So sánh vaccine trung quốc và anh

Covid-19: Chúng ta biết gì về các loại vaccine của Trung Quốc?

Chụp lại video,

Covid-19: Chúng ta biết gì về các loại vaccine của Trung Quốc?

Hai hãng dược phẩm Trung Quốc là Sinovac và Sinopharm đã tham gia vào một chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu, mang tên Covax, với mục tiêu phân phối vaccine đến những quốc gia khó khăn hơn.

Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng [GAVI] cho biết sẽ có 110 triệu liều vaccine, theo một phần của chương trình này.

Covax đã ký hợp đồng với các hãng sản xuất của 11 loại vaccine và có kế hoạch cung cấp 2 tỉ liều vaccine trên toàn cầu vào đầu năm 2022.

Cả vaccine của Sinopharm và Sinovac đều được Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] phê duyệt dùng trong trường hợp khẩn cấp, hiện đang được sử dụng tại Trung Quốc và hàng chục quốc gia khác trên thế giới.

Quảng cáo

Thế nhưng chúng ta biết gì về vaccine của Trung Quốc và chúng khác thế nào với các loại vaccine đang được phát triển ở những nước khác?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Sinovac là công ty dược phẩm có trụ sở tại Bắc Kinh

Vaccine Covid-19: Trung Quốc sản xuất nhiều hơn các nước khác cộng lại?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một nhà máy Sinopharm ở Bắc Kinh: Trung Quốc đã xuất khẩu vaccine đi khắp thế giới

Trung Quốc cho biết họ đã cung cấp hơn một nửa số vaccine Covid-19 được sản xuất trên toàn cầu.

Chúng tôi đã xem xét vấn đề này và nhận thấy rằng câu trả lời không đơn giản như bạn nghĩ.

TS Nguyễn Hồng Vũ: 'Cần cẩn trọng hơn khi tiêm vaccine Sinopharm’

VN: không chống việc tiêm vaccine, nhưng bất đồng về vaccine Trung Quốc

Quảng cáo

Trung Quốc tuyên bố gì?

Một video do Đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng trên mạng xã hội tuyên bố rằng hơn một nửa số vaccine trên thế giới đến từ Trung Quốc.

Video được đăng trên Weibo - phiên bản Twitter của Trung Quốc - vào cuối tháng 9, ngay khi số lượng vaccine Covid được phân phối trên toàn cầu đã vượt qua con số 6 tỷ [theo trang web Our World in Data].

Vậy, điều đó có nghĩa Trung Quốc nắm vai trò sản xuất hơn 3 tỷ trong số này - để sử dụng trong nước lẫn xuất khẩu?

Chúng ta biết Trung Quốc có năng lực sản xuất hùng mạnh và tuyên bố đã sản xuất 2,2 tỷ liều vaccine của chính mình [tính đến ngày 27 tháng 9].

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chương trình tiêm chủng của Trung Quốc hiện đã phân phối hơn hai tỷ liều

Tuy nhiên, chúng tôi không có cách nào để chứng thực số lượng vaccine đã sử dụng trong nước, tính riêng của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu vaccine hàng đầu - thông qua quan hệ đối tác thương mại lẫn viện trợ.

Một số mặt hàng xuất khẩu này ở dạng bán thành phẩm của vaccine, được xử lý và đóng gói tại các nước nhận vaccine.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố [vào ngày 23 tháng 9] rằng "Trung Quốc đã cung cấp 1,2 tỷ liều vaccine lẫn thành phẩm vaccine với số lượng lớn cho hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế".

Việc xuất khẩu vaccine của TQ có thể được kiểm chứng?

Công ty phân tích dữ liệu Airfinity đã theo dõi việc sản xuất toàn cầu. Họ ước tính rằng Trung Quốc đã xuất khẩu thương mại 1,1 tỷ liều vaccine [tính đến ngày 8 tháng 10] của họ đến 123 quốc gia [dưới dạng bán thành phẩm hoặc liều thành phẩm].

Trong số này, khoảng 110 triệu đã được chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu Covax mua, để cung cấp vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn.

Ngoài ra, theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, cho đến nay, Trung Quốc đã cung cấp khoảng 37 triệu liều theo diện viện trợ [tính đến ngày 1 tháng 10] trong tổng số khoảng 52 triệu liều mà họ cam kết.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lọ Coronavac trên dây chuyền sản xuất tại nhà máy ở Brazil

Vì vậy, tuyên bố của Trung Quốc về 1,2 tỷ liều xuất khẩu có thể hơi cao, nhưng khá trùng khớp với ước tính về tổng số vaccine của các nước khác bên ngoài Trung Quốc cộng lại.

