So sánh luật đầu tư 2005 và 2014

Vì em có tra cứu trên cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia nhưng không tìm được. Luật đầu tư 2015 này vì mới có hiệu lực nên việc tìm những vấn đề tốt hay chưa tốt trong luật đối với em có nhiều khó khăn. Những đổi mới căn bản và mang tính tiến bộ so với luật đầu tư 2005 thì em đã có tìm đọc rồi, nhưng không biết liệu luật mới này có thực sự làm hoàn thiện môi trường pháp lý đầu tư hay không, hay vẫn còn tồn tại những hạn chế nào ? Em cũng có đọc thấy rằng việc chậm trễ ban hành văn bản hướng dẫn cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp phải không ? Em muốn hỏi thực tiễn thi hành luật mới từ 01/07 đến nay có đạt hiệu quả không ? Có trường hợp nào doanh nghiệp bị vướng mắc khi thi hành luật 2015 không ? còn một thông tin nữa mà em không rõ đó là nếu có thắc mắc gì về các vấn đề luật pháp thì từ phía Nhà nước ai sẽ người trực tiếp hỗ trợ giải đáp cho người dân ạ? Mong được công ty luật Minh Khuê giúp đỡ giải đáp những vấn đề thắc mắc trêm.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật Minh Khuê.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật Minh Khuê, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật đầu tư năm 2014

Thông tư hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư 2014 và Nghị định hướng dẫn Luật đầu tư

Nội dung tư vấn:

-Theo luật đầu tư năm 2014 quy định

Luật Đầu tư mới bổ sung và sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Luật Đầu tư 2014 với 7 chương, 76 điều qui định về hoạt động của nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như qui định về việc đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Luật Đầu tư 2014 đã thể hiện nhiều điểm mới và khác biệt sovới qui định của Luật Đầu tư 2005.

Thứ nhất là quyđịnh về cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho dự án đầu tư có vốn nước ngoài

So với Luật cũ thì Luật Đầu tư 2014 đã tách bạch giữa nội dung đăng ký dự án đầu tư là cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư doanh nghiệp sẽ đăng ký kinh doanh theo quyđịnh của Luật Doanh nghiệp điều chỉnh.

Thứ hai là bãi bỏ quyđịnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong nước

Luật Đầu tư 2014 qui định dự án của nhà đầu tư trong nước sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó nhà đầu tư chỉ cần hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp] là được và đủ, thay vì qui định làdự án đầu tư trong nước có qui mô vốn từ mười lăm tỷ trở lên hoặc dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì phải xin giấy chứng nhận đầu tư như Luật đầu tư năm 2005

Đồng thời, Luật Đầu tư 2014 sử dụng khái niệm “Đầu tư kinh doanh” để thay thế 2 khái niệm trước đây là “Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp”.

Thứ ba là thu hẹp phạm vi áp dụng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Luật Đầu tư 2005 tất cả các dự án có vốn nước ngoài không xác định tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài [dù nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1% vốn điều lệ] của doanh nghiệp vẫn phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nhưng đến vớiLuật Đầu tư 2014 thì qui định đối với các dự án nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài. Qui định này đã hỗ trợ đáng kể và nới rộng phạm vi đầu tư cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ tư là qui định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Luật đầu tư năm 2014 đã liệt kê cụ thể 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.Ngành nghề kinh doanh có điều kiện Luật Đầu tư 2014 đã dành riêng phụ lục 04 để liệt kê 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đây là qui định giúp nhà đầu tư tìm hiểu luôn được các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam. Mặt khác, theo qui định mới sẽ góp phần đưa ra qui định rõ ràng về lĩnh vực đầu tư có điều kiện tại Việt Nam để thuận lợi trong quá trình áp dụng và thi hành luật trên thực tế, tạo sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam.

