So sánh bóng futsal với bóng đá

Sự khác biệt giữa bóng đá Futsal và bóng đá 11 người không chỉ đơn thuần là khác nhau về số lượng cầu thủ mà cơ bản là về kỹ thuật, khác về kích cỡ sân, về trái bóng, về luật lệ thi đấu, khác đủ thứ… Ấy vậy mà những người trong cuộc được cho là những chuyên gia bóng đá lại không biết hay cố tình làm ngơ?

So sánh bóng futsal với bóng đá
Ảnh minh họa: hff

Chuyện là ông Trần Vân Phát cố gắng ngồi xem giải nữ vô địch quốc gia để hy vọng tìm thêm gương mặt mới bổ sung cho đội tuyển. Nhưng cuối cùng, cố gắng ấy không thành vì theo ông là không có cầu thủ nào xứng đáng?

Để chữa cháy ông bèn đề xuất cho gọi 2 cầu thủ trong đội tuyển futsal nữ quốc gia và ngay lập tức được chấp thuận. Futsal là bóng đá gầm giầy, kỹ thuật xử lý bóng bằng gầm giầy chứ không như má trong, má ngoài của bóng đá sân cỏ. Đã vậy chu vi trái bóng, độ nẩy và mặt sân cũng hoàn toàn khác nên đòi hỏi các cầu thủ futsal lẩn sân cỏ khi huấn luyện cũng phải rất khác nhau.

Đã từng có cầu thủ chuyên nghiệp hẳn hoi khi chơi ở sân cỏ khi chuyển sang đá futsal đã “khóc ròng” vì sự khác biệt tưởng ai cũng biết này. Nếu ở sân cỏ, cầu thủ nào đó lười di chuyển vị trí còn có thể chấp nhận, chứ futsal là không thể, di chuyển liên tục cùng đồng đội cả khi công lúc về phòng thủ. Chỉ còn nước thở bằng mang tai vì mệt.

Chuyện cho thay người liên tục của futsal cũng như số giờ thi đấu chỉ 20 phút mỗi hiệp, chứ như bóng đá sân cỏ thì chỉ có nước “chết chắc”. Điều này đòi hỏi các cầu thủ futsal phải có thể lực, ngoài chuyện kỹ thuật.

Cũng như bóng chuyền bãi biển và bóng chuyền trong nhà cũng hoàn toàn khác nhau về kỹ, chiến thuật để từ đó HLV có những bài tập kỹ - chiến thuật sao cho phù hợp nhất. Bóng đá futsal và sân cỏ cũng vậy thôi, tối thiểu ai cũng biết. Ấy vậy mà đề xuất gọi cầu thủ nữ futsal bổ sung cho đội tuyền quốc gia 11 người lại được chấp thuận một cách dễ dàng, tại sao? Vì để chữa cháy, vì “không có chó thì bắt mèo…” hay vì các cầu thủ futsal khỏe, khéo hơn ?

Ngay như chuyện 1 ông bầu 2 đội bóng tưởng đã vào dĩ vãng ở bóng đá 11 người thì nay lại xuất hiện ở bóng đá futsal như trường hợp của Thái Sơn Nam và Thái Sơn Bắc mà các đội thi đấu trên sân tập của ông bầu kia tại giải futsal toàn quốc 2014 thì chơi kiểu gì và Thái Sơn Nam vào chung kết cũng không có gì bất ngờ. Vậy cũng không có ai biết? Hay biết nhưng từ từ rồi tính và chờ đại hội nhiệm kỳ 7 xong cho nó yên ổn rồi giải quyết? Giải quyết khi mọi chuyện đã rồi cũng là cách làm lâu nay của VFF? Chán thật!

Chưa khi nào Futsal được quan tâm nhiều tới như lúc này ở Việt Nam. Với người hâm mộ Việt Nam, nhiều điều luật của Futsal còn là một bí ẩn. Cùng điểm lại 5 điều luật độc đáo nhất của Futsal hoàn toàn trái ngược với bóng đá - môn thể thao “vua” ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhiều năm qua.

