So sánh giữa sống thật và sống ảo năm 2024

Trong giới trẻ hiện nay, thói quen sống ảo dường như rất nghiêm trọng. Đó là những mối tình ảo, các mối quan hệ ảo theo kiểu ngôn tình hay ảo tưởng về sức mạnh bản thân. Để gây sự chú ý cho nhiều người, các bạn trẻ đã chìm đắm trong cuộc sống ảo với những trò khoe tiền, đồ hiệu, các bức ảnh nóng lên các trang mạng xã hội. Vậy còn bạn, bạn đang sống ảo hay sống thật?

Hãy đến với cuốn sách “Sống ảo, ảo bao nhiêu cho vừa?” của tác giả Nam Lâm để chúng ta cùng đọc, cùng suy ngẫm và cùng trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay.

Xã hội phát triển mang đến cho con người rất nhiều lợi ích, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Toàn cầu như xích lại gần nhau hơn nhờ có mạng Internet. Những lá thư tay nhường chỗ cho những lá thư điện tử. Mọi kiến thức của nhân loại có thể truy cập từ phòng ngủ. Chẳng cần ở cạnh nhau, người ta vẫn có thể gọi điện và nhìn thấy nhau bất cứ lúc nào. Mạng xã hội xóa đi khoảng cách, thiết lập phương thức giao tiếp mới. Nhưng Internet không phải khu rừng cất giữ toàn châu. Lạc trong rừng thẳm là điều không ít cá nhân trải qua. Nói cách khác, mỗi người trong chúng ta đều phải trả giá ít hay nhiều cho các tiện ích thế giới mạng mang đến, đặc biệt là thế hệ trẻ.

“Sống ảo, ảo bao nhiêu cho vừa?” đưa ra những chỉ dẫn ta cần: những biến động nghề nghiệp khi thế giới mạng lên ngôi; các định nghĩa mới về hạnh phúc, đam mê và thành công; các nguy cơ lẫn cơ hội nằm trong phần chìm tảng băng mạng xã hội…Và như vậy, khi có một hình dung nhất định về thế giới của thế kỷ 21, ta sẽ tái xác định chân dung chính mình, vị trí mình chọn để tồn tại trong thế giới đó.

Đồng thời, những bài viết trong cuốn sách này cũng đề xuất một số kỹ năng thiết yếu để thích nghi và tồn tại trong thế giới mạng, như tư duy phản biện là kỹ năng sống còn để phân biệt thật giả, khả năng hòa nhập để trở thành một mắt xích trong xã hội liên kết, bước ra khỏi vòng an toàn của bản thân để bắt lấy thời cơ trong dòng chảy thông tin, hãy lựa chọn thái độ trước các tác động của thế giới ảo để sống hạnh phúc…

“Sống ảo, ảo bao nhiêu cho vừa?” là bức tranh toàn cảnh về thời đại Internet. Cuốn sách giúp ta thấy hiểu người trẻ, nắm bắt tâm lý con người hiện đại, đưa ra gợi ý để mỗi chúng ta xác định lại bản thân giữa thế giới phẳng đầy biến động này.

Trang Bright Side mới đây đưa ra những so sánh thú vị cho thấy sự khác biệt giữa ảnh sống ảo trên Instagram và thực tế cuộc sống.

