Sông Hồng rộng bao nhiêu mét

          - Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.

TPO - UBND thành phố Hà Nội cho biết, việc xây dựng tuyến đường dọc sông Hồng, theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt, sẽ xây dựng dọc hai bên sông Hồng hai tuyến đường trục chính đô thị, dự kiến rộng 40 – 60m.

Trong văn bản trả lời kiến nghị cử tri Hoàn Kiếm về đề xuất làm đường dọc hai bên bờ sông Hồng, mới đây, UBND thành phố Hà Nội cho biết, theo quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 257, ngày 18/02/2016, xác định không gian thoát lũ của sông Hồng được xác định gồm lòng sông và khu vực bãi sông nằm giữa hai đê.

Theo quy hoạch, khu vực dân cư hiện có vùng bãi sông Hồng tại địa bàn quận Hoàn Kiếm không nằm trong danh mục các khu dân cư tập trung hiện có trên bãi sông cần di dời cũng như được phép tồn tại.

UBND thành phố đã giao Sở NN&PTNT thực hiện rà soát điều chỉnh Quy hoạch chi tiết phòng chống lũ các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố. Quy hoạch đã được lập và hoàn thành trong năm 2018 trình UBND thành phố để báo cáo HĐND thành phố thông qua.

Trong nội dung quy hoạch có đề xuất giải pháp xây dựng tuyến đường giao thông ở bãi sông trong đó có tuyến đi qua khu đô thị trung tâm của thành phố dự kiến dài khoảng 53,2km với tiêu chuẩn đường giao thông cấp đô thị bề rộng dự kiến 40m đến 50m.

“Tuy nhiên, do một số điểm trong đồ án Quy hoạch đề xuất phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố nhưng Bộ NN&PTNT yêu cầu báo cáo Thủ tướng để xin ý kiến chấp thuận nên đến nay Quy hoạch chưa được thông qua”, văn bản nêu.

Văn bản của UBND thành phố lý giải, thực hiện Luật Quy hoạch và Luật số 35/2018/QH14 Luật sửa đổi 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019, trong đó quy định thay đổi về thẩm quyền lập và phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ các tuyến sông có đê. Vì vậy hiện nay Quy hoạch đang tạm dừng để xin ý kiến cấp có thẩm quyền về phương án tiếp tục triển khai thực hiện.

“Như vậy, việc đề xuất của cử tri đã được UBND thành phố cập nhật trong quy hoạch để trình Bộ NN&PTNT và HĐND thành phố, tuy nhiên, do Quy hoạch chưa được duyệt vì vậy chưa có cơ sở triển khai, đặc biệt đối với khu vực bãi sông đô thị Trung tâm liên quan đến an toàn phòng chống lũ đê cấp đặc biệt và cấp I”.

Được biết, hiện nay, UBND thành phố đang chỉ đạo Sở NN&PTNT Hà Nội lập, hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội để phê duyệt, làm cơ sở triển khai các đồ án quy hoạch và dự án đầu tư có liên quan trong hành lang thoát lũ sông Hồng.

Về việc xây dựng tuyến đường dọc sông Hồng, theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, định hướng xây dựng dọc hai bên sông Hồng hai tuyến đường trục chính đô thị, quy mô dự kiến 40 – 60m để phục vụ việc xây dựng, cải tạo khu vực bờ sông Hồng và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân khu vực.

Để triển khai cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô, UBND thành phố đang chỉ đạo tổ chức lập đồ án Quy hoạch phân khu đô thị hai bên sông Hồng, trong đó sẽ xác định vị trí, phương án xây dựng tuyến đường trục chính đô thị dọc sông Hồng.

Do đồ án Quy hoạch phân khu sông Hồng có liên quan đến kết quả nghiên cứu của đồ án Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội nên sau khi đồ án Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố được UBND thành phố phê duyệt mới có cơ sở phê duyệt Quy hoạch phân khu sông Hồng và nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường dọc sông.

