Thuốc ức chế miễn dịch corticoid là gì

Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương [Trường Đại học Dược - Hà Nội], các thuốc kháng viêm nhóm corticoid [dexamethason, prednison, methylprednisolon, hydrocortison…], bản chất thuộc nhóm hormon, với đặc tính sinh học rất mạnh ở ngay mức liều rất nhỏ và có khả năng tác động đến rất nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể.

Corticoid là nhóm thuốc kháng viêm rất quen thuộc được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh: Ức chế rối loạn viêm, chống dị ứng và ức chế hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ sử dụng sau khi cân nhắc rất kỹ lợi ích/nguy cơ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

Người bệnh chỉ dùng các thuốc corticoid khi được bác sĩ kê đơn và phải dùng đúng liều lượng, thời gian do bác sĩ kê.

Cần đặc biệt lưu ý là, các thuốc corticoid có rất nhiều tác dụng phụ khác kể cả khi dùng trong thời gian ngắn như gây tăng đường huyếttăng nhãn áp, loạn thần, loét tiêu hóa… dùng dài có thể gây ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, gây suy thượng thận cấp, gây loãng xương, rối loạn nội tiết… và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác.

Nhiều đơn thuốc điều trị COVID-19 tại nhà được truyền tay nhau…

2. Chỉ dùng corticoid điều trị COVID-19 khi được bác sĩ kê đơn

PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, để điều trị COVID-19 một cách hiệu quả, cần phải hiểu rõ cả về bệnh và về thuốc. Người mắc bệnhCOVID-19 có thể ở các mức độ khác nhau, từ không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch. Với mỗi mức độ bệnh, cơ chế bệnh sinh rất khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau, đòi hỏi phải lựa chọn thuốc thật cẩn thận. Nếu thuốc dùng cho mức độ bệnh này bị nhầm sang mức độ bệnh khác, không những không có lợi mà còn gây hại, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Đơn cử với trường hợp thuốc nhóm corrticoid, với hai thuốc hay được nhắc đến trong điều trị COVID-19 là dexamethason và methylprednisolon [medrol]. Nhóm thuốc này chỉ được dùng cho người bệnh từ mức độ trung bình trở lên, chủ yếu do trên những người bệnh này, hệ miễn dịch có thể đang hoạt động quá mức và gây ra tổn thương các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Dexamethason hay methylprednisolon được chỉ định do thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, vào cơ thể sẽ tác động "kìm hãm" ảnh hưởng của quá mức của hệ thống miễn dịch đang tấn công và gây tổn thương cơ quan. Thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh với những trường hợp này, dùng corticoid đã làm giảm được thời gian nằm viện và cải thiện tỷ lệ tử vong.

Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ người bệnh COVID-19 rơi vào tình trạng hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức như trên. Phần lớn các trường hợp, hệ thống miễn dịch chỉ kích hoạt ở mức độ vừa đủ để làm đúng chức năng của nó khi cơ thể nhiễm virus. Hệ thống miễn dịch chính là "sức đề kháng" tự nhiên của cơ thể, giúp chiến đấu và loại bỏ virus.

Do vậy, trong những trường hợp này, nếu tự ý dùng corticoid điều trị COVID-19, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ bị ức chế, vô hình lại tiếp sức cho virus nhân lên và làm bệnh lý nặng nề hơn.

Cùng với đó, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị yếu đi, còn có nguy cơ gia tăng bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn, nấm… làm tình trạng người bệnh càng phức tạp.

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành mới đây, có 2 thuốc thuộc nhóm này được sử dụng đường uống cho F0 tại nhà là: Dexamethason 0,5 mg [viên nén], methylprednisolon 16 mg [viên nén]. Tuy nhiên, trong đó nêu rõ, thuốc chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê đơn và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...

Chỉ dùng corticoid điều trị COVID-19 khi được bác sĩ kê đơn.

3. Coi chừng bão cytokin, tác hại khôn lường

Hiện nay, trên mạng nhiều người đã chia sẻ cách điều trị COVID-19, trong đó khuyên: Nên dùng các thuốc corticoid sớm để tránh gặp bão cytokin, được cho là nguyên nhân gây COVID-19 nghiêm trọng.