Cộng với con số 2,2 tỷ liều được cung cấp ở trong chính Trung Quốc, đó là hơn một nửa trong số 6 tỷ liều được cung cấp trên toàn cầu - cần chú ý rằng chúng ta không chắc chắn có bao nhiêu liều xuất khẩu đã thực sự được dùng cho đến nay.

Một số thương vụ xuất khẩu mà Trung Quốc đã thực hiện với các nước khác liên quan đến quan hệ đối tác để sản xuất vaccine ở nước ngoài.

Nguồn hình ảnh, VCG

Ví dụ, tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, một thỏa thuận đã được ký kết vào tháng 3 để sản xuất vaccine Trung Quốc trong nước, sử dụng các thành phần do Trung Quốc cung cấp.

Và công ty Bio-Manguinhos/Fiocruz của Brazil đã sản xuất hơn 100 triệu liều vaccine dựa trên công nghệ y khoa của AstraZeneca - nhưng sử dụng nguyên liệu do công ty Wuxi Biologics của Trung Quốc cung cấp.

Dữ liệu của Brazil cho thấy vaccine Trung Quốc hiệu quả 50,4%

Vaccine Vero Cell của Sinopharm đang được tiêm cho ai ở Việt Nam?

Dựa trên các thông báo chính thức của hải quan, có vẻ như số liệu xuất khẩu của Trung Quốc bao gồm tất cả số lượng vaccine bán thành phẩm được xuất ra nước ngoài ngoài, thêm vào đó là vaccine thành phẩm được sản xuất tại Trung Quốc.

Ai nên được tiêm chủng trước?

Trong bối cảnh nguồn cung vắc xin COVID-19 hạn chế, nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm vắc xin.

Loại vắc xin này không được khuyến cáo dùng ở những người dưới 18 tuổi do chưa có kết quả từ các nghiên cứu trên nhóm tuổi đó.

Các nước có thể tham khảo Lộ trình Ưu tiên của WHOvàKhung Giá trị của WHOlàm tài liệu hướng dẫn ưu tiên các nhóm đối tượng cho quốc gia.

8 loại vắc-xin phòng COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam

Đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam đã có 8 loại vắc-xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Các loại vắc-xin được phê duyệt sử dung hiện nay gồm: AstraZeneca, Gam-COVID-Vac [tên khác là SPUTNIK V], Vero Cell, Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Vắc xin Spikevax [Tên khác là Moderna], vắc-xin Janssen, vắc-xin Hayat-Vax và vắc-xin Abdala.

[1] Vắc-xin AstraZeneca do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. AstraZeneca được Việt nam phê duyệt ngày 01/02/2021 và triển khai tiêm chủng từ tháng 3/2021, hiện đang có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Đây là loại vắc xin sản xuất theo công nghệ vector, sử dụng 2 liều cách nhau 8-12 tuần.

[2] Vắc xin Gam-COVID-Vac [tên khác là SPUTNIK V] do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, vaccine Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 23/3/2021. Đây là vắc xin sử dụng công nghệ tái tổ hợp hợp mang gen mã hóa protein S của SARS-CoV-2. Vắc xin được tiêm 2 liều cách nhau 3 tuần.

[3] Vắc xin Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co. Ltd - Trung Quốc sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Ngày 3/6/2021, vắc-xin Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Vắc xin này sản xuất theo công nghệ bất hoạt vi rút, tiêm 2 liều cách nhau 3-4 tuần.

[4] Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Vắc xin này đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 16/6/2021. Vắc xin được sản xuất theo công nghệ mRNA, sử dụng tiêm 2 liều cách nhau 3-4 tuần. Đến ngày 23/8/2021, Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ [FDA] chính thức đưa ra chấp thuận hoàn toàn đối với vaccine Pfizer-BioNTech trong phòng ngừa COVID-19 ở những người từ 16 tuổi trở lên.

[5] Vắc xin Spikevax [Tên khác là Moderna] do Moderna sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Vắc-xin này cũng được sản xuất dựa trên công nghệ mRNA, sử dụng 2 liều cách nhau 4 tuần. Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 cho loại vắc-xin này vào ngày 28/6/2021.

[6] Vắc xin Janssen do Janssen Pharmaceutica NV [Bỉ] và Janssen Biologics B.V [Hà Lan] sản xuất được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Vắc xin được sản xuất bằng công nghệ véc-tơ vi-rút, sử dụng 1 liều duy nhất. Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhậnloại vắc xin này nhưng Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với loại vắc-xin này vào ngày 15/7/2021.

