So sánh tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Về bản chất, tư bản chủ nghĩa là kiểu hình thái xã hội mang tính chất bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản, còn xã hội chủ nghĩa mang bản chất dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên trên thực tế tư bản chủ nghĩa vẫn thể hiện sự dân chủ ở trong đó. Cùng tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa hai nền dân chủ này.

Trên lĩnh vực chính trị: Dân chủ trong chính trị cho phép làm sáng tỏ vấn đề bản chất của hệ thống chính trị, mối quan hệ giữa đảng cầm quyền với nhà nước, giữa nhà nước với xã hội công dân. Dưới góc độ chính trị, bản chất giai cấp của dân chủ, chế độ dân chủ của nhà nước và các thiết chế chính trị khác được bộc lộ rõ nét. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, dân chủ trong chính trị phản ánh một cách trực tiếp tương quan về lợi ích và quyền lực giữa các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Một mặt, chế độ dân chủ đó được xác lập nhằm bảo vệ lợi ích và quyền lực của giai cấp thống trị. Mặt khác, chế độ dân chủ đó cũng thừa nhận ở những mức độ nhất định quyền và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Đó chính là những giá trị dân chủ mà các giai cấp, tầng lớp bị trị giành được trong cuộc đấu tranh với giai cấp thống trị.

Cơ sở chính trị là mặt biểu hiện trực tiếp của dân chủ. Đó chính là quyền lực chính trị, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân.

Trên lĩnh vực kinh tế: Đây là nội dung cơ bản và quan trọng nhất, quyết định thực chất của dân chủ. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế gắn liền với hoạt động mang tính bản chất của con người là hoạt động lao động sản xuất, thực hiện lợi ích và thỏa mãn các nhu cầu. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là làm cho người lao động được đảm bảo các quyền dân chủ về kinh tế. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo nên mối quan hệ hợp tác, tôn trọng, bình đẳng giữa các chủ thể. làm cho sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng đói nghèo của một bộ phận nhân dân ngày càng thu hẹp, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

– Trên lĩnh vực văn hóa xã hội: Dân chủ là một phạm trù phản ánh một hiện tượng xã hội, một quan hệ xã hội khách quan ghi đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể. Nội dung cốt lõi của dân chủ là khát vọng về tự do, bình đẳng của người dân. Nội dung cơ bản của dân chủ trong văn hóa là trình độ giải phóng cá nhân, giải phóng xã hội về mặt tinh thần

Hình minh họa. [Phân biệt] So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư bản
Dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ tư sản
Mục đích Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động, phục vụ lợi ích cho đại đa số. Dân chủ tư sản  là nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số.
Bản chất Là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân, nhưng nó phục vụ cho đa số.
Bởi vì, lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc.
Mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lập với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Cách thức Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhất nguyên về giá trị; còn dân chủ tư sản do các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, đa đảng về chính trị. Thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [thống nhất và phân công giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp]; còn thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền tư sản [tam quyền phân lập].
Cơ sở kinh tế Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên cơ sở kinh tế là công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu. Dân chủ tư sản được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đó là chế độ áp bức bóc lột.

19 tháng 5 2020

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân mong cuộc sống tốt đẹp hơn

Vào thời điểm chuẩn bị cho thêm một kỳ đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị 5 triệu thành viên, dự kiến vào đầu 2021, TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đề cao “chủ nghĩa Marx-Lenin” ở Việt Nam.

Việt Nam: Tiêu chuẩn mới cho Tổng Bí thư ‘được hạ bớt’

Đảng 'trở thành dân tộc' hay để Dân yêu Đảng 'như con'?

Tính chất 'xã hội chủ nghĩa' của thể chế ở Việt Nam đang giảm đi, hay tăng lên là một câu hỏi khó trả lời, vì nước này đã nói là đi theo con đường 'kinh tế thị trường'.

Cùng lúc, 45 năm sau khi cuộc chiến với VNCH và Hoa Kỳ kết thúc, bộ máy chính trị tại Việt Nam hiện vẫn nêu cao 'định hướng XHCN'.

Kỷ niệm 130 năm sinh nhật chủ tịch Hồ Chí Minh [19/5/1890 - 19/5/2020], TBT Trọng nói:

"...Xuất phát từ điều kiện lịch sử của Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ, nước ta cần phải trải qua thời kỳ quá độ, từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là một sự nghiệp mới mẻ, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, sẽ có vô vàn khó khăn, phức tạp phải vượt qua."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người Việt Nam còn quan tâm chủ nghĩa xã hội hay tư bản?

Hồi đầu 2019, Pew Research Center công bố một điều tra dư luận của họ cho thấy 55% người Mỹ nghĩ tiêu cực về “chủ nghĩa xã hội” [socialism], và có 42% bày tỏ quan điểm tích cực.

