Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa 1 lần

Trước tiên, mẹ nên hiểu rằng, sữa nói chung và sữa mẹ nói riêng luôn là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với trẻ sơ sinh. Tuy vậy, không phải cứ bú nhiều là tốt bởi tùy theo từng ngày tuổi, thể tích dạ dày của bé sẽ thay đổi khác nhau. Vì thế, việc học công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn cần thiết. 

Theo chia sẻ của một số bác sĩ nhi khoa thì theo đúng lý thuyết, công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh trung bình là 120ml-150ml x cân nặng của con [kg]/ngày.

Mặc dù vậy, các mẹ cần phải nhớ rằng, sự tính toán trên chủ yếu là dựa trên công thức, còn thực tế, phụ thuộc vào độ "thèm ăn" của trẻ theo mỗi cữ. Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa một lần sẽ tùy theo bé, mẹ không nên bắt ép bé phải bú cạn bình. 

Sự tính toán về lượng sữa chủ yếu là dựa trên công thức, còn thực tế, phụ thuộc vào độ "thèm ăn" của trẻ theo mỗi cữ. [Ảnh minh họa]

- Lượng sữa cho trẻ mới sinh 

Khi mới sinh, kích thước dạ dày của bé khá nhỏ [có thể hình dung như hạt dẻ hoặc nhỏ hơn]. Vì thế, mỗi lần mẹ chỉ nên cho con uống khoảng 30ml và sau đó thì tăng dần lên khoảng 60ml. Nếu như sau khi bé đã uống xong mà vẫn thấy bé quấy khóc, chập miệng hoặc ọ ẹ thì mẹ nên cho bé bú thêm. 

Trong trường hợp, một số mẹ ít sữa và không cung cấp lượng sữa đủ cho bé thì mẹ nên cho bé uống thêm sữa bột công thức. 

- Lượng sữa cho trẻ sơ sinh 1-2 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, nên chia theo cữ để biết trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa, mỗi ngày nên cho bé bú khoảng 4-5 cữ và lượng bú khoảng từ 90-120ml/lần. Khi về đêm, nếu như bé không đòi bú thì không cần phải đánh thức bé dậy để bú, tránh việc làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé. 

- Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 2-6 tháng tuổi

Tại giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn 5 lần mỗi ngày, một lần cách nhau khoảng 4 tiếng và lượng sữa dành cho mỗi bữa ăn khoảng từ 120-180ml. 

- Lượng sữa dành cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi

Mẹ có thể cho bé ăn cách nhau 4 tiếng lần và mỗi lần ăn khoảng 200-250ml. Khi bắt đầu 6 tháng tuổi thì mẹ nên cho bé tập ăn dặm bằng những loại thức ăn lỏng và thô dần theo tháng. 

- Lượng sữa dành cho bé 9 -12 tháng tuổi

Lúc này, bé đã ăn dặm, mẹ nên giảm cữ xuống khoảng 2-3 cữ/ ngày, mỗi cữ khoảng tầm 250ml và nên cho bé ăn thêm 2 bữa ăn dặm, hoa quả, sữa chua, váng sữa bổ sung. 

Dưới đây, xin mách mẹ bảng gợi ý lượng sữa trẻ cần theo cân nặng [theo babble]: 

Một số lưu ý dành cho mẹ khi cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức

Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn 

Dựa trên khảo sát của những trẻ bú sữa mẹ, các chuyên gia dinh dưỡng về trẻ em đã kết luận rằng: Những bé 03 tháng đầu luôn tăng trưởng khá nhanh nên bé cần khá nhiều năng lượng. Khoảng 03 tháng sau, bé sẽ tăng trưởng chậm hơn nên nguồn dinh dưỡng nuôi bé sẽ khá giống với 03 tháng đầu. Do vậy, mẹ hãy luôn tin vào sữa mẹ sẽ luôn đủ cho bé bú. 

Đối với trẻ bú sữa công thức 

Theo WHO khuyến cáo, mẹ nên thực hiện theo liều lượng gợi ý của hãng sữa đã ghi trên vỏ hộp để biết trẻ sơ sinh bú bao nhiêu ml sữa công thức. Tuy vậy, dù uống ít hay nhiều thì trẻ sơ sinh dưới 06 tháng tuổi không nên uống quá 150ml sữa/lần uống.  Đây là lượng sữa phù hợp để bé tiêu hóa/lần ăn. 