[7] Vắc-xin vaccine Hayat - Vax do Công ty TNHH Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc [CNBG], Trung Quốc, sản xuất bán thành phẩm. Vắc xin này được đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng tại Julphar [Gulf Pharmaceutical Industries] - Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Vaccine Hayat - Vax mỗi liều 0,5 ml chứa 6.5 đơn vị kháng nguyên SARS-CoV-2 [tế bào vero] bất hoạt, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm. Vaccine được đóng gói hộp một lọ chứa một liều 0,5 ml và hộp một lọ chứa 2 liều, mỗi liều 0,5 ml. Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với vắc-xin này vào ngày 10/9/2021. Liều tiêm đang chờ Bộ Y tế cập nhật hướng dẫn.

[8] Vắc-xin Abdala được sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit [BBU] AICA - Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học [CIGB] - Cuba. Vắc-xin Abdala mỗi liều 0,5ml chứa 50 mcg vắc-xin protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với thụ thể [RBG] của vi-rút SARS-CoV-2, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm bắp. Vắc-xin được đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml. Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vắc-xin cho nhu cầu cấp báchtrong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với loại vắc-xin này vào ngày 17/9/2021. Liều tiêm đang chờ Bộ Y tế cập nhật hướng dẫn.

Nguồn tham khảo: website moh.gov.vn - Bộ Y tế.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM tổng hợp [HCDC]

Vắc xin Trung Quốc trong biểu đồ ngừa Covid-19 toàn cầu

Các vắc xin Covid-19 của Trung Quốc đang đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực chủng ngừa cho người dân chống lại đại dịch thế kỷ, với hàng triệu người đã được tiêm Sinovac hoặc Sinopharm.

Biểu đồ của BBC về các nước và vùng lãnh thổ sử dụng mỗi loại vắc xin Covid-19 trên thế giới, dựa trên dữ liệu của Our World in Data.

Hai nhà sản xuất Sinovac và Sinopharm đều đã tham gia dự án chia sẻ vắc xin toàn cầu Covax. Theo hãng tin BBC, Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng [GAVI] thông báo sẽ có 110 triệu liều các vắc xin này tham gia dự án.

Trên toàn cầu, Covax đã ký hợp đồng với các hãng sản xuất của 11 loạivắc xin Covid-19 và có kế hoạch cung cấp 2 tỷ liều tính đến đầu năm 2022.

Các vắc xin của Sinopharm và Sinovac đã được sử dụng ở Trung Quốc và 80 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều nước châu Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Ảnh: Gavi

Hiệu quả và độ phủ của vắc xin Trung Quốc

Theo báo cáo được Diễn đàn châu Á Bác Ngao [BFA] công bố hôm 29/7, Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về số dân được tiêm vắc xin Covid-19 cũng như về xuất khẩu, viện trợ vắc xin cho các quốc gia và khu vực khác.

Ở trong nước, Trung Quốc đã tiêm vượt mốc 1 tỷ liều tính đến ngày 19/6, theo số liệu từ Ủy ban Y tế nước này. Con số đó tương đương với 1/3 tổng số liều được tiêm trên toàn cầu. Dự kiến đến cuối năm nay, nước này sẽ hoàn thành tiêm chủng cho 70% dân số của mình.

Số nước công nhận vắc xin Covid-19 cho đi lại qua biên giới. Nguồn: Economist

Trên thế giới, các vắc xin của Trung Quốc chiếm một nửa trong tổng số 38 triệu liều được tiêm mỗi ngày, theo dữ liệu từ Our World in Data.

Gần đây, một số nước tỏ ra e ngại về tính hiệu quả thấp hơn kỳ vọng của các vắc xin Trung Quốc đã chuyển sang hướng tiêm kết hợp hai loại vắc xin với lý do để tăng cường miễn dịch, chẳng hạn như Thái Lan. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác như Philippines và Campuchia vẫn giữ vững quan điểm, khẳng định chúng "khá hiệu quả", như mô tả của Bộ trưởng Du lịch Indonesia Sandiaga Uno mới đây.

Theo BBC, trong các thử nghiệm lâm sàng trên toàn thế giới, vắc xin virus bất hoạt của Sinovac và Sinopharm được chứng minh là có hiệu quả từ 50% đến 79% trong ngăn ngừa mắc Covid-19 có triệu chứng. Chúng cũng đóng góp lớn trong việc giảm số ca nhập viện hoặc tử vong.

Các nghiên cứu cho thấy, Sinovac có hiệu quả 100% ở Brazil và hiệu quả 96-98% ở các nhân viên y tế Indonesia.

