Sử dụng máy tăng âm và loa như thế nào là dùng

Máy tăng âm thường được dùng trong những trường hợp nào?

Đề bài

Máy tăng âm thường được dùng trong những trường hợp nào?

Lời giải chi tiết

Máy tăng âm dùng vào nơi nào cần khuếch đại âm thanh cho to, cho hay, dùng nghe nhạc, dùng làm bộ khuếch đại cho các loa truyền thanh công cộng... Tuy nhiên, mỗi mục đích sử dụng là phải dùng các tăng âm khác nhau: Nghe nhạc phải loại chất lượng cao, loa để nói,...

Loigiaihay.com


I. Khái niệm và phân loại máy tăng âm

1. Khái niệm

Máy tăng âm là máy khuếch đại tín hiệu âm thanh từ đầu vào thành tín hiệu có biên độ, dòng điện, công suất đủ lớn theo mục đích ở đầu ra

Âm thanh trực tiếp chỉ đủ cho một số người nghe rõ trong một không gian giới hạn nào đó. Tín hiệu âm thanh trên đĩa từ, đĩa Compact hay thu được từ các máy thu có biên độ, công suất nhỏ. Muốn phục vụ nhiều người cùng nghe rõ thì cần phải làm cho âm thanh ấy to lên bằng các máy tăng âm. Tín hiệu nhỏ từ Micro và thiết bị lưu trữ được đưa vào bộ khuếch đại làm cho năng lượng ấy tăng lên nhiều lần, sau đó dùng loa để biến đổi trở lại âm thanh đủ mạnh để cho đông đảo người nghe. Độ lớn âm thanh phát ta phụ thuộc vào công suất của máy tăng âm và độ lớn của tín hiệu vào.

2. Phân loại

Tùy theo mục đích sử dụng hay linh kiện mà máy tăng âm được phân loại như sau:

Theo mục đích sử dụng:

  • Máy tăng âm thông thường: là loại máy tăng âm nhỏ dùng trong các buổi nói chuyện, hội họp, biểu diễn văn nghệ trước công chúng, công suất vài chục W
  • Máy tăng âm chuyên dụng: Dùng trong các đài và trạm phát thanh để phục vụ một số mạng lưới đường dây loa tương đối lớn trong một phương hay một thành phố, công suất lớn từ vài chục W tới hàng nghìn W.
Theo loại linh kiện:

  • Máy tăng âm điện tử: Có linh kiện chủ yếu là Transsistor điện tử và dụng nguồn cung cấp xoay chiều. Do kích cỡ lớn và tính năng hạn chế của linh kiện nên loại này hầu như không sản xuất.
  • Máy tăng âm bán dẫn: Có linh kiện chủ yếu là transistor. nguồn cấp là xoay chiều hoặc một chiều
  • Máy tăng âm dùng IC: Do IC là mạch tích hợp tính năng cao, máy tăng âm dùng IC có kích thước nhỏ và chất lượng tốt nên được sản xuất chủ yếu ngày nay. [IC TDA 2030; TDA 2020; PC 1277H...]

Phần quan trọng nhất trong máy tăng âm là bộ khuếch đại âm tần gồm bốn phần chính :

* Bộ khuếch đại điện áp: Bộ khuếch đại điện áp có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu điện áp đầu vào rất nhỏ [vài chục mV] lên tới mức điện áp cần thiết để kích thích các tầng khuếch đại công suất.

* Bộ khuếch đại công suất: Có nhiệm vụ tạo ra một công suất âm tần đủ lớn, đúng với yêu cầu cần thiết, để cung cấp cho các loa. Bộ khuếch đại công suất thường dùng Tranzito có công suất lớn, yêu cầu điện áp kích thích khá lớn từ vài vôn đến vài chục vôn, có khi đến vài trăm vôn.

* Mạch tạo hiệu ứng âm thanh: Để tạo ra các hiệu ứng âm thanh nhằm tăng khả năng truyền đạt đến người nghe: có thể là mạch tạo vang, tạo hiệu ứng lập thể.. thông thường là mạch điều chỉnh âm sắc: Có nhiệm vụ biến đổi đặc tuyến khuếch đại cho phù hợp tính chất cảm thụ âm thanh của tai người cũng như tính chất của chương trình nghe.

* Bộ cấp điện: Làm nhiệm vụ cung cấp các mức điện áp và dòng điện cần thiết cho các đèn khuếch đại làm việc.

II. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc

a. Sơ đồ khối

b. Chức năng các khối của máy tăng âm

  • Khối mạch vào: Tiếp nhận tín hiệu âm tần từ các nguồn khác nhau như micro, đĩa hát, băng casset... điều chỉnh tín hiệu đó cho phù hợp với máy
  • Khối mạch tiền khuếch đại: Tín hiệu âm tần qua mạch vào có biên độ rất nhỏ, nên cần khuếch đại tới một trị số nhất định.
  • Khối mạch âm sắc: dùng để điều chỉnh độ trầm - bổng của âm thanh theo sở thích của người nghe
  • Khối mạch khuếch đại trung gian: Tín hiệu ra từ mạch điều chỉnh âm sắc còn yếu, cần phải khuếch đại tiếp qua mạch khuếch đại trung gian mới đủ công suất kích cho tầng công suất.
  • Khối mạch khuếch đại công suất: Có nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa
  • Khối nguồn nuôi: Cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm
VI. Sử dụng máy tăng âm :

Các máy tăng âm hiện đại thường sử dụng hỗn hợp cả IC và transistor,nên dễ hư hỏng . Khi sử dụng cần chú ý:

-Điện lưới xoay chiều phải đúng với qui định của máy.

