So sánh trường kiếm và katana

Trường kiếm châu Âu luôn rất nổi tiếng trong lịch sử cùng với những câu truyện cổ, tuy vậy có rất nhiều suy nghĩ sai về dạng kiếm dài mang tính chất hiệp sĩ này.

1- Quá nặng

Đây là suy nghĩ khá sai lầm về dạng trường kiếm thời trung cổ. Trường kiếm thời trung cổ thực sự không quá nặng. Với chiều dài tổng thể vào khoảng 1m3 và cận nặng chỉ khoảng 1,5kg tới 1,8kg thì đây không phải là một dạng vũ khí có cân nặng lớn. Hoặc như những thanh claymore của người Scottish cũng chỉ nặng khoảng 2.2kg tới 2.5kg.

Thậm chí là cả Zweihander – một trong những loại kiếm có kích thước khủng nhất từng có cũng chỉ nặng tối đa khoảng 3kg mặc dù có chiều dài khá khủng là hơn 2m3.

So sánh trường kiếm và katana

Zweihander không quá nặng dù mang kích thước khổng lồ

2- Ít kỹ thuật

Đây là một suy nghĩ xuất phát khá nhiều từ các bộ phim Hollywood. Trong các phim của Hollywood thì ta luôn thấy các nhân vật cầm các thanh kiếm và chém điên loạn vào nhau, thế nên mới có suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên sự thật không phải thế, trường kiếm có rất nhiều kỹ thuật khác nhau.

Hans Talhoffer-một bậc thầy kiếm thuật vào thế kỷ 15 đã chỉ ra rất nhiều kỹ thuật có thể sử với trường kiếm và đặc biệt hơn là có thể áp dụng với nhiều đối tượng và nhiều dạng kẻ thù khác nhau, thậm chí là với kẻ địch mặc giáp trụ dạng tấm. Và trong một số tài liệu còn chỉ ra được rất nhiều dạng tình huống và nhiều kỹ thuật để đối chọi với nhiều loại vũ khí khác nhau. Vì phần bảo vệ tay cầm kiếm có thể sử dụng như một cái móc để vào vũ khí hay chính dối phương, phần đuôi cán kiếm lại thường được chốt lại bằng một khối kim loại nặng để cân bằng kiếm gọi là pommel. Và nếu quay ngược thanh kiếm lại ta có thể sử dụng như một thanh chùy vì phần lớn trọng lượng đều dồn vào phần cán kiếm chuôi kiếm. Các bạn có thể tìm đọc Art of longsword để tìm hiểu thêm.

Thậm chí, nói riêng tại châu Âu, môn thi đấu trường kiếm châu Âu (Long sword) cũng phổ biến không kém gì môn kiếm đạo (Kendo) của Nhật Bản

Các kỹ thuật cơ bản trong trường kiếm châu Âu

3- Lưỡi kiếm cùn

Suy nghĩ này xuất phát từ việc có một số kỹ thuật người cầm ngược lại và cầm thẳng trên lưỡi kiếm và dùng thanh kiếm như 1 cây chùy để tấn công đối thủ.

So sánh trường kiếm và katana

Kỹ thuật Half Swording là một kỹ thuật có thật trong lịch sử

Thật ra việc có thể cầm lưỡi kiếm mà không bị đứt tay là do cách cầm là chính, vì nếu cầm đúng cách và giữ cho lưỡi kiếm không trượt trên tay thì ta không phải lo về việc bị cắt vào tay. Thêm nữa vào thời đó những người lính và hiệp sĩ thường hay mang găng tay làm bằng da và việc cầm đúng cách để giữ chắc lưỡi kiếm nên ta không lo về việc bị cắt vào tay.

Một kênh youtube tên là Skallagrim cũng đã chứng minh rằng kỹ thuật này có thể sử dụng được trên thanh kiếm cực kỳ sắc bén.

Kỹ thuật Half Swording thực hiện trong điều kiện thực tế

Suy nghĩ này còn xuất phát từ việc một số người thấy rằng trường kiếm không thể cắt được giáp dạng tấm như kiếm Nhật làm trên phim của Hollywood. Vâng lại là Hollywood. Thực tế thì không một thanh kiếm nào trên thế giới này có thể cắt được giáp dạng tấm kể cả kiếm Nhật.

4- Độ bền không cao

Một suy nghĩ cực kỳ sai lầm. Vào thời trung cổ, châu Âu có kỹ thuật luyện kim rất tốt và chất lượng quặng kim loại của châu Âu cũng không hề tệ. Thậm chí vào thời kỳ cổ đại, người La Mã đã có thể rèn ra những thanh kiếm có chất lượng và độ bền rất cao.