“Việc đầu tư xây dựng tuyến đường theo từng đoạn đi qua địa giới các phường sẽ được xem xét nghiên cứu phân kỳ đầu tư trong bước lập dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt”, văn bản nêu.

[HNMCT] - Hà Nội đang khẩn trương thực hiện quy hoạch hai bờ sông Hồng đoạn chảy qua thành phố theo tiêu chí hài hòa giữa sinh thái, văn hóa và lịch sử. Nếu được Chính phủ phê duyệt, trong tương lai, “mặt tiền” của Hà Nội sẽ hướng ra sông Hồng. Tuy nhiên, đoạn sông này vẫn còn nhiều chuyện ít người biết.

Sông Hồng nhìn từ trên cao. Ảnh: Quý Tú

Đoạn sông chảy qua Hà Nội quanh co nên mới có câu: “Nhĩ Hà quanh Bắc sang Đông”. Vì quanh co như cái nhĩ tai, chỗ rộng, chỗ hẹp nên người xưa gọi là Nhĩ Hà. Khúc sông rộng nhất đoạn qua Hà Nội là xã Vân Cốc [huyện Phúc Thọ], tính từ đê bên này sang bờ bên kia rộng tới 8km, còn khúc hẹp nhất là Chèm - rộng 1,2km. Nhĩ Hà đổi dòng liên tục, vì thế, hồ Tây ban đầu là góc cua. Khi sông đổi dòng, cát lấp hai đầu trở thành hồ Tây thơ mộng ngày nay.

Cuối thế kỷ XVIII, nước sông Hồng sát đê Yên Phụ. Ở đây có lò nung vôi Thạch Khối ngày đêm tấp nập thuyền chở đá ra vào, thuyền mua vôi chen lấn. Nhưng đến giữa thế kỷ XIX, lò nung vôi này biến mất do sông đổi dòng, hướng sang Gia Lâm. Hồ Hoàn Kiếm ngày nay là dấu tích của hồ Lục Thủy xưa. Lục Thủy nằm sát đê, nhưng Nhĩ Hà đổi dòng khiến bãi bồi rộng ra và người ta lại cho đắp đê mới nên Lục Thủy thành hồ trong đê. Có ý kiến cho rằng hồ Ba Mẫu, Trung Phụng, Văn Chương... xưa cũng nằm ngoài bãi, tuy nhiên, khảo sát tài liệu và bản đồ cổ cho thấy các hồ này hình thành là do lấy đất để đắp đê.

Theo thống kê của ngành Thủy lợi, từ năm 1902 đến năm 1972, sông Hồng đoạn qua Hà Nội đổi dòng tới 7 lần. Việc sông đổi dòng đã tác động đến bãi bồi ven đê và bãi Giữa. Có một điều kỳ lạ là theo chiều dài của sông Hồng từ đầu nguồn đổ ra biển có rất nhiều bãi bồi giữa sông, nhưng bãi dài nhất, rộng nhất, có dân ở lại là đoạn chảy qua Hà Nội được gọi là bãi Giữa. Vì bãi Giữa chia dòng chảy làm hai nhánh, nên khúc sông này còn có tên là Nhị Hà.

Không biết bãi Giữa có từ bao giờ nhưng thời nhà Lý, khi Lý Công Uẩn ra xây thành Thăng Long trên nền thành Đại La cũ đã di dời làng An Xá ở phía nam hồ Tây để lấy đất mở rộng thành. Dân An Xá phải chuyển ra sống ở ven sông, từ bãi Phú Thượng kéo xuống khu vực Đầm Trấu và cả vùng Bắc Biên gần cửa sông Đuống được đặt tên là Cơ Xá. Bãi Giữa thuộc đất làng Cơ Xá. Bãi Giữa là tên Nôm, còn tên chữ là Trung Hà. Phần đất có dân ở gọi là làng Đại Xá. Bãi Giữa thường xuyên thay đổi, phụ thuộc vào nước lũ. Năm nào mưa to, lũ lớn thì cát lở khiến bãi hẹp lại, nhưng năm nào lũ nhỏ, mưa ít thì bãi không bị lở.

Năm 1885, trận lũ lớn đã làm nước tràn vào khu nhượng địa Đồn Thủy [tương ứng khu vực Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố Phạm Ngũ Lão hiện nay], đe dọa tính mạng quân đội Pháp đóng ở đây. Khi nước rút, thực dân Pháp đã cho đắp 400m đê phụ ở đầu phố Hàng Than để chuyển dòng chảy của sông Hồng sang phía Gia Lâm nên bãi Giữa ổn định từ đó.

Nửa đầu thế kỷ XX, bãi Giữa trở nên xanh mướt khi dân chúng trồng ngô, khoai lang, sau đó trồng dâu nuôi tằm. Từ đầu đến cuối bãi có một con đường chính, hai bên có các đường xương cá vào các xóm. Duy nhất cả bãi chỉ có một ngôi nhà gạch ở gần chân cầu Long Biên là nhà nuôi tằm của ông Nguyễn Thừa Đạt, người giàu có nhất bãi. Bãi Giữa đã trở thành điểm du lịch khi chính quyền Pháp cho làm cầu thang từ cầu Long Biên xuống. Từ năm 1947 đến 1954, lo sợ Việt Minh phá cầu Long Biên nên quân Pháp thường xuyên tuần tra khắp bãi.

Vì tiếp nước của sông Đà, sông Lô và sông Thao [tên gọi sông Hồng đoạn từ Lào Cai về ngã ba Bạch Hạc - Việt Trì] nên sông Hồng là con sông hung dữ nhất trong các con sông ở miền Bắc, và hung dữ nhất lại chính là khúc sông qua Hà Nội. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, kinh đô Thăng Long nhiều lần bị lũ lụt. Năm 1078, nước tràn vào cửa Đại Hưng [tương ứng khu vực Cửa Nam hiện nay]; năm 1228, kinh thành bị lũ lớn; năm 1270, Thăng Long chìm trong nước và phải di chuyển bằng thuyền... Năm 1915, trận lũ phá vỡ đê Liên Mạc khiến nước tràn vào vùng Cổ Nhuế gây ngập kéo dài mấy tháng trời; phù sa lấp hết ruộng nên không thể cấy được lúa, buộc dân phải chuyển sang trồng màu và làm nghề may. 

Ngày nay, sông Hồng gần như không còn lũ vì thượng nguồn phía Trung Quốc và thượng nguồn sông Đà có các nhà máy thủy điện. Việc hình thành khu đô thị ven sông Hồng sẽ biến Hà Nội trở thành thành phố đẹp nhất trong các đô thị Việt Nam.

sông Hồng sau bao nhiêu mét?

Độ dốc lòng sông nhỏ, sông chảy quanh co, độ sâu đáy sông khoảng 6 ¸10m. Đến nay, toàn lưu vực sông Hồng – Thái Bình đã xây dựng được 29 hệ thống thủy nông, 900 hồ chứa lớn và nhỏ, 1300 đập dâng, hàng nghìn trạm bơm điện lớn nhỏ, hàng vạn công trình tiểu thủy nông như mương, phai…

sông Hồng như thế nào?

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà hay sông Cái [người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï].

đồng bằng sông Hồng rộng bao nhiêu?

Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B [huyện Lập Thạch] tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B [huyện Kim Sơn], từ 105°17´Đ [huyện Ba Vì] đến 107°7´Đ [trên đảo Cát Bà]. Toàn vùng có diện tích 21.259,6 km², tỷ lệ khoảng 4,5% tổng diện tích cả nước.

Hệ thống đê sông Hồng dài bao nhiêu km?

Đê sông Hồng, gọi đầy đủ là hệ thống đê sông Hồng là một trong 4 hệ thống đê điều của các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Hệ thống đê sông Hồng có tổng chiều dài lớn nhất với 1.314 km và là hệ thống đê sông có quy mô lớn và hoàn thiện hơn so với các hệ thống đê còn lại.

Chủ Đề