So sánh phương đông và phương tây lớp 7 năm 2024

So sánh sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây

Theo dõi Vi phạm

Trả lời [1]

  • 1. Sự giống nhau: Kinh tế: Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất. Lực lượng sản xuất chính là nông dân. Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp. Xã hội: Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê. Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu. Chính trị: Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân. Chế độ chính trị: đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến. Tư tưởng: Cả hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình [Trung Quốc: Khổng giáo, Ấn Độ: Hồi giáo, châu Âu: Thiên chúa giáo]. 2. Sự khác nhau: Kinh tế - xã hội: - Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông. - Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền [phương Đông] so với nông nô [phương Tây] có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. - Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây [tồn tại 1o thế kỉ] và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông [hơn 2500 năm]. Chính trị và tư tưởng. Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông [thời Tần Thủy Hoàng] và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ [thế kỉ XIV] và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị. Like [0] Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời. Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy

ZUNIA9

Các câu hỏi mới

  • Thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ có ảnh hưởng gì đến Việt Nam.

    Thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng gì đến Viêt Nam 21/12/2022 | 0 Trả lời

Trong từng nước và từng khu vực, chế độ phong kiến mang những đặc điểm riêng của những loại hình khác nhau. Do đó trong vài thập kỷ gần đây, các nhà sử học và các nhà nghiên cứu có những quan niệm rất khác nhau về chế độ phong kiến. Chính vì vậy, đã có những cuộc tranh luận về những đặc điểm cũng như sự tồn tại của chế độ phong kiến ở nhiều nước, nhất là ở phương Đông.

Tại phương Tây [châu Âu], đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài. Tại phương Đông, kinh tế lãnh địa và quan hệ lãnh chúa - nông nô không phát triển, chế độ quân chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ - tá điền chiếm ưu thế. Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông nhiều đến mức độ làm cho một số nhà sử học tỏ ý nghi ngờ hoặc phủ nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến ở phương Đông[1].

Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, phong kiến của phương Đông và "féodalité" của phương Tây thực chất không giống nhau[2]:

Thời Trung cổ, ở phương Tây [như Pháp chẳng hạn] cũng có chế độ féodalité mà ta dịch là phong kiến, nhưng sự thực thì féodalité khác phong kiến Trung Hoa. Thời đó vua chúa của phương Tây suy nhược, các rợ [như Normand, Germain, Visigoth] ở chung quanh thường xâm lấn, cướp phá các thành thị, đôi khi cả kinh đô nữa, rồi rút lui. Các gia đình công hầu thấy sống ở kinh đô không yên ổn, triều đình không che chở được cho mình, phải dắt díu nhau về điền trang của họ, xây dựng những đồn luỹ kiên cố, chung quanh có hào; họ đúc khí giới, tuyển quân lính để chống cự với giặc. Nông dân ở chung quanh đem ruộng đất tặng lãnh chúa hoặc sung vào quân đội của lãnh chúa để được lãnh chúa che chở. Do đó mà một số lãnh chúa khá mạnh, đất rộng, quân đông, họ hợp lực nhau đem quân cứu triều đình, được phong tước cao hơn, có khi lấn áp nhà vua nữa, và sau triều đình phải tốn công dẹp họ để thống nhất quốc gia. Nguyên nhân thành lập chế độ phong kiến ở Đông và Tây khác nhau như vậy nên không thể so sánh với nhau được.

Chủ Đề