Thứ năm là phân định rõ ràng giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Luật đầu tư 2014 đã giải quyết triệt để vấn đề này khi có sự phân định rõ ràng giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, “nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” [Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2014]. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Do đó, Luật đầu tư năm 2014 cũng đã phân ra rõ chế độ áp dụng riêng đối vớinhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Cuối cùng là Luật đầu tư năm 2014 qui định rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được Luật Đầu tư 2014 rút ngắn đáng kể so với Luật Đầu tư 2005 là 15 ngày làm việc kể từ khi cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Đây cũng là qui định góp phần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, góp phần đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Tuy nhiên, luật đầu tư năm 2014 còn thừa nhận cơ chế quyết định chủ trương đầu tư

Đối với các dự án lớn theo điều 30, 31 và 32 của LĐT 2014 như nhà máy điện hạt nhân, chuyển mục đích vườn quốc gia... dự án sẽ phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh. LĐT 2014 đã thừa nhận chính thức thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư - hiện nay chỉ áp dụng không chính thức đối với một số dự án.

Dù những dự án phải xin chủ trương đầu tư là những dự án lớn và đặc biệt, tuy nhiên, việc thừa nhận thủ tục phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư có thể phát sinh hệ lụy. Thứ nhất là trong bối cảnh Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi mới được ban hành và chưa có thực tế áp dụng, sự cẩn trọng của các cơ quan cấp phép có thể tạo môi trường thuận lợi cho việc áp dụng tràn lan thủ tục xin chủ trương đầu tư. Khi đó, có nguy cơ nhiều dự án không thuộc diện xin chủ trương đầu tư cũng bị bắt buộc phải xin chủ trương đầu tư trong thực tế. Ngoài ra, thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư có thể tạo cơ hội cho những nhà đầu tư không đủ năng lực “xí phần” dự án thông qua việc “chạy” chấp thuận chủ trương đầu tư.

Chưa giải quyết triệt để bài toán về tư cách của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài hiện nay được xác định theo tiêu chí chính là quốc tịch, ai không có quốc tịch Việt Nam thì đó là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, có quan điểm khác lại xác định nhà đầu tư nước ngoài theo vốn, tức là, chỉ cần doanh nghiệp tại Việt Nam có vốn đầu tư từ nước ngoài thì doanh nghiệp đó cũng bị xem là nhà đầu tư nước ngoài. Đáng lẽ nên chọn phương án thứ nhất, tức là xác định nhà đầu tư nước ngoài theo quốc tịch thì LĐT 2014 lại chọn phương án trung dung.

Luật chia nhà đầu tư nước ngoài thành ba nhóm: [i] nhà đầu tư có quốc tịch nước ngoài; [ii] doanh nghiệp Việt Nam có 51% vốn nước ngoài; và [iii] doanh nghiệp Việt Nam có dưới 51% vốn nước ngoài. Nhóm [i] và [ii] bị áp dụng các điều kiện như nhà đầu tư nước ngoài [từ ngành nghề đầu tư đến thủ tục đầu tư...] còn nhóm [iii] được áp dụng các thủ tục và điều kiện như doanh nghiệp trong nước. Sẽ khó chấp nhận sự phân biệt ấy khi một doanh nghiệp có 51% vốn nước ngoài và một doanh nghiệp có 50,9% vốn nước ngoài lại áp dụng hai thủ tục đầu tư khác nhau.

Bất hợp lý khác là ngay cả khi doanh nghiệp có 51% vốn nước ngoài [tạm gọi là F1] thành lập một doanh nghiệp mới [tạm gọi là F2] tại Việt Nam, doanh nghiệp F2 đó cũng vẫn phải áp dụng các điều kiện và thủ tục như nhà đầu tư nước ngoài. Điều này là phân biệt đối xử giữa chính doanh nghiệp Việt Nam, vì về mặt quốc tịch, cả doanh nghiệp F1 và F2 đều là pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam, không lý do gì để coi doanh nghiệp F2 cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Thêm nữa, nếu xét về tỷ lệ vốn, vốn nước ngoài trong doanh nghiệp F2 có thể rất thấp. Ví dụ nếu vốn nước ngoài trong doanh nghiệp F1 là 52% và doanh nghiệp F1 nắm 55% vốn điều lệ của doanh nghiệp F2, như vậy, tỷ lệ vốn nước ngoài trong doanh nghiệp F2 chỉ là 28,6% [52% x 55%]. Chỉ với 28,6% vốn nước ngoài mà doanh nghiệp F2 vẫn phải tuân theo các điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài là khó thuyết phục

- Nếu có thắc mắc gì về các vấn đề luật pháp liên quan đến đầu tư thì người dân có thể đến phòng tiếp dân của bộ kế hoạch và đầu tư sẽ người trực tiếp hỗ trợ giải đáp cho người dân

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề