Sự khác nhau giữa trí thức và trí tuệ

Sự khác biệt giữa trí thức và trí tuệ

Kính bạch Thầy, lâu nay con cứ mãi thắc mắc sự khác biệt giữa trí thức và trí tuệ. Con không hiểu tại sao trong nhà Phật chỉ đề cập đến trí tuệ mà không nói đến trí thức? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho chúng con được hiểu rõ.

Theo nhà Phật, đứng trên mặt hiện tượng nhận thức, giữa trí thức và trí tuệ có khác. Nhưng không khác, nếu đứng trên mặt bản thể mà xét. Bởi thức không ngoài trí mà có. Như sóng không rời nước mà có. Nhưng sóng không phải là nước, mặc dù nước vẫn ngầm có trong sóng. Cho nên giữa sóng và nước không thể xác quyết một hay là hai được. Nói theo lý bất nhị thì sóng tức là nước và nước tức là sóng. Vì hai thứ nói một là sai mà nói hai thì không đúng. Giữa trí và thức cũng thế. Đứng về mặt hiện tượng, thì nói là Thức. Đứng về mặt bản thể, thì nói là Trí. Nói cách khác, Thức là dụng mà Trí là Thể.
Tuy nhiên, nếu xét theo nghĩa thông thường mà người ta thường nói, thì giữa trí thức và trí tuệ trong nhà Phật dùng thì nghĩa của nó khác nhau xa. Bởi trí thức của người đời nói, đó là thứ trí thức bởi do tích tụ kinh nghiệm mà có. Nói rõ hơn, là do học hỏi huân tập bởi những môi trường chung quanh mà có ra. Như hấp thụ kinh nghiệm qua các lãnh vực của đời sống từ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Trong nhà Phật gọi đây là Hữu sư trí. Tức thứ trí do vay mượn bên ngoài đem vào mà tạm có ra.

Ngược lại, trí tuệ cũng còn gọi là Vô sư trí, tức trí tuệ không do sự vay mượn bên ngoài mà được. Mà tự nó sẵn có, nhưng sở dĩ nó không hiển lộ được là do phiền não che ngăn. Một khi phiền não không còn, thì trí tuệ sẽ hiện bày. Thí như bản chất của gương là trong sáng, nhưng vì bị bụi bám quá nhiều, nên ánh sáng của gương không hiển lộ được. Bản chất của trăng là sáng, nhưng bị mây che dày đặc, nên ánh sáng của trăng không hiển lộ được. Bụi hết, gương sáng, mây tan, trăng hiện. Cũng thế, mây vô minh phiền não không còn, thì mặt trời trí huệ sẽ hiện bày. Bởi do đặc tính đó, mà nhà Phật gọi là trí huệ bát nhã, hay Phật tính v.v… Nói thế là để biện biệt với trí huệ mà đôi khi người thế gian cũng hay đề cập đến.

Tóm lại, trí thức còn trong phạm vi phân biệt, chấp trước bởi do tích tụ kinh nghiệm vay mượn bên ngoài mà có. Đây là thứ trí thức thuộc Hữu lậu pháp, hay thế trí biện thông. Ngược lại, trí huệ là cái trí sẵn có không do vay mượn bên ngoài. Trí này khi phát sáng toàn triệt, không còn một chút cáu bợn vô minh phiền não che ngăn, thì gọi đó là trí huệ cứu cánh, tức là Phật quả vậy.

Thích Phước Thái
Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả.

Thích Phước Thái

Sự khác biệt giữa kiến ​​thức và trí tuệ

Kiến thức và Trí tuệ là hai phẩm chất chúng ta khao khát đạt được trong cuộc ống. Mặc dù kiến ​​thức và trí tuệ là những khái niệm liên quan đến

Sự khác biệt giữa kiến ​​thức và trí tuệ

  • 2019

Nhiều người nhầm lẫn kiến ​​thức juxtapose cho sự khôn ngoan, vì cả hai đều là danh từ và được sử dụng trong ngôn ngữ tiếng Anh. Nhưng sự thật là chúng khác nhau. Có rất nhiều trích dẫn và những câu nói về kiến ​​thức và trí tuệ được đưa ra bởi các chuyên gia và tính cách tuyệt vời xác định tầm quan trọng của hai thuật ngữ này. Ngài Francis Bacon cho biết Kiến thức là sức mạnh trong khi Phật Gautam, cho rằng Trí tuệ là cao nhất trong tất cả năm đức tính.

Kiến thức là sự tích lũy thông tin, học được thông qua giáo dục hoặc kinh nghiệm. Mặt khác, trí tuệ là khi bạn làm thế nào để áp dụng kiến ​​thức của mình, vì lợi ích của người khác. Ở đây, trong bài viết này, chúng tôi đã đơn giản hóa sự khác biệt giữa kiến ​​thức và trí tuệ.

Biểu đồ so sánh

Cơ sở để so sánhHiểu biếtSự khôn ngoan
Ý nghĩaViệc thu thập thông tin và sự thật về một cái gì đó hoặc ai đó bằng cách học hỏi và trải nghiệm là kiến ​​thức.Trí tuệ là khả năng phán đoán và đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống.
Nó là gì?Thông tin có tổ chứcKiến thức ứng dụng
Thiên nhiênChọn lọcToàn diện
Quá trìnhQuyết đoánKhông xác định
Kết quảHiểuPhán quyết
Tiếp cậnLý thuyếtTâm linh
Mua lạiNó có được hoặc học được.Nó được phát triển.
Kết hợp vớiLí tríLinh hồn

Định nghĩa kiến ​​thức

Thuật ngữ 'kiến thức' chỉ đơn giản đề cập đến sự hiểu biết hoặc nhận thức, về một người, sự vật hoặc chủ đề, chẳng hạn như sự kiện, kỹ năng, thông tin, v.v. Đó là trạng thái của những gì bạn biết về một chủ đề cụ thể. Đó là sự quen thuộc với các đối tượng khác nhau, cách thức làm việc, địa điểm, văn hóa, sự kiện, sự kiện, ý tưởng, v.v. Nó có thể thành thạo lý thuyết hoặc thực tế đạt được qua thời gian thông qua giáo dục hoặc kinh nghiệm bằng cách học, quan sát, nghiên cứu, thảo luận, nghiên cứu và Sớm.

Định nghĩa về trí tuệ

Trí tuệ là một thuật ngữ rộng hơn kiến ​​thức và trí thông minh. Đó là phẩm chất của con người để suy nghĩ, hành động hoặc phân biệt điều gì là tốt nhất, đúng, đúng và lâu dài. Đó là việc áp dụng ý thức chung, kiến ​​thức và kinh nghiệm, vào đúng thời điểm, địa điểm, cách thức và tình huống để tuân theo tiến trình hành động tốt nhất có thể. Nó phát triển khả năng phán đoán và đưa ra quyết định có lợi và có ích trong cuộc sống.

Kiến thức và hiểu biết là nền tảng của trí tuệ, nhưng kinh nghiệm là chìa khóa để đạt được trí tuệ. Nó kết hợp kiến ​​thức và kinh nghiệm vào những hiểu biết và tăng sự hiểu biết của một cá nhân về các mối quan hệ và ý nghĩa của cuộc sống.

Video liên quan

Chủ Đề