Cần nói đây là cách hiểu của họ về “chủ nghĩa xã hội” kiểu Phương Tây, có tự do ngôn luận, quyền biểu tình, hội họp và an sinh xã hội tốt.

Những người ủng hộ 'chủ nghĩa xã hội' ở Mỹ nói họ tin rằng 'socialism' cho người lao động quyền có tiếng nói, và giúp giảm bất công, phân biệt giàu nghèo.

Phái không thích CNXH cho rằng thể chế này “đã được thử nghiệm ở rất nhiều nơi, nhiều lần và đầu thất bại, điển hình là Venezuela”.

Một số không nhỏ nói CHXH “triệt tiêu sáng kiến” và “hạn chế tự do”.

Tổng thống Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử 2020 liên tục tấn công phe Dân chủ Mỹ là “những kẻ theo chủ nghĩa xã hội”.

Tuy thế, ứng viên hàng đầu của Dân chủ, ông Bernie Sanders tự nhận là “người XHCN dân chủ” - democratic socialist, chứ không phải là 'socialist'.

Chừng hai phần ba [65%] nói họ có cách nhìn tích cực về 'chủ nghĩa tư bản” và 1/3 nhìn tiêu cực.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam mở cửa du lịch với thế giới

Thực tế Việt Nam giữa hai hướng ý thức hệ

BBC News Tiếng Việt đã mời bạn đọc trên Facebook chia sẻ cách nhìn của họ về hai hệ tư tưởng 'chủ nghĩa tư bản', và 'chủ nghĩa xã hội', trong bối cảnh Việt Nam.

Các ý kiến thể hiện nhiều cách nhìn khác nhau về chủ đề này mà một số đông không tin rằng mô hình ở Việt Nam thực sự là 'XHCN', mà là 'tư bản đỏ', đem lại đặc quyền cho một tầng lớp.

Việc con em quan chức du học ở các nước G7 được một số bạn cho là bằng chứng về hiện tượng 'ý thức hệ tư bản đỏ' này.

Xin điểm ra những bình luận nổi bật, đầu tiên là về sự so sánh hai chủ thuyết và điều mà một số bạn cho là thực tế ở Việt Nam hiện nay:

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hà Nội

Van Nghiem: “Cho hỏi khác biệt giữa cntb và cnxh là làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu với chia đều của cải. Hay đa nguyên với độc tài vậy. Cnxh kiểu Tây Phương còn tốt chán so với định hướng xhcn ở Việt Nam.”

Nguyen Jose: “Thế giới vật chất, xã hội, triết lý... phát triển được là nhờ hoạt động đối kháng, triệt tiêu đối kháng đồng nghĩa với thế giới chấm dứt. Chủ nghĩa Marx mâu thuẫn ngay trong lý thuyết vì khi tiến vào thế giới đại đồng thì triệt tiêu đối kháng ,theo lý luận thì thế giới bi diệt vong. Khó hiểu!

Hiếu Râu: “Hỏi câu này ở VN thì...nói thích thì sợ, nói không thích thì dối lòng...cứ nhìn vào đàn con cháu các cụ đang học tập ở đâu...”

Quang Minh Nguyen: “Việt Nam từ sau cải cách 1986 đã theo CNTB, còn cái CNXH chỉ là cái bình phong để đảng CS duy trì quyền lực. Nhưng đó là CNTB "nửa vời", "quái thai", khi mà những ngành then chốt như điện, nước, dầu khí... vẫn nằm trong tay nhà nước, bởi vậy nhờ các tập đoàn nhà nước mà dân VN gánh nợ công đầm đìa, giá xăng, điện thì trên trời ... CNTB phải đi đôi với đa đảng và tam quyền phân lập mới phát huy hết tiềm năng, chứ còn như VN, thì chỉ có lũ TB đỏ mới giàu trong thể chế độc đảng.”

Tran Xuannhan: “CNTB là anh nd nuôi bò sữa chăm lo cho bò để bò tạo nhiều sữa từ đó thu lợi. CNCS là anh nd nuôi bò hợp tác xã để cày ruộng bò béo hày gầy mặc kệ. Miễn sao không chết là được.”

Мистецтв Бойових Людина: “Việt Nam thì trừ ra 4 triệu dân thì còn lại là muốn theo tư bản.”

Nha Doan: “Chủ nghĩa tư bản đã thất bại không làm mọi người giàu bằng nhau.Nhưng, chủ nghĩa cộng sản đã thành công trong việc làm mọi người nghèo bằng nhau...Hãy làm bài toán xem cả thế giới còn lại bao nhiêu nước cộng sản....”

