So sánh giá team và slack năm 2024

Microsoft Teams và Slack là hai ứng dụng nhắn tin, họp nhóm online miễn phí được đánh giá cao hiện nay. Tuy nhiên, cả hai vẫn có sự khác biệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để xem Microsoft Teams hay Slack phù hợp nhất với nhu cầu của bạn nhé!

Microsoft Teams

Microsoft Teams cho Android

Microsoft Teams cho iOS

So sánh phiên bản miễn phí của Microsoft Teams và Slack

Trước khi miễn phí, Microsoft Teams đã từng là công cụ chỉ có sẵn cho người dùng đăng ký Office 365. Thậm chí, sau đó, muốn dùng nó làm tính năng bổ trợ, bạn phải trả thêm tiền.

Hệ thống thanh toán và tập trung hướng tới khách hàng Office hiện tại đã hạn chế sức hút của nền tảng Teams, tuy nhiên, nó là một công cụ đảm bảo năng suất lao động cho doanh nghiệp đăng ký Office 365 hiện có.

Microsoft Teams miễn phí chắc chắn cung cấp rất nhiều tính năng hữu ích, đặc biệt khi so sánh với phiên bản miễn phí của Slack.

Một trong số ưu điểm lớn nhất của Slack là dễ dùng. Hầu như ai cũng có thể vào Slack và trò chuyện ngay lập tức, chỉ cần đăng ký tài khoản hợp lệ. Microsoft Teams có như vậy không?

Microsoft Teams có dễ sử dụng?

Giao diện Microsoft Teams đáp ứng thiết kế hợp thời của nền tảng nhắn tin tức thì. Một cột bên trái hiển thị Teams của bạn và các kênh liên quan tới chúng, cột bên phải liệt kê thành viên trong Teams với trạng thái online của họ. Trung tâm ứng dụng bao gồm Conversations, Files, Meeting Notes và các tab có thể tùy biến khác.

Microsoft Teams còn có cột menu khác ờ góc trong cùng bên phải với các tùy chọn truy cập nhanh, hoạt động gần đây, truy cập trực tiếp vào file chia sẻ cùng bất kỳ app và tích hợp bổ trợ khác.

Tính năng của Microsoft Teams

Mặc dù cấu trúc menu của Microsoft Teams hơi thiếu trực quan một chút nhưng bạn sẽ tìm thấy ở đây rất nhiều tính năng hữu ích. Ví dụ: Bạn dễ dàng tạo cuộc họp video 3 chiều, kết hợp ghi chú nội dung, chia sẻ file khi trò chuyện về những vấn đề quan trọng.

Cuộc họp qua video cũng tích hợp chia sẻ màn hình, cho phép bạn xem những gì đồng nghiệp đang giải thích qua bài thuyết trình trên Powerpoint… Hầu như bạn có thể thực hiện liền mạch mọi công việc trên Microsoft Teams, kể cả thêm thành viên mới vào video chat. Ứng dụng cũng hỗ trợ làm mờ nền, chia sẻ các bản ghi trên đám mây tới thành viên khác trong Team.

Về phạm vi tích hợp và app có sẵn trên Microsoft Teams khá ấn tượng, đặc biệt khi so sánh với Slack miễn phí. Bạn dễ thấy Microsoft Teams miễn phí hữu ích cho doanh nghiệp nhỏ và mới khởi nghiệp. Một tính năng tuyệt vời khác là biên dịch tin nhắn trực tiếp cho mọi thành viên bằng ngôn ngữ app hỗ trợ.

Điều khiển Microsoft Teams

Đây cũng là tính năng vượt trội của Microsoft Teams so với Slack. Ở các kênh Slack, bạn có thể dùng ảnh GIF, sticker… khi chat, tuy nhiên, dù hạn chế sử dụng chúng, việc thảo luận công việc vẫn khó theo dõi những thông tin quan trọng.

Cài đặt Microsoft Teams có tùy chọn “Fun stuff”. Nó chứa emoji, meme, sticker. Tùy chọn này cho phép chủ sở Team tắt upload các meme, hình dán, GIF tùy biến khiến cuộc trò chuyện không bị rối mắt.

Nhìn chung, Microsoft Teams vẫn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn Slack. Trong thời đại, học trực tuyến, họp online nhanh chóng, đơn giản và an toàn được ưu tiên hàng đầu thì Microsoft Teams xứng đáng nằm trên máy tính của bạn. Nó là sản phẩm do chính tay Microsoft phát triển nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.

Mình biết là còn rất nhiều công ty hay đội nhóm vẫn đang sử dụng Skype để làm kênh giao tiếp chính. Tuy nhiên, nếu thử xài Slack hay Telegram sẽ thấy được nhiều ưu điểm vượt trội.

Các đội nhóm xung quanh mình thì hầu hết xài Telegram nhưng Slack có những ưu điểm mà ngay cả Telegram cũng không có.

Bài này mình sẽ phân tích hai ứng dụng chat dành cho đội nhóm mà mình nghĩ là tốt nhất hiện nay.

