So sánh các công nghệ tivi năm 2024

Trên thị trường ngày càng có nhiều các dòng tivi với những công nghệ màn hình khác nhau khiến người mua phải đau đầu lựa chọn. Sự khác nhau giữa công nghệ, cấu tạo, ưu điểm và nhược điểm của từng loại màn hình này như thế nào, xin mời mọi người cùng SAMNEC tìm hiểu một số công nghệ màn hình tiêu biểu qua bài viết dưới đây.

So sánh các công nghệ tivi năm 2024

Màn hình OLED ra đời là một cải tiến công nghệ, giúp ích rất nhiều cho trải nghiệm người dùng. Nó đã cải tiến được rất nhiều tính năng của màn hình LED.

OLED viết tắt của Organic Light Emitting Diodes (Điốt phát sáng hữu cơ) là “điểm ảnh tự phát sáng” sử dụng vật liệu hữu cơ tự phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua.

Khác với màn hình LCD sử dụng nguồn ánh sáng nền (backlight) để hiển thị màu sắc thông qua tinh thể lỏng và bộ lọc màu, màn hình tivi OLED thể hiện màu sắc thông qua vật liệu phát sáng RGB, ba màu cơ bản của ánh sáng phản ứng khi có dòng điện chạy ở lớp phát sáng hữu cơ.

Vì mỗi pixel sẽ phát ra ánh sáng riêng nên màn hình OLED không chỉ vượt trội ở chất lượng hình ảnh, độ dày và lượng tiêu thụ điện năng thấp, v.v, mà còn có thể uốn cong và gấp lại một cách linh hoạt, cho phép sử dụng trong các ứng dụng đa dạng. Cấu tạo màn hình OLED gồm có các phần sau:

  • Tấm nền (substrate) - làm từ nhựa trong, thủy tinh,…tấm nền có tác dụng chống đỡ cho OLED.
  • Anode (trong suốt) - anode sẽ lấy đi các electron (hay tạo ra các lỗ trống mang điện dương) khi có một dòng điện chạy qua thiết bị.
  • Các lớp hữu cơ - các lớp này được tạo thành từ các phân tử hữu cơ hay polymer.
  • Lớp dẫn (conductive layer) - lớp này được làm từ các phân tử hữu cơ dẻo có nhiệm vụ truyền tải các lỗ trống từ anode. Trong đó có một loại polymer dẫn được sử dụng trong các OLED gọi là polyaniline.
  • Lớp phát sáng (emissive layer) - lớp này được làm từ các phân tử hữu cơ dẻo (nhưng khác loại với lớp dẫn) có nhiệm vụ truyền tải các electron từ cathode. Trong đó có một loại polymer được dùng trong lớp phát sáng gọi là polyfluorence.
  • Cathode (có thể trong suốt hoặc không tùy thuộc vào loại OLED) - cathode sẽ tạo ra các electron khi có dòng điện chạy qua thiết bị.

So sánh các công nghệ tivi năm 2024

  • Điểm mạnh của màn hình OLED là độ tương phản cao, màu đen hiển thị sâu. Đây là đặc trưng nổi bật của dòng sản phẩm này bởi vì nếu một pixel không nhận được điện thì nó sẽ không tạo ra ánh sáng và do đó đem lại hiển thị hoàn toàn màu đen.
  • Có khả năng tùy biến theo nhiều hình dạng khác nhau: Gập lại hay uốn cong.
  • Chất lượng hình ảnh được cải thiện – độ tương phản tốt hơn, độ sáng cao hơn, góc nhìn đầy đủ hơn, gam màu rộng hơn và tốc độ làm mới nhanh hơn nhiều.
  • Tiêu thụ điện năng thấp hơn do thiết kế mỏng, nhẹ lại không sử dụng đèn nền.
  • Màn hình OLED rất bền và có thể chịu được phạm vi nhiệt độ hoạt động rộng hơn.
  • Thời gian phản hồi của OLED chỉ là khoảng 0,1 mili giây, nhanh hơn rất nhiều so với tivi QLED.
  • Màn hình OLED có thể không suy giảm độ sáng ở những góc nhìn khác nhau - lên đến 84 độ.

So sánh các công nghệ tivi năm 2024

  • Màn hình OLED gây ảnh hưởng cho người dùng, nếu được dùng ngoài trời nắng.
  • OLED có tuổi thọ giới hạn - dễ bị cháy màn hình. Màn hình OLED có thể bị xuất hiện hiện tượng Burn - in ( lưu ảnh màn hình): Hiện tượng này xảy ra khi màn hình hiển thị hình ảnh tĩnh kéo dài, nguyên nhân là do các đi-ốt với lớp phủ Photpho ở mặt sau của màn hình phát sáng trong thời gian dài, khiến chúng bị hao mòn và giảm đi độ sáng vĩnh viễn so với các đi-ốt xung quanh dẫn đến bóng mờ bị in lên tivi.
  • Chi phí màn hình OLED khá cao.
  • Đặc biệt, màn hình OLED không phù hợp trong môi trường ẩm thấp.
  • Không phải là lựa chọn phù hợp với những người cần một màn hình có chất lượng hiển thị trung thực cho công việc.