So sánh giữa sống thật và sống ảo năm 2024
Với sự hỗ trợ của công nghệ làm đẹp, những ứng dụng chỉnh ảnh, việc "sống ảo" của hội chị em chưa bao giờ dễ dàng đến vậy. Thế nên, dân mạng vẫn thường đùa rằng make up và mạng xã hội "nợ đàn ông một lời xin lỗi". Ảnh: @skinwithlea.
So sánh giữa sống thật và sống ảo năm 2024
Tuy nhiên, không chỉ có phụ nữ mới biết chăm chút cho trang cá nhân của mình. Sự khác biệt giữa ảnh đại diện và ảnh đời thường của cánh mày râu đôi lúc cũng là minh chứng sống động cho khoảng cách xa vời giữa mạng xã hội và thực tế. Ảnh: @hannahxtwan.lover.
So sánh giữa sống thật và sống ảo năm 2024
Một lưu ý quan trọng khi chụp hình thức ăn để khoe lên mạng đó là chỉ nên chụp trước khi ăn. Ảnh: @_insta_reality_.
So sánh giữa sống thật và sống ảo năm 2024
Các hình ảnh trên mạng xã hội đôi khi chỉ phản ánh một nửa sự thật và một nửa sự thật không phải là sự thật. Ảnh: @henrietta_hope.
So sánh giữa sống thật và sống ảo năm 2024
Không ít người từng gặp những "cú lừa" khi tin vào ảnh check-in của dân mạng và luôn thắc mắc: "Tại sao chụp cùng một nơi mà hình mọi người đẹp thế, còn của mình thì tệ hại?". Câu trả lời đơn giản là người ta chỉ khoe hình đẹp lên mạng thôi. Ảnh: @b4ck_to_reality. 'Vuông, tròn, tam giác' và loạt trào lưu kỳ lạ đang hot trên mạng Trào lưu bị chỉ trích "vuông, tròn, tam giác", thử thách "hack não" Dele Challenge hay điệu nhảy Baby Shark hiện được rất nhiều người hưởng ứng.

Huệ Lâm

sự khác nhau giữa instagram và thực tế instagram thực tế cuộc sống sống ảo hình ảnh hài hước

"Ngày nào bạn bè tôi cũng up ảnh vợ chồng tình tứ, đăng story khoe chồng lãng mạn, ga lăng, tháo vát, vui vẻ giúp vợ làm việc nhà... Tôi chạnh lòng" - chị H.L. (TP.HCM) chia sẻ. Chị kể: "Tôi cũng "vẽ" ra tút kiểu khoe chồng, chạy theo những lời tung hô, khen chê".

Mệt mỏi, áp lực vì... khoe

Vốn xinh đẹp và học giỏi, sau khi ra trường, chị N.T.H.L. (33 tuổi, quận 3) nên duyên với một doanh nhân trẻ. Bản thân chưa kịp phát triển sự nghiệp thì chị mang thai. Chồng bận rộn khởi nghiệp, chị H.L. đành chấp nhận ở nhà làm nội trợ, sinh con, toàn tâm toàn ý chăm sóc cho gia đình.

10 năm trôi qua, con trai đầu lòng đã 9 tuổi, con gái 7 tuổi và đều đã đi học, chị L. quyết định quay lại với đam mê nghề luật sư. Bằng tốt nghiệp loại giỏi nhưng không có kinh nghiệm, chị L. rầu rĩ bắt đầu sự nghiệp từ nhân viên tiếp nhận hồ sơ tại một công ty luật.

"Bạn học đều đã là luật sư cứng nghề, người có công ty luật riêng, người là trưởng phòng pháp lý trong công ty lớn, người đã có thêm văn bằng 2, tôi có chút chạnh lòng vì bao nhiêu năm không phát triển được chuyên môn.

Càng chạnh lòng hơn khi các bạn đều khoe có sự cảm thông, đồng hành và hậu thuẫn lớn từ chồng, chồng tâm lý và thương vợ.

Ngày trước ai cũng ngưỡng mộ tôi bởi lấy được chồng đẹp trai, nhà giàu, lãng mạn, còn bây giờ anh khô khan, bận rộn, cáu gắt.

Việc gia đình anh cũng chưa từng ngó ngàng đến, phó mặc toàn bộ cho tôi. Vợ chồng tôi cũng không còn tiếng nói chung, đụng đến chuyện là cãi vã không ngừng"- chị L. rớm nước mắt kể.

"Lướt Facebook, thấy những dòng status, story của bạn bè khoe chồng tâm lý, lãng mạn, những tấm ảnh tình tứ, tôi tặc lưỡi "làm màu quá", nhưng rồi chẳng hiểu sao tôi bị cuốn theo. Tôi bịa ra việc được chồng giúp đón con, giúp tôi việc nhà, cùng tôi đi spa... rồi đăng lên mạng, vui vẻ hưởng thụ sự ngưỡng mộ, tung hô trên mạng ảo.