-Mắc nguồn tín hiệu và mắc loa vào máy tăng âm .

-Điện trở của loa hay hệ thống loa phải bằng hợăc lớn hơn điện trở ra của
máy tăng âm

-Khi mắc trực tiếp loa vào máy tăng âm thì công suất tiêu thụ của loa phải lớn
hơn công suất ra của máy tăng âm , điều này đảm bảo cho loa dao độngkhông quá mức , và chịu được công suất đưa vào .

-Các máy tăng âm hiện đại thường có hai kênh [ đôi khi có 4 kênh ] hoàn toàn
giống nhau , chúng có thể làm việc ở những chế độ khác nhau .

-Chế độ stereo hai kênh : tín hiệu kênh phải R và kênh trái L được đưa đến
hai đầu vào CH1 và CH2 , đầu ra mỗi kênh lắp với hệ thống loa tương ứng .

-Chế độ mono mắc song song : tín hiệu vào mono đồng thời được đưa đến
hai đầu vào [mắc song song]. Đầu ra mỗi kênh mắc hệ thống loa tương ứng .

-Chế độ mono cầu : công suất tăng gần như gấp đôi : tín hiệu vào mono được
đưa đồng thời vào cả hai kênh . Đầu ra chỉ mắc một loa giữa hai cực cộng [+]. Diện trở của loa phải gấp đôi điện trở của mỗi kênh mono .

-Khi nối loa vào máy tăng âm cần lưu ý : khi nối trực tiếp loa vào máy tăng âmthì các cực [+] và[ –] tương ứng được nối với nhau . Khi nối song song các loa thì các cực cùng dấu được nối với nhau . Khi mắc nối tiếp thì cực [+] loa này mắc với cực [– ]loa kia . Làm như vậy cho các màng bức xạ của loa luônluôn đồng pha .

- Các máy tăng âm hiện đại công suất thường sử dụng hệ thống quạt gió đểgiảm nhiệt cho transistor , IC ,có hệ thống cảm biến nhiệt độ ,chỉ thị tình trạng làm việc của máy , có hệ thống báo lỗi và tự động bảo vệ tầng công suất .

V. Kiểm tra , khắc phục và phát hiện những hư hỏng thường gặp

Trình tự kiểm tra và khắc phục hư hỏng :
1.Khi máy hoàn toàn không có tiếng ra loa :

Đo và kiểm tra điện áp nguồn cấp điện 1 chiều , nếu điện áp sai lệch khôngquá [10-15]% coi như nguồn bình thường , nếu điện áp nguồn hay điện áp tụtquá mức thì nguồn bị hỏng hay máy tăng âm bị chập , khắc phục trước khi kiểm tra các phần tiếp theo

-Kiểm tra loa : dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở của loa , nếu không có ômkế thì có thể dùng pin 1,5V can nhiễu vào hai cực loa , nếu có đáp ứng ở loa thì hứng tỏ loa cón tốt .

- Đóng điện vào máy : lần lượt can nhiễu vào đầu vào từng khối từ tầng côngsuất ngược về tầng đầu , nếu tầng nào không có đáp ứng ở loa [ tiếng ù ] thì tầng đó bị hỏng . Can nhiễu đơn giản nhất là dùng tuốc-nơ- vít, tay cầm vào phần kim loại chạm vào đầu vào của các khối . Nếu có máy tạo sóng âm tần hay đầu dò âm thanh thì tiện lợi hơn

-Khi đã xác định được khối hư hỏng thì tìm phân tử hay linh kiện hỏng .Tốthơn hết là đo điện áp ở các chân transistor hay IC rồi so sánh trực tiếp vớiđiện áp ghi trên sơ đồ rồi suy luận , loại trừ tìm ra linh kiện hỏng . Nếu nghi transistor hỏng thì tháo ra đo trước khi thay thế .2.Cách kiểm tra và phát hiện IC hỏng

-Phương pháp 1 : đo nguội [ tháo IC ra khỏi máy ] đo điện trở giữacác chân so với chân nối mass , rồi so sánh với giá trị tiêu chuẩn .

-Phương pháp 2 : đo điện áp tại các chân ngay trong sơ đồ rồi sosánh với giá trị ghi trên sơ đồ . Suy luận và loại trừ tìm ra IC hỏng hay phần tử ngoài IC hỏng .Khi đo điện áp chân IC tốt nhất là chọn điểm đo ở bên ngoài , không nên lấy que đo đồng hồ đo trực tiếp vào chân IC dễ dẫn đến chạm chập vì chân IC bố trírất sát nhau .

-Phương pháp 3 ; dùng nguồn tín hiệu chuẩn để kiểm tra: Phương pháp này được sử dụng ở các xưởng sữa chữa các thiết bị đolường chuyên dùng .Nguồn tín hiệu là máy tạo sóng âm tần , còn để kiểm tradạng sóng và điện áp ra thì dùng máy hiện sóng và von – kế

Em có muốn kiểm tra kiến thức phần này không?


1. Có 2. Không.


Video liên quan

Chủ Đề