Tham khảo thêm một số dòng tivi OLED đang bán tại SAMNEC:

Tivi QLED (viết tắt của Quantum Dot LEDs) được phát triển dựa trên công nghệ màn hình tivi LED, kết hợp với chất liệu kim loại chấm lượng tử Quantum Dot, giúp mang đến trải nghiệm màu sắc tuyệt hảo cho người sử dụng.

So sánh các công nghệ tivi năm 2024

Tivi QLED hoạt động bằng cách đặt 1 lớp chấm lượng từ phía trước lớp đèn nền LED. Lớp chấm lượng tử được cấu thành bởi các hạt siêu nhỏ có kích thước đường kính cỡ 2-10 nm, các chấm này được sử dụng trong hiển thị hình ảnh bởi khả năng cho màu sắc khác nhau tùy kích thước của các chấm. Bởi vì các chấm này có thể tự phát ra các màu sắc riêng, do đó màu sắc hiển thị có thể được tái tạo lại một cách chi tiết hơn.

Với sự xuất hiện của TV QLED, nhiều người quan tâm xem chúng khác gì so với OLED. Chung quy là theo các nguyên tắc công nghệ khác nhau. TV QLED sử dụng các chấm lượng tử ( Quantum Dot) vô cơ, bền, ổn định, cho phép màu sắc và độ sáng tuyệt vời, trong khi đó, TV OLED sử dụng vật liệu hữu cơ tự phát sáng mà không cần đèn nền, cho mức tương phản tốt nên cũng dễ bị lưu ảnh hơn.

  • Công nghệ QLED có lợi thế nổi bật về độ sáng (khoảng 2.000 nits) bởi vì chúng sử dụng đèn nền riêng biệt thay vì dựa vào từng điểm ảnh để tạo ra ánh sáng. Việc sở hữu các chấm lượng tử cũng giúp màn hình QLED có dải màu rộng hơn.
  • Hạn chế rò rỉ photon tốt hơn, tức là màu được bảo toàn tốt hơn và hình ảnh đồng nhất từ mọi góc nhìn với khả năng tái tạo màu cao, nâng độ sáng, rực rỡ nhưng đảm bảo sự trung thực màu.
  • Về tuổi thọ: Các bóng đèn trên QLED dùng vật liệu vô cơ để phát sáng nên độ bền thực tế của chúng luôn cao hơn OLED.
  • Ngoài ra, các chấm lượng tử của tivi QLED còn có khả năng tối đa hóa ánh sáng bằng cách tạo ra những màu sáng hơn trong phổ màu mà không làm mất đi độ bão hòa.

So sánh các công nghệ tivi năm 2024

  • Tuy ra đời sau OLED nhưng công nghệ QLED vẫn chưa có chất lượng hiển thị màu đen nổi bật, thậm chí tivi OLED được cho là nhỉnh hơn tivi QLED ở khả năng thể hiện màu đen.
  • Cadmium (Cd) là một kim loại nặng có khả năng gây ung thư cho con người, bao gồm cả Cd dùng làm chấm lượng tử trên một số màn hình QLED hiện nay. Vì vậy trong quá trình sử dụng nếu bị làm rơi vỡ, các màn QLED dùng Cd sẽ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.
  • Những màn hình QLED có độ sáng cao nên cũng có thể gây ra hiện tượng chói mắt trong quá trình sử dụng.
  • Thời gian phản hồi (response time) đề cập đến thời gian để pixel chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Thời gian phản hồi càng nhanh, hình ảnh càng sắc nét, đặc biệt là trong những cảnh hành động nhanh. Về phương diện này tivi QLED thông thường dao động trong khoảng từ 2 đến 8 mili giây, chậm hơn nhiều so với tivi OLED.
  • Với màn hình QLED, góc nhìn tốt nhất là chính diện. Chất lượng hình ảnh của màn hình QLED sẽ giảm cả về màu sắc và độ tương phản khi bạn di chuyển sang bên cạnh hoặc lên xuống.

Tham khảo thêm một số dòng tivi QLED đang bán tại SAMNEC:

Dòng tivi sử dụng nhiều đèn nền mini LED được hãng SAMSUNG gọi là NEO QLED, hãng LG gọi là QNED còn hãng TCL và HiSense gọi là Tivi MINI LED.

NEO QLED là một cải tiến so với các màn hình QLED hiện có dựa trên công nghệ chấm lượng tử của Samsung. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai tấm nền là QLED sử dụng đèn nền LED truyền thống, trong khi Neo QLED sử dụng đèn nền LED mini :có nghĩa là bạn có thể lắp nhiều đèn hơn và nhóm chúng thành nhiều vùng mờ. Công nghệ đèn LED mini mới với kích thước đèn nền nhỏ hơn 40 lần so với đèn LED thông thường. Điều này giúp gia tăng số lượng đèn LED trên tấm nền, giúp tivi hiển thị sáng hơn cùng màu sắc chuẩn xác, chân thật nhất.