Khi mẹ vừa cho bé bú sữa xong nhưng vẫn còn thấy bé có một số biểu hiện như mút chụt chụt, liếm môi, khóc khi mẹ rút ti hoặc rút bình, đưa cả chân và tay vào miệng, ọ ẹ, quấy gắt...thì cần phải cho bé bú thêm. Nếu như là sữa công thức thì không nên pha quá nhiều, chỉ pha thêm một chút để tránh việc bé uống thừa bị lãng phí. 

Mẹ nên chú ý đến độ thèm ăn của trẻ khi cho bé bú. [Ảnh minh họa]

Nhiều mẹ thường không để ý đến vấn đề trẻ sơ sinh bú bao nhiêu ml sữa là đủ nên pha không chuẩn, pha lượng sữa bột không đúng quy định khiến bé bị ép ăn quá mức dẫn đến tình trạng ói mửa, nôn trớ, khóc thét. Như vậy, bé chắc chắn sẽ không nhận được chút dinh dưỡng nào mà còn khiến bé thêm mệt mỏi. 

Nếu cho bé bú xong và thấy bé thỏa mãn, không thấy quấy khóc thì bé đã bú đúng và đủ lượng sữa cần thiết. Với trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng trở xuống, phải thay từ 5-6 tã giấy và 6-8 tã vải. Ngoài ra, khi bé bú đủ sữa, bé sẽ tăng cân đều. 

Vì thế, tốt nhất, tùy vào số cân nặng, tình trạng sức khỏe của trẻ mà mẹ nên bổ sung lượng dinh dưỡng từ sữa phù hợp cho trẻ. 

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-so-sinh-bu-bao-nhieu-ml-sua-la-du-de-phat-trie...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-so-sinh-bu-bao-nhieu-ml-sua-la-du-de-phat-trien-tot-tang-can-nhanh-d234589.html

Theo Linh Hà [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

18/08/2015

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi vừa chào đời, nó chỉ bé bằng quả anh đào, đủ sức chứa 5-7 ml sữa [1-1,4 thìa cà phê]. Đến cuối tuần thứ nhất, dạ dày của bé có thể chứa khoảng 60 ml sữa. Thời gian đầu, cơ thể mẹ chỉ sản xuất một lượng sữa nhỏ, cho phù hợp với kích thước ‘tí hon’ của dạ dày trẻ sơ sinh.

Ở độ tuổi 1-6 tháng, khi đã quen với việc bú mẹ, một em bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thường bú khoảng 600-900 ml sữa mỗi ngày, trung bình là 750 ml. Bé bú mẹ 8 lần/ngày sẽ nhận khoảng 90 ml mỗi cữ bú. Tất nhiên, đây chỉ là con số trung bình, không thể áp dụng cho mọi trẻ. Lượng sữa mẹ mà bé bú sẽ không đổi trong suốt thời gian từ 1 tháng tới khoảng 6 tháng. Tuổi và trọng lượng cơ thể của bé không ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ được bú mỗi ngày. Tuy nhiên, tại các giai đoạn tăng trưởng mạnh [thường xuất hiện lúc bé 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi], bé có thể bú nhiều hơn bình thường trong vòng 2 – 3 ngày.

Diễn biến sản xuất sữa mẹ vài tuần đầu sau sinh

Thời gian Sữa Mẹ
Khi sinh Cơ thể mẹ sản sinh một lượng nhỏ sữa non [sữa đặc quánh, màu vàng]. Sữa này giúp bảo vệ bé khỏi bệnh tật. – Có thể tỉnh táo trong giờ đầu sau khi sinh.
– Đây là thời điểm tốt để mẹ cho con bú.
Mệt mỏi nhưng hào hứng.
12-24 giờ đầu Bé nhận được khoảng 1 thìa cà phê sữa non trong mỗi cữ bú. Mẹ có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy sữa non tiết ra nhưng lượng sữa này vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của bé. – Sẽ không có gì lạ nếu mẹ thấy bé ngủ mê mệt. Bé vừa trải qua một hành trình vô cùng vất vả. Một số bé sẽ không đủ tỉnh táo để nắm bắt vú đúng cách. – Các cữ bú có thể sẽ rất ngắn và chẳng theo giờ giấc. Khi bé tỉnh, hãy tận dụng bản năng bú rất mạnh của bé và cho bé bú mỗi 1-2 giờ.

-Nhiều bé thích bú hùng hục, nghỉ, rồi nhấm nháp, mơ màng, rồi lại bú.

Mẹ cũng mệt mỏi. Hãy cố gắng nghỉ ngơi.
3-5 ngày tiếp theo Sữa trắng sẽ về. Lúc đầu, sữa có thể có ánh vàng. – Bé sẽ bú rất nhiều [điều này giúp vú mẹ sản sinh nhiều sữa], ít nhất 8-12 lần/24 giờ. Thời gian đầu, bé sẽ bú không có giờ giấc. – Vì sữa mẹ dễ tiêu hơn sữa công thức, bé bú mẹ sẽ bú thường xuyên hơn bé bú bình. Bé có thể đòi bú 2-3 giờ một lần rồi ngủ thiếp đi 3-4 tiếng.

