So sánh tàu khu trục và tàu hộ tống

Hải quân Mỹ là lực lượng có số lượng tàu chiến đông đảo, hiện đại và đa dạng nhất trên thế giới, như tàu sân bay, tuần dương hạm, tàu khu trục, khinh hạm, tàu đổ bộ, tàu hậu cần.

Hải quân Mỹ là lực lượng có số lượng tàu chiến đông đảo, hiện đại và đa dạng nhất trên thế giới, như tàu sân bay, tuần dương hạm, tàu khu trục, khinh hạm, tàu đổ bộ, tàu hậu cần.

\>> Khu trục hạm Zumwalt chính thức được biên chế cho Hải quân Mỹ \>> Bên trong chiến hạm tàng hình tối tân USS Zumwalt giá 7 tỷ USD của Mỹ

Mặc dù nhiều tàu chiến hùng mạnh như tuần dương hạm lớp Ticonderoga sắp hết thời hạn phục vụ, song Hải quân Mỹ vẫn chưa có kế hoạch thay thế chúng…

Tuần dương hạm lớp Ticonderoga từng là niềm tự hào của Hải quân Mỹ. Các tàu lớp Ticonderoga bắt đầu được đóng từ năm 1980 đến 1994 và được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ chính là hộ tống biên đội tàu sân bay.

Tuần dương hạm lớp Ticonderoga có chiều dài 173m; rộng 16,8m; lượng giãn nước 9.800 tấn. Tàu được trang bị 4 động cơ tuốc-bin khí General Electric LM2500 giúp đạt tốc độ tối đa 33,2 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3.300 hải lý. Đây cũng là lớp tàu chiến đầu tiên của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống Aegis.

So sánh tàu khu trục và tàu hộ tống

Tuần dương hạm lớp Ticonderoga. Ảnh: militaryhistory

Nếu so sánh cùng với các chiến hạm tuần dương khác của Hải quân Mỹ, tuần dương hạm lớp Ticonderoga được tăng cường diện tích sinh hoạt thủy thủ đoàn, các khoang sinh hoạt được bố trí ở khoảng giữa thân tàu và khoang trên boong thượng. Trên các boong tàu và thân tàu không có cửa sổ. Các khoang làm việc, sinh hoạt được lắp đặt thiết bị lọc độc không khí.

Tổng cộng có đến 27 chiếc tuần dương hạm Ticonderoga được chế tạo cho Hải quân Mỹ và hiện 5 chiếc đã nghỉ hưu. Trong số 22 tuần dương hạm lớp Ticonderoga còn hoạt động, tàu USS Bunker Hill được hạ thủy từ tháng 3-1985, dự kiến sẽ "nghỉ hưu" vào năm 2019, trong khi các tàu "chị em" của tàu này dự kiến tiếp tục hoạt động tới năm 2045 mà không có kế hoạch cụ thể cho việc thay thế những chiến hạm già cỗi này.

Theo Stripes.com, chiếc tàu lớp Ticonderoga sau cùng, mang tên Port Royal, dự kiến ngừng hoạt động vào năm 2045. Các tàu tuần duyên còn lại sẽ tiếp tục được nâng cấp công nghệ cao, trong đó có hệ thống radar và sóng âm hiện đại để phát hiện tàu ngầm, các bệ phóng được cải tiến và một hệ thống đánh chặn tên lửa hiệu quả hơn, trị giá hàng trăm triệu USD.

Thực tế, Hải quân Mỹ từng dự định thay thế tuần dương hạm lớp Ticonderoga bằng dự án tàu tuần dương công nghệ cao mang tên mã CG (X). Tuy nhiên, đơn giá lên tới từ 3,5 tỷ đến 6 tỷ USD/chiếc khiến Hải quân Mỹ quyết định hủy bỏ chương trình này.

Sau đó, Hải quân Mỹ kỳ vọng khu trục hạm lớp Zumwalt sẽ là giải pháp thay thế hoàn hảo cho Ticonderoga, bởi lớp tàu khu trục này được trang bị các công nghệ hiện đại như động cơ chạy bằng điện, hệ thống radar/sóng siêu âm mới, tên lửa và súng, cùng với thiết kế khác biệt để giảm tầm nhìn của radar đối thủ. Các công nghệ tự động hóa tiên tiến sẽ giúp cho chiếc tàu chiến này vận hành với số lượng thủy thủ đoàn ít hơn nếu so sánh với các tàu chiến cũ.

Theo kế hoạch, hạm đội 32 tàu khu trục lớp Zumwalt sẽ thay thế cho một phần các tuần dương hạm lớp Ticonderoga già cỗi. Tuy nhiên, loại tàu Zumwalt hiện chỉ có 2 chiếc đang hoạt động song cũng đang gặp phải một số vấn đề liên quan đến lỗi kỹ thuật ở hệ thống vũ khí và chân vịt bị khóa cứng. Thêm vào đó, do giá tàu Zumwalts cao nên hợp đồng ban đầu đặt 32 chiếc tiếp tục bị cắt giảm và cho tới nay chỉ còn 3 chiếc, không đủ để thay thế hạm đội tuần dương hạm lớp Ticonderoga nói trên.