So sánh các công nghệ tivi năm 2024

Với nhiều đèn LED và vùng làm mờ hơn, khả năng điều khiển ánh sáng của NEO QLED có thể tinh tế và chính xác, dẫn đến tỷ lệ tương phản tốt hơn trên bảng. Bạn không nhận được gần như nhiều hiệu ứng vầng hào quang xung quanh một vật thể sáng trong nền tối - một vấn đề vẫn còn tồn tại trong công nghệ LCD cho đến ngày nay. Kết hợp cùng với lớp phủ Micro trên nền mini LED mới giúp ánh sáng đi theo đường thẳng thay vì hình nón như LED thường giúp tăng cường độ tương phản do đã hạn chế được hiện tượng giao thoa ánh sáng – nguyên nhân chính khiến màu đen và trắng bị nhoè khi đứng cạnh nhau.

So sánh các công nghệ tivi năm 2024

Bên cạnh kỹ thuật đèn nền, tấm nền NEO QLED vẫn là màn hình LCD với công nghệ chấm lượng tử.

Tivi NEO QLED mới có tất cả những ưu điểm như của màn hình QLED đồng thời mang lại mức độ màu đen tốt hơn nhiều nhưng nó vẫn không tốt bằng màu đen thực sự mà bạn có thể nhận được trên màn hình OLED.

So sánh các công nghệ tivi năm 2024

Tham khảo thêm một số dòng tivi NEO QLED đang bán tại SAMNEC:

Màn hình QD- OLED (viết tắt của tấm nền Quantum Dot OLED) là sự kết hợp giữa màn hình QLED và OLED. Nhà sản xuất không sử dụng toàn bộ đèn nền LED mà chọn đèn LED màu xanh lam riêng nhằm chuyển đổi ánh sáng sang màu xanh lá cây và màu đỏ, nhờ thế cho phép tiêu thụ ít năng lượng hơn trong quá trình này. Đồng thời, các tấm nền QD-OLED sẽ sử dụng các điểm ảnh OLED màu xanh lam và các chấm lượng tử của đèn LED để mang đến độ chính xác màu cao hơn và có hiệu quả hơn.

So sánh các công nghệ tivi năm 2024

QD-OLED có khả năng biểu thị độ sáng rực rỡ hơn nhờ sử dụng lớp phát quang màu xanh (blue) có năng lượng ánh sáng mạnh mẽ nhất.

Có thể nói rằng QD-OLED là giải pháp tối ưu cho màn hình tivi và chất lượng hình ảnh hiện nay nhờ sự cải thiện các thiếu sót của những công nghệ trước, công nghệ màn hình này mang đến trải nghiệm ấn tượng cho người dùng: kết hợp giữa độ sáng và màu sắc của công nghệ chấm lượng tử Quantum Dot đi kèm với độ tương phản tuyệt đẹp và màu đen hoàn hảo trên tấm nền OLED.

Theo Samsung Display công nghệ này có “độ bao phủ màu rộng nhất trong các công nghệ màn hình hiện có. QD -OLED TV có thể bao phủ tới 99,8% gam màu DCI-P3.”

  • Đây là công nghệ mới nhất và giải quyết được rất nhiều vấn đề màu sắc trên tấm nền OLED. Màn hình dùng ánh sáng trực tiếp của đèn LED xanh lam tạo ra màu trên chấm lượng tử, từ đó mang đến những màu đơn sắc rõ ràng và tự nhiên hơn rất nhiều.
  • Màn hình công nghệ QD mang đến góc nhìn hoàn hảo và chân thật nhất: Hình ảnh trả về không pha trộn màu sắc, có độ RGB tinh khiết và không có subpixel trắng.
  • Hỗ trợ độ phân giải cao giúp tivi kéo dài tuổi thọ và tiết kiệm năng lượng.
  • Tấm nền giúp hạn chế xuất hiện của bóng mờ trên hình ảnh trả về người dùng.
  • Chất lượng của tấm nền vượt qua màn hình OLED và có giá thấp hơn rất nhiều.

So sánh các công nghệ tivi năm 2024

  • Các chấm lượng tử trên màn hình của thiết bị sẽ bị tia UV kích thích vào khá lớn.
  • Thêm nữa vật liệu có tác dụng chuyển đổi màu sắc trên chấm lượng tử không phải lúc nào cũng bắt đúng màu. Và không phải khi nào vật liệu này cũng thu được ánh sáng xanh, có những lúc sẽ không thu được ánh sáng như bạn mong muốn.

Như vậy, sau khi tìm hiểu về 4 công nghệ màn hình phổ biến nhất trên tivi hiện nay các bạn có thể thấy rằng càng về sau các thiết kế càng có tính ưu việt: cả về độ hiển thị màu sắc cũng như độ tương phản. Tuy nhiên, các công nghệ màn hình này vẫn không thể khắc phục hết hoàn toàn mọi nhược điểm. SAMNEC tin rằng, với tốc độ phát triển của công nghệ, các nhà khoa học sẽ phát minh ra các công nghệ màn hình tân tiến hơn nữa trong những năm sắp tới..