Đã chặn trang cá nhân mạng xã hội của chồng nên tôi nói dối, sống ảo trên mạng càng nhiều, càng dễ.

Thế nhưng cuộc sống trên mạng càng tốt đẹp bao nhiêu, thì khi về nhà, thực tế đối diện với chồng lại càng trần trụi, mệt mỏi bấy nhiêu... Tôi nhận ra mình đã lạc đường, không còn là chính mình dù là trên mạng xã hội hay trong đời thật" - chị L. bối rối kể thêm.

Trên mạng muôn hình, muôn vẻ và muôn màu, ai cũng có cuộc sống riêng, hãy sống đúng theo cảm xúc của mình. Mỗi người có cuộc sống riêng, nên quan tâm đến cảm xúc và cuộc sống của chính mình.

Thạc sĩ Minh Hoa

Mặt trái của sống ảo

Chị Nga (42 tuổi, ngụ Gò Vấp, TP.HCM) luôn cập nhật hình ảnh "sống ảo" trên mạng xã hội, check-in ở những điểm du lịch, khoe sở hữu bất động sản, đi làm bằng xe sang.

Chị được bạn bè, đồng nghiệp thả tim và bình luận ngưỡng mộ về sự thành đạt, giàu có, thế nhưng sự tung hô trên mạng cũng kéo theo nhiều phiền hà trong đời thực khiến chị mệt mỏi và áp lực vì... khoe.

"Nhìn bạn bè cùng trang lứa đều đã có xe ô tô, vợ chồng tôi cũng gắng vay mượn để mua cho bằng bạn bằng bè. Tôi cũng vay nhiều nguồn để đầu tư, nhưng dịch bệnh khiến mọi chương trình đã đổ vốn vào đều bị gián đoạn, chưa hoàn lại được vốn.

Nhiều người thấy tôi mua thêm nhà, rủng rỉnh du lịch nên tới tấp đòi nợ, do đó vợ chồng tôi cũng xảy ra nhiều lục đục.

Thực tế khoản đặt cọc nhà tôi mượn của cấp dưới, đến giờ vẫn chưa xoay lại được. Không có tiền trả nợ, tôi cố gắng giải thích, may mắn là được cảm thông và dời lại thời gian thanh toán các khoản.

Giá mà tôi sống thật với khả năng tài chính của mình ngay từ đầu, không "vẽ" ra những hình ảnh lung linh trên mạng thì đã không "muối mặt" và mất uy tín với những người xung quanh như bây giờ. Đúng là sống ảo trên mạng rất dễ, sống thật mới khó" - chị Nga trải lòng.

Đăng mạng xã hội đúng lúc, đúng nơi

Thạc sĩ Lê Thị Minh Hoa - chuyên gia tâm lý - cho biết việc đăng mọi thứ lên trên các trang mạng xã hội không chỉ riêng phụ nữ mà tất cả mọi người đều có xu hướng muốn khoe tất cả mọi thứ mình có.

Riêng đối với phụ nữ, khi có gia đình thì điều quan tâm đầu tiên vẫn là chồng và con, thậm chí quan niệm "phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng" vẫn còn nhiều, cho nên việc khoe chồng và con là điều dễ thấy.

"Tâm lý chung khi thấy những đứa con mình nuôi nấng thành đạt, thấy được kết quả thì đó là niềm tự hào, bên cạnh đó nhà cửa cũng đã ổn định, do vậy việc khoe không có gì là quá đáng.

Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều có thể mang lên mạng xã hội, việc này cũng có hai mặt. Nhiều người khi đăng quá nhiều sẽ nhận được đánh giá tiêu cực của người khác, họ suy nghĩ rằng người đó chỉ biết khoe", thạc sĩ Minh Hoa nói.

Bà Minh Hoa cho hay việc đưa quan điểm lên mạng cũng nên chỉ dừng ở mức hạn chế, thay vì vậy có thể đăng một vài tấm hình cho vui là đủ.

Khi viết một bài bày tỏ quan điểm trên mạng xã hội cũng phải gánh gạch đá, phải trả lời rất mệt mỏi. Mỗi người có quan điểm riêng, do vậy nhiều người sử dụng quan điểm của mình tấn công người này người kia.