Tuy nhiên, đây là những thông tin sai lệch. BS. Nguyễn Huy Hoàng [Trung tâm oxy cao áp Việt-Nga] cho hay, không dùng corticoid để dự phòng bão cytokin ở bệnh nhân COVID-19. Corticoid chống được bão cytokin nhưng phải được bác sĩ phải chỉ định và theo dõi sát sao.

Đến nay, các nghiên cứu cho thấy, việc dùng corticoid sớm [khi chưa phải thở oxy, khi SpO2 còn trên 95%] đều làm cho tỷ lệ trở nặng và tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao hơn so với không dùng corticoid].

Việc sử dụng corticoid với mục đích để ức chế các cytokine sẽ có thể có nhiều tác dụng phụ. Nếu dùng các thuốc corticoid liều cao và kéo dài có thể gặp tác dụng phụ nguy hiểm: Làm giảm miễn dịch quá mức gây bùng phát các bệnh nhiễm trùng cơ hội và làm nặng thêm bệnh đái tháo đường.

Trong 7 ngày đầu, khi virus đang nhân lên, việc dùng corticoid có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, virus càng dễ sinh sôi… Điều này làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Vì các lý do này, khi dùng corticoid trong điều trị nói chung và trong điều trị COVID-19 nói riêng cần rất thận trọng, cân nhắc kỹ lợi ích và nguy cơ. 

Theo đúng hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, corticoid KHÔNG được phép dùng cho người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng mới chỉ ở mức độ nhẹ. Việc chỉ định thuốc này vào phác đồ điều trị COVID-19 phải do bác sĩ quyết định sau khi đã đánh giá hết sức cẩn thận tình trạng của người bệnh.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Nhóm thuốc Corticosteroid [corticoid] bao gồm cortisone, hydrocortison và prednison. Đây là nhóm thuốc được sử dụng rất thông dụng trong điều trị nhiều tình trạng. Chẳng hạn như phát ban, lupus, hen suyễn, giảm đau, bệnh tự miễn,… Nhưng bên cạnh hiệu quả, việc lạm dụng corticoid cũng có nguy cơ tác gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

1. Nhóm thuốc corticosteroid hoạt động như thế nào?

Corticosteroid có tác dụng giống hormone cortisol do cơ thể bạn sản xuất tự nhiên ở tuyến thượng thận. Corticosteroid có tính kháng viêm. Nên làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng viêm. Do đó, nó giảm triệu chứng của viêm khớp hay hen suyễn,… Corticosteroid cũng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể giúp kiểm soát các tình trạng trong đó hệ thống miễn dịch của bạn tấn công nhầm vào các mô của bạn [hay còn gọi là bệnh tự miễn].

>> Xem thêm: Corticoid và làn da

2. Nhóm Corticosteroid được sử dụng như thế nào?

Thuốc Corticosteroid được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, lupus, hen suyễn, dị ứng và nhiều tình trạng khác. Chúng cũng điều trị bệnh Addison, một tình trạng mà tuyến thượng thận không thể sản xuất được lượng corticosteroid tối thiểu mà cơ thể cần.

Nhóm thuốc này cũng giúp ức chế hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa thải ghép ở người nhận ghép tạng. Các đường dùng corticosteroid:

2.1 Đường uống

Viên nén, viên nang hoặc xi-rô giúp điều trị viêm và đau liên quan đến một số bệnh mãn tính. Chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và lupus,…

>> Xem thêm: Giải đáp các thắc mắc thường gặp về viêm khớp dạng thấp

2.2 Đường xịt và phun

Những thuốc dùng đường này giúp kiểm soát viêm liên quan đến hen suyễn và dị ứng mũi.

Corticoid dạng xịt được dùng trong điều trị hen suyễn.

2.3 Kem và thuốc mỡ

Dạng này có thể giúp chữa lành nhiều tình trạng da.

2.4 Bằng đường tiêm

Hình thức này thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng ở cơ và khớp. Chẳng hạn như đau và viêm gân.