– Cữ bú có thể kéo dài 15-20 phút mỗi bên. Nhịp mút của bé chậm và dài. Bạn có thể nghe tiếng bé nuốt.

Ngực bạn có thể căng và rỉ sữa.
4-6 tuần đầu  Sữa trắng tiếp tục tiết ra. – Bé bú giỏi hơn và dạ dạy đã lớn hơn để chứa được nhiều sữa.
– Các cữ bú sẽ ngắn hơn và cách xa nhau hơn.
Cơ thể mẹ đã quen với việc cho con bú, vì vậy ngực sẽ mềm hơn và ít bị rỉ sữa hơn.

Khi nào cần cho bé bú ?

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ cho bé sơ sinh bú theo nhu cầu, khi bé đói. Nhiều mẹ thường bắt đầu cho con bú khi thấy bé khóc. Tuy nhiên, khóc là một biểu hiện muộn của đói. Không nên chờ tới lúc này mới cho bé bú vì đói quá có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.

Cũng cần để ý rằng rất nhiều khi bé khóc không phải vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được ôm ấp hoặc thay tã là đủ. Hoặc cũng có khi bé khóc vì nóng quá, lạnh quá, vì phấn chấn quá hoặc buồn tẻ quá.
Các dấu hiệu cho thấy bé đã muốn bú:

  • Ngọ nguậy đầu
  • Há miệng
  • Thè lưỡi
  • Cho bàn tay hoặc cả nắm tay vào miệng
  • Chụm môi như đang bú
  • Rúc vào ti mẹ
  • Thể hiện phản xạ tìm kiếm [miệng bé quay về phía có vật chạm vào má].

Làm sao biết bé đã bú đủ?

Có thể đánh giá việc trẻ đã bú no hay chưa dựa vào hai biểu hiện chính: bé hài lòng và tăng cân đều sau tuần đầu tiên.

Tăng cân 

  • Trẻ sơ sinh có thể mất khoảng 7% cân nặng trong 3-5 ngày đầu sau sinh.
  • Thường không tụt cân kể từ ngày thứ 5, khi sữa đã về đủ.
  • Cân nặng trở lại bằng khi mới sinh trong vòng 1-2 tuần.
  • Từ khi sinh tới 3 tháng, trẻ tăng trung bình 20-30 g mỗi ngày.
  • Bé sẽ trải qua một số giai đoạn tăng trưởng mạnh [khi 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi]. Lúc này cân nặng tăng nhanh trong một thời gian, sau đó chững lại rồi tăng ít hơn. Điều này không có nghĩa là mẹ không đủ sữa, nhất là nếu bé vẫn sinh hoạt bình thường, đi tiểu bình thường.

Một số biểu hiện khác để nhận biết bé đã bú đủ:

  • Bé nhanh nhẹn, tỉnh táo, khóc to, môi hồng hào và ẩm ướt.
  • Bé thỏa mãn và thư giãn sau cữ bú.
  • Bầu vú mẹ mềm hơn sau mỗi lần cho con bú.
  • Bé đi tiểu tiểu đủ, nước tiểu trong hoặc vàng nhạt, không có màu vàng đậm hay da cam, không có mùi khó chịu [xem bảng dưới].
  • Bé đại tiện đủ [xem bảng dưới].

Số lần tiểu tiện và đại tiện tối thiểu của bé trong tuần đầu sau khi sinh

Tuổi của bé Số lần

tiểu tiện

Số lần

đại tiện

Màu và tính chất phân
Ngày 1
[24h đầu sau sinh]
1 Đại tiện phân su lần đầu tiên trong vòng 8 giờ sau khi sinh. Phân đặc dính, đen như nhựa đường.
Ngày 2 2 3 Phân đặc dính, đen như nhựa đường.
Ngày 3 5-6 3 Phân loãng hơn, màu hơi xanh hay vàng.
Ngày 4 6 3 Phân mềm, màu vàng, có lẫn nước.
Ngày 5 6 3 Phân loãng và lổn nhổn, màu vàng.
Ngày 6 6 3 Phân loãng và lổn nhổn, màu vàng.
Ngày 7 6 3 Phân loãng và lổn nhổn, màu vàng, số lượng nhiều hơn.


BS Trần Thu Thủy 

Video liên quan

Chủ Đề