Về tình trạng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn có thể nhiễm Covid-19, giáo sư dịch tễ học Benjamin Cowling thuộc Đại học Hong Kong nêu ra một số lý do. Thứ nhất, có thể vắc xin Trung Quốc – giống như nhiều loại khác – có thể giảm hiệu quả theo thời gian. Thứ hai, các thử nghiệm lâm sàng có bộ dữ liệu nhỏ hơn so với số ca nhiễm trong thực tế, đặc biệt là ở Indonesia, nơi đang có số ca nhiễm hàng ngày tăng vọt. Bên cạnh đó, biến thể Delta cũng dễ lây nhiễm hơn.

Theo ông Cowling, trên thế giới hiện nay không có bất kỳ một loại vắc xin nào hiệu quả hoàn toàn trong ngăn ngừa nhiễm Covid-19.

Dù vắc xin Trung Quốc "không hiệu quả 100%, song chúng vẫn đang cứu sống nhiều mạng người", vị giáo sư khẳng định. Ông nhấn mạnh thêm: "Chúng ta phải hiểu vẫn sẽ có những ca nhiễm bệnh dù đã được tiêm vắc xin, vì điều này có thể làm tổn hại đến niềm tin vào vắc xin".

Giáo sư Jin Dong-yan, nhà virus học cũng thuộc Đại học Hong Kong, khẳng định "Sinovac và Sinopharm là loại vắc xin tốt" và những người không thể tiếp cận loại hiệu quả cao hơn thì nên được tiêm loại vắc xin này. Ông khuyến nghị mọi người cần tiếp tục tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội và thực hiện các biện pháp khác để hạn chế lây nhiễm.

Hàng triệu người, đặc biệt là ở châu Á, đã được tiêm vắc xin Sinovac hoặc Sinopharm của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

So sánhvới các vắc xin khác

Sinovac và Sinopharm là loại vắc xin bất hoạt, có nguyên tắc hoạt động là dùng các phần tử virus đã bị diệt trừ để phơi nhiễm với hệ thống miễn dịch của cơ thể với virus mà không tạo ra rủi ro biến thành các bệnh nghiêm trọng.

Trong khi đó, Moderna và Pfizer là các vắc xin mRNA, tức là một phần mã di truyền của virus corona được tiêm vào cơ thể, kích hoạt cơ thể tạo ra hàng loạt protein của virus [mà không phải toàn bộ virus], đủ để huấn luyện hệ thống miễn dịch biết cách tấn công lại virus.

Trao đổi với BBC, Phó giáo sư Luo Dahai thuộc Đại học Công nghệ Nanyang giải thích: "CoronaVac [của Sinovac] là dạng vắc xin được sản xuất theo phương truyền thống hơn, vốn đã được sử dụng thành công ở nhiều loại vắc xin phổ biến, chắc hạn như vắc xin phòng bệnh dại do chó mèo gây ra".

Một trong những lợi thế chính của vắc xin Sinovac phát triển là có thể được trữ trong tủ lạnh bình thường ở nhiệt độ 2-8 độ C, giống như vắc xin AstraZeneca của Anh, là loại được làm từ virus gây cúm mùa ở tinh tinh, đã được biến cải gen. Trong khi đó, vắc xin của Moderna cần phải được trữ mức -20 độ C và vắc xin của Pfizer là -70 độ C.

Như vậy, vắc xin Trung Quốc và AstraZeneca có ưu thế hơn và phù hợp hơn với các nước đang phát triển, vốn không có đủ cơ sở vật chất để trữ một số lượng lớn vắc xin ở nhiệt độ thấp như vậy.

>>> Cập nhật tình hìnhCovid-19 mới nhất

Hãy đóng góp cho Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ theo một trong các phương thức:
  • [i] Đóng góp trực tiếp qua website: //quyvacxincovid19.gov.vn
  • [ii] Chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng của Quỹ. Xem chi tiết thông tin trên website: //quyvacxincovid19.gov.vn
  • [iii] Soạn tin nhắn theo cú pháp: COVID NK gửi 1408, trong đó N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2000, K là thể hiện đơn vị [nghìn đồng].
Không hỗ trợ iframe

Thanh Hảo

Phát triển "vũ khí" tiêu diệt tận gốc Covid-19

Nỗ lực toàn cầu nhằm phát triển vắc xin ngừa Covid-19 đã có được những kết quả đột phá. Song, việc tìm kiếm thuốc điều trị không hề dễ dàng.

Video liên quan

Chủ Đề