1. Tính tổ chức

Về khía cạnh này, Slack xứng đáng là số một trong làng app chat. Tất cả các app chat khác từ Skype, Zalo, Viber đến Telegram đều thua Slack ở yếu tố này vì các app này là U2U [User-to-User]. Tức là không tham gia đội nhóm nào, chúng ta vẫn có thể tự tạo và sở hữu riêng cho mình tài khoản của các app chat trên.

Với Slack thì không, nó là tài sản riêng, sân chơi riêng của tổ chức. Bạn phải được mời vào, truy cập đúng đường dẫn và thậm chí một số công ty còn giới hạn phải đăng nhập bằng đúng tài khoản G Suite mới được, để tăng tính bảo mật.

Đây, anh em phải nhớ đúng đường dẫn của team mình để vào​

Khi tham gia vào Slack, bạn cũng chỉ có thể tham gia một số nhóm mở và tính tổ chức ở đây phát huy công năng lớn nhất là khi bạn... nghỉ việc.

Ở Skype, Zalo hay Telegram, sau nghỉ việc bạn vẫn có thể tồn tại trong các group chat của công ty và nếu group đó do bạn tạo ra thì càng căng hơn nữa. Có khả năng công ty phải tạo group mới và mất hết dữ liệu chat cũ.

Mình có một người bạn, nghỉ công ty cũ đã 3 năm vẫn có thể xem và tải lại các tài liệu mà trước đó công ty gửi cho nhau qua Telegram.

Chưa hết, trong từng nhóm, Slack còn cho phép tuỳ chỉnh quyền hạn của thành viên. Tránh việc ai đó spam, quấy nhiễu người khác quá nhiều. Đúng bản chất của một tổ chức: Có cấp bậc, có vai vế và quyền hạn khác nhau.

App Slack hỗ trợ đăng nhập cùng lúc nhiều đội nhóm khác nhau nhưng mỗi đội nhóm là riêng biệt, sẽ xem và quản lý. Còn Telegram là trộn chung hết lại.

Cùng lúc Slack cho truy cập nhiều team khác nhau, lúc xem để chat thì sẽ độc lập nhau​

2. Tính toàn vẹn thông tin

Đây là một trong những yếu tố quan trọng của một tổ chức nếu muốn được cấp chứng chỉ ISO 27001 [chứng chỉ về an ninh thông tin]. Nếu dùng Telegram, bạn có thể chỉnh sửa hoặc xoá nội dung chat bất kỳ lúc nào, thậm chí xoá toàn bộ lịch sử chat.

Slack có chế độ tuỳ chỉnh để thành viên chỉ được chỉnh sửa và xoá trong vòng 10 phút.

Tin đã chat quá 10 phút không còn thấy nút edit​

3. Tính mở rộng

Telegram công khai các API để lập trình thêm các thông tin tuỳ biến, điều này rất hay và hữu dụng. Tuy nhiên chỗ này Slack còn đỉnh hơn vì có hẳn kho ứng dụng với sẵn các ứng dụng phổ biến như Dropbox, Google Drive, Trello, Asana, Jira, Confluence...

Slack có hẳn kho ứng dụng với các bên thứ ba nổi tiếng và phổ biến​

Chỉ với vài click chuột là mọi thứ như tài liệu, task công việc cho đến nhiều tiện ích khác đều tập trung về một mối quy nhất là Slack.

Khi đó, chỉ cần chat trên Slack là bạn có thể biết được ai vừa hoàn thành task nào, task nào bị trễ deadline, ai vừa phỏng vấn xong ứng viên và bình luận gì về ứng viên đó, ai phỏng vấn tiếp theo...

Đây thực sự là một khác biệt lớn ở Slack.

4. Nhược điểm của Slack

Khen nhiều rồi cũng nên chê một chút để anh em có cái nhìn đa chiều xem có nên chuyển sang dùng Slack hay không.

  • Không miễn phí như các app chat kia. Chỉ miễn phí 10,000 tin nhắn. Từ tin nhắn thứ 10,001 trở đi là tự động bị xoá. Phí tương đối đắt. Bảng giá đây.
  • Lưu trữ file cũng bị hạn chế dung lượng.
  • Khi up ảnh lên để chia sẻ, không hỗ trợ vẽ tay [doodle].
  • Trải nghiệm up ảnh và chia sẻ file trên Slack thua xa Telegram.
  • Ở ngay cả bản trả phí, chất lượng thoại không tốt.
  • Trước kia chỉ có tạo username kiểu ký tự viết liền như cuhiepdeptrai. Giờ cho tạo thoải mái, vừa có dấu, vừa có khoảng cách, kiểu như Cu Hiệp Đẹp Trai. Cho tạo như này nếu công ty không có quy ước rõ ràng về cách tạo thì những cái tên "quốc dân" như Nguyễn Tuấn Anh mà trong tổ chức đông người thì tìm kiếm ra người này để tag là thực sự mệt mỏi.

Bonus: Slack là không có vụ gửi sticker khi chat nhưng đổi lại là có reaction và cho tuỳ chỉnh thêm reaction icon tuỳ thích nên khá là vui.

Như này có thể gọi là "bão reaction" 😁 ​

Team của anh em đang chat bằng công cụ gì là chính? Thấy công cụ đó có ưu - nhược điểm gì, mời anh em chia sẻ nha!

Chủ Đề