Với việc không tìm ra ứng viên thay thế phù hợp, Hải quân Mỹ trước mắt vẫn phải chấp nhận bỏ ra hàng trăm triệu USD để nâng cấp toàn diện các tàu lớp Ticonderoga còn trong biên chế, bao gồm trang bị radar và hệ thống định vị thủy âm (sonar) tối tân, cùng bệ phóng và tên lửa đánh chặn mới, giúp chúng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong nhiều thập kỷ tới.

Kế hoạch hiện đại hóa tuần dương hạm lớp Ticonderoga cũng là một ưu tiên trong chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Người đứng đầu Nhà Trắng từng nhấn mạnh, tuần dương hạm lớp Ticonderoga chính là nền tảng quan trọng trong năng lực phòng thủ tên lửa của Mỹ. Do đó, 5 tuần dương hạm lớp Ticonderoga đã nghỉ hưu nhiều khả năng sẽ được cải tiến, nâng cấp để trở lại phục vụ trong Hải quân Mỹ trong tương lai.

Tổ chức Danh mục thế giới về tàu chiến hiện đại (WDMMW) công bố danh sách 25 nước có hải quân mạnh nhất thế giới, trong đó có 3 đại diện đến từ Đông Nam Á.

So sánh tàu khu trục và tàu hộ tống

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford thuộc lớp tàu sân bay hiện đại nhất của Hải quân Mỹ - Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

Theo tạp chí Business Insider ngày 6-8, Tổ chức Danh mục thế giới về tàu chiến hiện đại (WDMMW) công bố danh sách 25 nước có hải quân mạnh nhất thế giới.

Trong danh sách năm 2023, Mỹ, Trung Quốc và Nga lần lượt chiếm ba vị trí hàng đầu. Trong khi đó, ba đại diện Đông Nam Á lọt top 25 lần lượt là Indonesia (hạng 4), Thái Lan (hạng 21) và Singapore (hạng 24).

Hạng 4: Indonesia

So sánh tàu khu trục và tàu hộ tống

Tàu ngầm KRI Nagapasa thuộc Hải quân Indonesia - Ảnh: HẢI QUÂN INDONESIA

Theo WDMMW, Indonesia sở hữu 243 phương tiện hải quân các loại, bao gồm 4 tàu ngầm, 7 tàu hộ tống, 25 tàu hộ vệ nhẹ, 9 tàu chiến rà mìn, 168 tàu tuần tra xa bờ và 30 tàu đổ bộ.

Hải quân quốc gia lớn nhất Đông Nam Á không sở hữu tàu sân bay, tàu tuần dương hay tàu khu trục.

Hải quân Indonesia được đánh giá là có nguồn lực được phân bổ đều ở mức "trung bình".

Tuổi trung vị (median age) của các tàu Indonesia là 21,8 năm. Tuổi trung vị của các tàu Indonesia là mốc chia hải quân nước này thành hai nhóm lớn hơn hoặc nhỏ hơn 21,8 "tuổi" với số tàu đúng bằng nhau.

Hạng 21: Thái Lan

So sánh tàu khu trục và tàu hộ tống

Tàu hộ vệ nhỏ HTMS Rattanakosin (trái) của Hải quân Thái Lan tham gia Triển lãm quốc phòng và hàng hải quốc tế (IMDEX) 2011 tại cảng quân sự Changi (Singapore) - Ảnh: AFP

Tính đến tháng 1-2023, Hải quân Thái Lan có 86 phương tiện phục vụ trong biên chế, bao gồm 1 trực thăng vận chuyển, 4 tàu khu trục, 7 tàu hộ tống, 6 tàu hộ vệ nhẹ, 5 tàu chiến rà mìn, 51 tàu tuần tra xa bờ và 12 tàu đổ bộ.

Thái Lan không sở hữu tàu ngầm, nhưng đang làm việc với Trung Quốc để đặt mua. Thái Lan cũng không có tàu tuần dương.

Giống Indonesia, Hải quân Thái Lan cũng được đánh giá là có mức độ phân bổ nguồn lực "trung bình". Tuổi trung vị của các tàu Thái Lan là 25,6 năm.

Hạng 24: Singapore

So sánh tàu khu trục và tàu hộ tống

Tàu hộ tống RSS Formidable (phải) của Hải quân Singapore - Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

Tính đến tháng 11-2022, Hải quân Singapore có tổng cộng 37 phương tiện, bao gồm 5 tàu ngầm, 6 tàu hộ tống, 6 tàu hộ vệ nhỏ, 4 tàu rà mìn và 12 tàu tuần tra xa bờ. Đảo quốc này không có tàu sân bay, tàu khu trục hay tàu tuần dương.

WDMMW xếp loại cân bằng lực lượng của Singapore là "trung bình", với tuổi trung vị là 19,2 năm.

WDMMW xếp hạng theo cách nào?

WDMMW xếp hạng hải quân các nước theo các tiêu chí số tàu chiến và tàu ngầm, độ tuổi của hạm đội, khả năng hậu cần, khả năng tấn công và phòng thủ.

WDMMW cũng phân tích mức độ cân bằng của hải quân từng nước, như độ đa dạng loại tàu, liệu lực lượng này có đang quá tập trung vào một lĩnh vực nhất định không…

WDMMW chỉ thực hiện xếp hạng hải quân của 36 nước mà tổ chức này có thể thu thập được số liệu, là hình ảnh được bộ quốc phòng các nước này công khai trên mạng Internet, cũng như hình ảnh được các nhà sản xuất khí tài cung cấp.