So sánh trường kiếm và katana

Những thanh Gladius gần một nghìn năm tuổi vẫn còn giữ được hình dạng là minh chứng cho khả năng luyện kim của châu Âu thời bấy giờ

Những thanh kiếm châu Âu đã trở thành một phần đặc biệt trong lịch sử và những câu chuyện về các hiệp sĩ, có lẽ do những thanh trường kiếm không đủ độ ấn tượng như những thanh kiếm Nhật nên đã tạo ra những suy nghĩ sai như vậy. Dù gì thì một thanh kiếm có thể tồn tại qua hàng thế kỷ thì nhất định không thể là một thanh kiếm không có chất lượng.

Kiếm Trung Quốc khá đa dạng về kích thước. Một số thì thanh mảnh, sử dụng một tay một kiếm (đơn kiếm), hai tay hai kiếm (song kiếm) còn lại Loại to, nặng nhưng gọi là trọng kiếm không sắc bằng kiếm thường, sát thương chủ yếu bằng sức nặng để cắt.

So sánh trường kiếm và katana

Trung Quốc có một nền võ thuật lâu đời và vững mạnh, kiếm pháp cũng không nằm ngoài quy luật này. Kiếm Trung Quốc có từ thời cổ đại khi con người tìm ra đồng và sắt. Trải qua suốt 6000 năm lịch sử, kiếm Trung Quốc dần hoàn thiện và đa dạng hơn. Điểm đáng quan tâm là hình dáng của những cây kiếm Trung Hoa có khá nhiều hình dáng “độc dị”. Điển hình như cặp song câu kiếm với hình cong như móc câu nhằm tấn công cũng như tước vũ khí đối thủ.

So sánh trường kiếm và katana

Qua mỗi thời kì, kiếm Trung Quốc có những nét đặc trưng riêng. Kiếm thời nhà Minh lưu truyền đến nay, sử dụng trong luyện tập võ thuật và làm lễ trong Đạo Giáo. Từ thời Tống, Trung Quốc xuất hiện nhiều môn phái sử dụng kiếm như: Toàn Chân Giáo, Võ Đang, Nga My, Ngũ Nhạc Kiếm Phái,… .

Kiếm Nhật Bản

Nói về kiếm của Nhật Bản thì khá đa dạng điển hình như: Katana, Nihontō, Ōdachi Tachi, Tamahagane, Tantō,….Nhưng đặc trưng nhất phải nói đến Katana. Kiếm Nhật là một loài trường kiếm, có lưỡi dài và cán dài, cán kiếm thường được cầm bằng hai tay khi chiến đấu.

So sánh trường kiếm và katana

Kiếm chỉ có một lưỡi, sắc bén, có sức sát thương cao. Kiếm thường được đeo ở thắt lưng và mũi kiếm xoay lên trên.

Theo một số nhà khoa học, sở dĩ kiếm katana đạt được độ cứng và bền là vì khi luyện kiếm, các nghệ nhân thường cho thêm oxit titan vào trong hợp kim. Điều này làm cho kiếm có độ sắc bén nhất, ngoài ra còn giúp chống oxy hóa, khiến cho thanh kiếm luôn sáng bóng.

Kiếm Việt Nam

Thời cổ đại, lưỡi kiếm Việt Nam thẳng và rộng bản, có 2 cạnh sắc, dùng để chém lẫn đâm. Về hình dạng, kiếm Đông Sơn tương tự như kiếm tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản. Hoa văn trang trí trên chuôi và đốc kiếm rất đa dạng, có thể là hình chiến binh hay các con vật như gà, voi… Những kiếm mang tính chất nghi lễ của người tầng lớp trên có thể gắn cả nhạc, chuông.

So sánh trường kiếm và katana

Thời Trung, Cận đại, người Việt sử dụng cả kiếm thẳng 2 cạnh sắc, chuôi cầm 1 tay như của Trung Quốc lẫn loại trường kiếm lưỡi cong, 1 cạnh sắc, chuôi dài và phải cầm cả 2 tay (vẫn thường được biết đến là đao).

So sánh trường kiếm và katana

Ngày nay, loại trường đao cong này vẫn có thể nhìn thấy trên những bức tượng võ sĩ ở các lăng tẩm của giới quý tộc thời Lê, Mạc, Trịnh ở Thanh Hóa, Bắc Giang, trong bảo tàng Lịch sử quân sự Hà Nội (kiếm Tây Sơn) hay trong các lễ hội dân gian như hội đền Đô, Bắc Ninh.

So sánh trường kiếm và katana

Về danh kiếm thì Việt Nam nổi lên có thanh Thuận Thiên kiếm của Lê Lợi, gắn với sự tích trả gươm và rùa thần Kim Quy. Hay Ô Long Đao – Binh khí huyền thoại của người anh hùng áo vải Quang Trung.