ bản:

So sánh báo cáo tài chính của 2 công ty

Công cụ so sánh báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

  1. Tiềm năng đối với sự tồn tại: Được đo lường bằng khả năng tiền mặt(khả năng đáp ứng những nghĩa vụ tài chính ngắn hạn), khả năng trả nợ (khả năng đáp ứng những nghĩa vụ tài chính dài hạn), và đòn bẫy vay nợ (tỉ lệ phần trăm những nguồn vốn bên ngoài so với nội bộ, được sử dụng để hình thành cơ cấu vốn của công ty).
  2. Thành quả: Đối với những việc đáp ứng mục đích tài chính và kinh doanh, được đo lường bằng những kết quả quản lý tài sản và khả năng sinh lợi.

Tỉ số (ratio), tiêu biểu cho mối quan hệ toán học giữa hai tình trạng về số lượng, là phương pháp đầu tiên được sử dụng đối với cách phân tích này. Khi được đo lường trong suốt một thời kỳ, thì tỷ số cho thấy những thay đổi hoặc xu hướng hoạt động kinh doanh của công ty. Chúng cũng cung cấp thông tin có giá trị để nhận ra những dấu vết rắc rối về kinh doanh. Việc nhận ra các vấn đề kinh doanh thực sự của một tổ chức và những nguyên nhân cố hữu (không phải là những triệu chứng) có thể cực kỳ khó khăn, và đôi khi, chỉ một phương pháp sáng tạo sẽ bộc lộ tình hình cơ bản thực sự.

So sánh báo cáo tài chính của 2 công ty

Công cụ so sánh báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Công ty nên triển khai và cung cấp một bảng báo cáo tài chính và báo cáo tổng hợp những hoạt động kinh doanh nội bộ nào:

  • Tích hợp các bảng báo cáo tài chính của công ty với những nhu cầu kinh doanh của tổ chức.
  • Sử dụng dữ liệu tài chính dưới dạng kinh doanh, để nhận ra các vấn đề và những nguyên nhân về kinh doanh trong tổ chức.
  • Sử dụng dữ liệu tài chính và kinh doanh để đưa ra quyết định hiệu quả hơn, hướng tới sự phát triển tích cực.

Sự chuẩn bị và phân tích các báo cáo tài chính cơ bản chỉ là điểm khởi đầu để triển khai báo cáo tổng hợp về tài chính và kinh doanh. Nếu bảng báo cáo tài chính được thực hiện cách đúng đắn , thì nó có thể cung cấp thông tin hữu ích về thành tích tài chính trong quá khứ và trạng thái hiện nay của công ty. Tuy nhiên, khi không nhận ra những hoạt động kinh doanh nội bộ (và môi trường bên ngoài) của công ty, và cách thức công ty vận hành, thì riêng việc phân tích tài chính không thể kể lại toàn bộ câu chuyện. Các vấn đề bên ngoài và kinh doanh nội bộ cần xem xét có thể bao gồm như sau:

  • Phân tích sản phẩm. Bán gì , bán cho ai, những chi phí sản phẩm, và tính chi phí thế nào( những cơ cấu định giá).
  • Cơ sở khách hàng. Ở trong những thị trường gì, bán cho ai, bao nhiêu sản phẩm, phục vụ như thế nào.
  • Dự báo mức tiêu thụ. Bao nhiêu sản phẩm, cho ai, và làm thế nào để bán
  • Các quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Cung cấp cái gì, làm thế nào để cung cấp , hiệu suất sử dụng.
  • Các hệ thống tích hợp. Kinh doanh/tiếp thị, sản xuất, kỹ thuật, tài chính và nhân sự.
  • Các hệ thống lên kế hoạch và lập ngân sách. Các kế hoạch chiến lược, dài hạn, ngắn hạn và chi tiết.

TACA hy vọng bài viết sẽ hữu ích tới bạn! Mời bạn xem thêm một số bài chất lượng của TACA:

Các kiến thức thuế chuyên sâu kế toán cần nắm rõ


Khóa học Kế toán thuế chuyên sâu 
Kinh nghiệm làm việc với đoàn kiểm tra
Báo cáo tài chính truyền thống không đáp ứng nhu cầu vận hành
Cán bộ thuế thường kiểm tra và xuất toán những gì?

Đề thi đại lý thuế và những lưu ý khi đi thi

Khi đi thi đại lý thuế cần chuẩn bị những gì

Kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt cho kỳ thi chững chỉ đại lý thuế

Chúc các bạn thành công!