Sự khác nhau giữa các lục địa chủ yếu dựa vào sự khác nhau về

1. Các lục địa và các châu lục

1.1. Lục Địa là gì?

- Lục địalà một mảng đất liền nằm trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất, bị nước bao quanh.Lục địachiếm tổng diện tích khoảng hơn 148,647 triệu km² hay khoảng 29% diện tích bề mặt Trái Đất [510.065.600 km²].

- Đặc trưng củalục địalà có cấu trúcvỏ lục địa[quyển sial] với bề dày 20 – 70 km và có giới hạn dưới là ranh giới Moho. Lớpvỏ lục địachủ yếu chứa các loại đá nhẹ như granit với tỷ trọng trung bình khoảng 2,7-2,8 g/cm³. Kiến tạo mảng là tiến trình địa chất chính trong việc gây ra chuyển động, va chạm và phân chia của cáckhối lục địa.

1.2. Châu lục là gì?

- Châu lục là một cụm từ mang đặc điểm thuật ngữ của lĩnh vực địa lý. TheoWikipedia, châu lục hay châu được định nghĩa là một khái niệm địa chính. Châu lục chính là một tổ hợp lớn về đất đai. Trên châu lục có nhiều quốc gia với các phần diện tích thuộc cả đại lục lẫn các đảo có xung quanh.

- Hay từ châu lục còn được hiểu theo nghĩa như sau: châu nghĩa là vùng đất liền. Lục ở đây nghĩa là vùng đồng bằng cao ráo, đất liền.

1.3. Phân biệt lục địa và châu lục:

Trong cuộc sống và học tập, chúng ta thường gặp hai khái niệm: lục địa và châu lục. Hai khái niệm này khác nhau như thế nào ?

- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. Trên thế giới có sáu lục địa là lục địa Á- Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô- xtray-li-a, lục địa Nam Cực và bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị. Trên thế giới có sáu châu là Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Đại Dương và Châu Nam Cực.

Video liên quan

Chủ Đề