So sánh kháng cáo và kháng nghị trong xét xử phúc thẩm

Phân biệt giữa kháng cáo và kháng nghị

Phân biệt giữa kháng cáo và kháng nghị

Kháng cáo kháng nghị là quyền đề nghịToà án cấp trên trực tiếpxem xét lại bản án hay quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng và Viện Kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Khái niệm kháng cáo và kháng nghị?

Trước khi Phân biệt kháng cáo và kháng nghị bài viết xin đưa ra nội dung về khái niệm kháng cáo và kháng nghị để bạn đọc có cái nhìn đánh giá chung.

Kháng cáo là một trong những hành vi tố tụng, chỉ được tiến hành sau khi đã có bản án, quyết định của Tòa án và không đồng ý với bản án, quyết định này thì sẽ làm đơn kháng cáo yêu cầu tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm [Kháng cáo có thể được thực hiện trong cả tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính]. Cụ thể Kháng cáo trong tố tụng hình sự là việc đương sự không đồng ý với phán quyết của Tòa án sơ thẩm sẽ có quyền chống án, yêu cầu Tòa cấp trên xét xử thêm một lần nữa theo trình tự phúc thẩm trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tòa án ra bản án.

Hành vi tố tụng người có thẩm quyền, phản đối một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa được gọi là kháng nghị. Mục đích của nó là đảm bảo việc xét xử được chính xác, công bằng và sửa chữa những sai lầm trong quyết định của Tòa án.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13

– Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13

II. KHÁI NIỆM KHÁNG CÁO VÀ KHÁNG NGHỊ

Kháng cáo và kháng nghị đều là quyền đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án hay quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong đó:

Kháng cáo là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của Tòa án sơ thẩm thì có quyền chống án, yêu cầu tòa án cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.

Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết đinh của Tòa án.

Video liên quan

Chủ Đề