3. Những tác dụng phụ có thể gây ra bởi corticosteroid?

Corticosteroid có nguy cơ tác dụng phụ, một trong số đó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

3.1 Tác dụng phụ của corticosteroid đường uống

Vì corticosteroid đường uống ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể thay vì chỉ một khu vực cụ thể. Do vậy, đường dùng này có khả năng gây ra tác dụng phụ đáng kể. Tác dụng phụ phụ thuộc vào liều thuốc sử dụng. Tức là liều thuốc càng tăng sẽ càng tăng khả năng tác dụng phụ, bao gồm:

  • Tăng áp lực trong mắt [tăng nhãn áp].
  • Giữ nước, gây sưng ở chân.
  • Tăng huyết áp.
  • Các vấn đề với thay đổi tâm trạng, trí nhớ và hành vi, lú lẫn hoặc mê sảng.
  • Tăng cân, với mô mỡ tích tụ ở bụng, mặt và sau gáy.
Tụ mỡ quanh bụng, gây rạn nứt da.

Khi dùng corticosteroid đường uống lâu dài, bạn có thể gặp những tình trạng:

  • Đục thủy tinh thể.
  • Lượng đường trong máu cao, có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh tiểu đường.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là với các vi sinh vật thông thường như vi khuẩn và nấm.
  • Tăng loãng xương và nguy cơ gãy xương.
  • Ức chế sản xuất hormon tuyến thượng thận, có thể dẫn đến một loạt các dấu hiệu và triệu chứng. Bao gồm mệt mỏi nghiêm trọng, chán ăn, buồn nôn và yếu cơ.
  • Da mỏng, vết thâm và vết thương chậm lành.

>> Xem thêm: Suy tuyến thượng thận

3.2 Tác dụng phụ của corticosteroid dạng hít

Khi sử dụng corticosteroid dạng hít, chúng có thể đọng lại trong miệng và cổ họng. Điều này có thể gây ra:

  • Nhiễm nấm trong miệng [tưa miệng].
  • Khàn tiếng.
  • Do vậy, sau khi dùng thuốc dạng này, bạn nên súc miệng bằng nước và đừng nuốt. Một số nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng thuốc corticosteroid dạng hít có thể làm chậm tốc độ phát triển ở những trẻ sử dụng.
Nấm miệng do corticoid.

3.3 Tác dụng phụ của corticosteroid bôi ngoài da

Corticosteroid tại chỗ có thể dẫn đến làm mỏng da, đỏ da và mụn trứng cá.

Biến chứng da do sử dụng corticoid.

3.4 Tác dụng phụ của corticosteroid đường tiêm

Corticosteroid tiêm có thể gây ra tác dụng phụ tạm thời gần vị trí tiêm. Bao gồm làm mỏng da, mất màu trên da và đau dữ dội hay còn được gọi là bùng phát sau tiêm. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm đỏ bừng mặt, mất ngủ và lượng đường trong máu cao.

4. Làm thế nào để giảm nguy cơ tác dụng phụ của corticosteroid

  • Để có được lợi ích cao nhất từ thuốc corticosteroid với ít rủi ro nhất:
    Hãy thử liều thấp hơn hoặc sử dụng liều không liên tục.
  • Khi đang dùng thuốc corticosteroid trong một thời gian dài, hãy hỏi bác sĩ về các cách để giảm thiểu tác dụng phụ.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tham gia các hoạt động giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh và tăng cường xương và cơ bắp.Cân nhắc
  • Việc bổ sung canxi và vitamin D. Điều trị bằng corticosteroid dài hạn có thể gây loãng xương. Bác sĩ có thể cân nhắc việc bổ sung canxi và vitamin D để giúp bảo vệ xương của bạn.
  • Cẩn thận khi ngừng điều trị. Nếu bạn dùng corticosteroid đường uống trong một thời gian dài, tuyến thượng thận có thể sản xuất ít hormone steroid tự nhiên hơn. Để cho tuyến thượng thận có thời gian phục hồi chức năng này, bác sĩ có thể giảm liều dần dần. Nếu giảm liều quá nhanh, tuyến thượng thận có thể không có thời gian để phục hồi và bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể và chóng mặt.

Corticoid ra đời quả là đã giúp cải thiện rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích vượt trội thì cũng có những tác hại nghiêm trọng nếu không sử dụng đúng cách. Bạn không nên tự ý sử dụng bất cứ chế phẩm nào chứa corticoid mà không tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Video liên quan

Chủ Đề