Soạn bài em bé thông minh phần luyện tập

Truyện cổ tích Em bé thông minh đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hòn nhiên trong đời sống hàng ngày. ConKec xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian [qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái ăm...] từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày
  • Em bé trong truyện đã trải qua bốn lần thử thách càng ngày càng khó với nhiều tình huống khác nhau. Lần thử thách thứ nhất, em bé đã thế hiện được khả năng phản ứng nhanh nhạy của mình để hạ được viên quan. Lần thử thách thứ hai, đề nhà vua phải công nhận “thằng bé thông minh lỗi lạc”, em phải “tương kế tựu kế”, lừa vua vào bẫy “gậy ông đập lưng ông”. Lần thử thách thứ ba, em bé chứng tỏ sự thông minh, nhanh trí của mình trước nhà vua cũng bằng miếng võ dân gian “tương kế tựu kế”, “gậy ông đập lưng ông”. Lần thử thách thứ tư, tài trí của em được khẳng định không chi ở phạm vi trong nước [thử thách với sứ thần ngoại quốc]; thử thách lần này không chi khẳng định tài trí của em mà còn đế giừ thế diện cho một dân tộc, thanh danh cho đất nước.
  • Thông qua câu chuyện, đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, những kinh nghiệm rút ra từ cuộc sống lao động sản xuất. Thông qua những tình huống vui vẻ, thú vị đã tạo nên tiếng cười và sức hấp dẫn cho truyện.

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: [Trang 74 - SGK Ngữ văn 6] Hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này?

Xem lời giải

Câu 2: [Trang 74 - SGK Ngữ văn 6] Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Xem lời giải

Câu 3: [Trang 74 - SGK Ngữ văn 6] Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Thử suy nghĩ xem, trong cuộc sống thường ngày, trong lớp học và xung quanh em ai thường được công nhận là người thông minh.

Lời giải chi tiết:

Người thông minh là người có sự nhận thức, tiếp thu nhanh mọi vấn đề, có khả năng ứng biến và tìm ra cách xử lí nhanh chóng mọi tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Chuẩn bị đọc 2

Câu 2 [trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Phương pháp giải:

Thử hình dung người thông minh sẽ giúp mọi người trong những công việc nào.

Lời giải chi tiết:

Người thông minh có thể giúp mọi người tìm được phương án giải quyết nhanh những khó khăn trong cuộc sống.

Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 [trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Phương pháp giải:

Em quan sát các nhân vật có trong truyện và xét xem ai sẽ là người giải quyết vấn đề.

Lời giải chi tiết:

Theo em cậu bé sẽ là người giải quyết thử thách này và cậu ấy sẽ thành công.

Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 [trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Phương pháp giải:

Em thử suy nghĩ xem thử thách cho cậu bé có dừng lại ở đây không hay vẫn sẽ tiếp tục.

Lời giải chi tiết:

Trong phần tiếp theo, em bé sẽ phải vượt qua những thử thách nữa.

Trải nghiệm cùng VB 3

Câu 3 [trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Phương pháp giải:

Thử suy nghĩ khi nào thì người ta sẽ cất tiếng hát, và trong trường hợp như trên, nhưng em bé lại cất tiếng hát thì thể hiện em là người thế nào.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết em bé "hát lên một câu" cho em thấy em bé là một người hồn nhiên và không hề sợ hãi những khó khăn trong cuộc sống.

Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 [trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Phương pháp giải:

Nhớ lại các kiểu nhân vật trong truyện cổ: nhân vật dũng sĩ, nhân vật có hình thù kì lạ, nhân vật thông minh… để chọn câu trả lời đúng nhất.

Lời giải chi tiết:

Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật thông minh.

Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 [trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn trên và nhớ lại hai ngôi kể đã học [ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba] để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Đây là lời của người kể chuyện vì đây là phần lời người kể đang tường thuật lại sự việc diễn ra.

Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 [trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản và liệt kê lần lượt những thử thách mà em bé đã vượt qua.

Lời giải chi tiết:

Trong truyện, em bé đã vượt qua 4 thử thách:

- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.

- Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.

- Lần thứ ba: Trả lời câu đố làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn

- Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.

=> Các thử thách ấy có cấp độ khó tăng dần. Qua đó, người đọc ngày càng thấy rõ sự thông minh, nhanh nhẹn, tài năng của cậu bé.

Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 [trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Phương pháp giải:

Đọc phần kết thúc và đưa ra đánh giá của em về phần này, xem đây là kết thúc có hậu hay không, kết thúc đó có xứng đáng với nhân vật không.

Lời giải chi tiết:

Truyện có một kết thúc có hậu, xứng đáng với những gì đã bỏ ra của cậu bé thông minh.

Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 [trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản, em tìm chủ đề cho văn bản này.

Lời giải chi tiết:

Chủ đề của truyện là đề cao trí thông minh dân gian, trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống.

Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 [trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Phương pháp giải:

Đây là câu hỏi kiểm tra kiến thức và cách nhìn nhận của em đối với cuộc sống. Em suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng rất lớn đối với chúng ta. Những bài học này sẽ giúp ta xử lí các tình huống khó khăn và giúp chúng ta thuận lợi hơn.

Chủ Đề