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người Việt thường được xem là lạc quan

Quang Nguyen: “Một xã hội mọi người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu không bao giờ tồn tại. Trong xã hội mọi tầng lớp đều có nó mới thành một xã hội. Như thế nó mới thúc đẩy con người cạnh tranh để phát triển, cạnh tranh để phục vụ cho nhau tốt hơn, moi óc nặng đầu để phát minh sáng kiến, giao thiệp văn minh hơn..... làm gì có chuyện làm bao nhiêu cũng được nhưng nhu cầu muốn gì là có. Tích lũy tư bản tiến lên cnxh...là viễn vông. Nhu cầu con người là vô hạn, không có chuyện hợp tác xã của cải chung. Nếu có thì xã hội đó thì không đói là mừng nói chi phát triển. Làm ít, ngu , dốt, lười mà đòi của cải giống nhau. Xã hội đó xứ sở thần tiên cũng không có, Tôn Ngộ Không ăn hết đào còn bị phạt. Nói chung khi con người không cần ăn uống cũng no, không sinh sản...thì con người mới hết nhu cầu.”

Hồ Kim Mao: “VN còn mỗi ông TBT Trọng là cộng sản thôi, còn lại là tư bản mặc áo đỏ. Nếu một ông cán bộ CS chính hiệu thì lấy đâu nhà đất, tiền lập công ty, HTX, lấy đâu tiền cho con cháu du học bên trời Tây.”

Diệp Thảo Nguyên: “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Một thể chế quái thai. Xuống hố chậm hơn nhưng bị giày vò lâu hơn. Nhiều mảnh đời sống như địa ngục trần gian.”

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hà Nội đông đúc ngày 19/5 năm 2020

Một số bạn đọc của BBC cũng nhắc rằng cần nhìn vào thực tiễn cuộc sống hơn là các mác, nhãn hiệu tư tưởng:

Lửa Sấm Sét: “Mình đi theo cái chủ nghĩa gì không phải tư bản cũng không phải cộng sản đi, miễn sao nó công bằng, văn minh,chủ nghĩa gì nó là một sự thoả thuận giữa những người sống trong một đất nước để làm sao tạo ra được một sân chơi chung cho tất cả,để đưa cuộc sống của tất cả được nâng cao hơn. Như bất cứ sân chơi nào mà cứ tồn tại sự độc tài là sân chơi không lý tưởng rồi.nó thiếu đi sự phản biện và sai với quy luật phát triển là cần sự đối chứng.”

Bảo Nam: “Tư bản hay cnxh cũng như nhau. Cứ minh bạch là dân tin hết. Còn ở vn minh bạch thì cộng sản vào tù hết. Quan chức gọi là hở ra là tham nhũng. Corona vừa rồi là ví dụ. Mệnh lệnh từ tổng bí thư cũng thế. Chuyện hộ nghèo ở vn mới buồn cười. Đúng lá nhà nc của quan do quan và vì quan.”

Canh Tranthanh: “Dân Việt thực ra không có chính kiến rõ ràng, đa số theo đuôi thôi. Tuy nhiên CNXH dân chủ là một ý hay.”

Anh Luu: “Cả thế giới đang phải chiến đấu với đại dịch covid-19. Tôi thật mừng vì đang sống tại Việt Nam. Tôi không quan tâm CNTB hay CNXH. Với tôi Việt Nam là quê hương, là những điều thân thuộc với tôi nhất.”

Cũng có ý kiến nói lãnh đạo Việt Nam nên nhìn nhận thực tế các nước khác để chọn con đường có lợi cho kinh tế:

Nhật Anh Đỗ: “Đảng cầm quyền ở Việt Nam nên bỏ chủ nghĩa Mác - Lenin đi! Đảng xã hội như ở các nước châu Âu thì không có vấn đề gì vì họ đâu có theo chủ nghĩa Mác - Lê nin đâu. Tất nhiên là nếu Việt Nam được lãnh đạo bởi một Đảng theo tư tưởng kinh tế thị trường tự do, bảo vệ các quyền sở hữu của người dân, nhất là quyền sở hữu đất đai như Nam Hàn, Nhật Bản... thì kinh tế Việt Nam sẽ tiến nhanh hơn. Ở Việt Nam hiện nay không một người dân nào có quyền sở hữu đất đai như ở Nam Hàn, Nhật Bản... chỉ có quyền sử dụng đất.

Karma Samten: “Thể chế kinh tế tư bản, chính trị xhcn đa đảng sẽ đem đến thịnh vượng, nhân quyền, ít tham nhũng và ổn định xã hội hơn khi đất nước có khủng hoảng.”

Video liên quan

Chủ Đề