So sánh bóng futsal với bóng đá

1. Không có giới hạn về thay người

Trái với bóng đá có những quy định cực kỳ chặt chẽ và ngặt nghèo về thay người, Futsal cho phép thay người thoải mái. Bạn có thể thay vô số lượt, cầu thủ thay ra có thể thay vào. Futsal thay người không cần xin phép trọng tài, không cần viết giấy thay người. Cầu thủ thay người chỉ cần đứng vào vạch biên ngang, giơ tay cho trọng tài thấy và vào sân ngay khi bóng chết.

Điều luật cởi mở này tạo điều kiện cho tất cả các cầu thủ có thể vào sân. Với Futsal, không có khái niệm “cầu thủ không thể thay thế”. Thủ môn đã đánh bại nguời Nhật trên chấm luân lưu Nguyễn Đình Y Hòa chỉ là phương án dự bị của Nguyễn Văn Huy. 2/4 bàn của tuyển Futsal Việt Nam ở trận gặp Nhật Bản cũng được ghi bởi các cầu thủ dự bị.

2. Hội ý và chiến thuật câu giờ

Trong bóng đá, mỗi khi đội bóng gặp áp lực, HLV không thể tác động gì ngoài thay người. Nhưng với Futsal, HLV có quyền sử dụng hội ý ngay lập tức. Quyền hội ý kéo dài 1 phút là vũ khí kỳ diệu cho các HLV thực hiện các thay đổi chiến thuật, câu giờ hay giảm hưng phấn của đối thủ.

3. Không có thẻ đỏ, không còn việt vị

Khác với bóng đá, Futsal không có thẻ đỏ tuyệt đối, do đó không tồn tại khái niệm chêch lệch quân số. Cầu thủ dính thẻ đỏ trực tiếp hoặc thẻ vàng thứ hai chỉ phải rời sân trong 2 phút và sẽ được vào sân ngay lập tức trong 2 phút đó nếu đối phương ghi được bàn thắng.

Một luật đặc biệt quan trọng khác của bóng đá cũng không tồn tại trong Futsal là việt vị. Các cầu thủ có thể di chuyển, chạy chỗ thoải mái, thậm chí “mắc võng” trước khung thành đối phương mà không cần lo lắng phạm luật.

4. Phạt đền liên tục

Nếu thẻ đỏ là một điều luật “nhẹ nhàng” cho Futsal thì phạt đền là con “quái vật” mà mọi đội bóng đều sợ hãi. Bắt đầu từ lần phạm lỗi thứ 6, đối thủ sẽ liên tục được hưởng phạt đền tương ứng với mỗi lần bị phạm lỗi. Cú sút phạt được thực hiện ở cự ly 10m, thủ môn đối phương phải đứng cách bóng ít nhất 5m, mọi cầu thủ đối phương phải đứng sau lưng người sút phạt đền. Số lượng phạt đền kiểu này không có giới hạn.

Ngoài ra, nếu thời gian thi đấu chính thức kết thúc với tỷ số hòa, cầu thủ hai bên sẽ thi đấu luân lưu ba lượt ở cự ly 6m để phân định thắng bại.

5. Có tới hai kỳ World Cup

Futsal hiện tại tồn tại hai hệ thống World Cup. Đó là FIFA World Cup của FIFA, ra đời năm 1989, đã tổ chức qua 7 kỳ với nhà vô địch tuyệt đối là Brazil (5 lần nâng cúp). Hệ thống thứ hai là AMF Futsal World Cup tổ chức bởi AMF (Liên đoàn Futsal thế giới). Hai hệ thống này ra đời do mâu thuẫn sâu sắc giữa Liên đoàn Futsal quốc tế (FIFUSA) với FIFA.

World Cup mà Việt Nam giành quyền tham dự là FIFA Futsal World Cup của FIFA, giải đấu danh giá và chất lượng hơn.