Tài khoản ngân hàng hết tiền có bị khóa không

Việc sở hữu một chiếc thẻ ATM là vô cùng dễ dàng và thuận tiện hiện nay. Bởi thế mà hầu hết người sử dụng không chỉ sở hữu một mà một vài chiếc thẻ trong ví. Vậy đối với những chiếc thẻ ATM lâu không dùng có bị khóa không? Thẻ ATM không dùng nữa phải làm gì? có lẽ không phải thắc mắc của riêng ai. Theo dõi những thông tin hữu ích về thời hạn khóa thẻ và những giải pháp khi thẻ hết hạn trong bài viết dưới đây.
 

Thẻ ATM lâu không dùng có bị khóa không?

Mỗi ngân hàng đều có một chính sách riêng khi khác hàng của mình làm thủ tục mở thẻ ATM và đi kèm theo đó là những điều khoản ràng buộc để tránh xảy ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra. Bởi thế mà nguyên nhân bị khóa thẻ của mỗi ngân hàng cũng không giống nhau.


 

Thông thường, sẽ là bởi những lý do dưới đây:

- Thẻ của bạn đã hết thời hạn sử dụng. Thông thường 1 thẻ ATM ngân hàng Việt Nam quy định người dùng được phép sử dụng 5 đến 10 năm, hết thời gian đó sẽ phải ra ngân hàng [tùy vào ngân hàng] để gia hạn thẻ sử dụng và đổi lấy thẻ mới. - Bạn đã nhập sai mã PIN vượt quá số lần cho phép của ngân hàng khi thực hiện rút tiền hoặc giao dịch khác. - Bạn không đóng phí thường niên theo quy định của ngân hàng. - Do chủ thẻ yêu cầu ngân hàng. Khi bạn phát hiện thẻ có dấu hiệu gian lận, hoặc các trường hợp thẻ bị mất cắp, thất lạc không đảm bảo… việc cần làm đầu tiên của bạn là phải gọi điện tới Ngân hàng để yêu cầu khóa thẻ khẩn cấp. - Đối với thẻ tín dụng nếu quá lâu không có giao dịch phát sinh, có thể thẻ sẽ bị khóa.

Như vậy, các loại thẻ sẽ bị mặc định khóa khi hết hạn hoặc thẻ không có số dư đồng thời không phát sinh giao dịch.
 

Nếu bạn không có giao dịch với ngân hàng từ khoảng 6 tháng đến 12 tháng thì tài khoản của bạn sẽ tạm thời đóng băng. Hãy liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được mở tài khoản trở lại.
 

Trường hợp thẻ còn tiền nhưng hết hạn thì trước khi khóa thẻ nhân viên ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng qua số điện thoại đăng ký thẻ khách hàng có thể rút tiền hoặc gia hạn lại thẻ.
 

Thẻ ATM không dùng nữa phải làm gì?

Trong trường hợp thẻ ATM của bạn không có nhu cầu tiếp tục sử dụng, bạn cần mang CMND / CCCD đến chi nhánh, quầy giao dịch của ngân hàng để làm thủ tục và nộp lại thẻ tại ngân hàng.

Đối với trường hợp thẻ hết hạn mà bạn muốn tiếp tục sử dụng, bạn cũng cần đến ngân hàng để làm thủ tục cấp lại thẻ, lúc đó thẻ mới có thể sử dụng được.
 

Về vấn đề này người dùng cần phải liên hệ với số tổng đài của ngân hàng đó để biết được cụ thể các thông tin cần thiết nếu muốn mở hoặc khóa lại tài khoản ATM của mình.

HẠN MỨC TÍN DỤNG LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG HẠN MỨC TÍN DỤNG?


 

Giải pháp đối với thẻ ATM lâu không sử dụng?


Nếu không muốn tiếp tục trả phí thường niên đối với những thẻ không còn nhu cầu sử dụng, bạn hãy thực hiện như sau:

- Hủy ngay những chiếc thẻ đã lỗi thời, không có nhu cầu sử dụng và thay bằng những chiếc thẻ mới có nhiều tính năng hơn. - Chỉ giữ lại những thẻ cần dùng, còn lại hãy bỏ bớt những chiếc thẻ không sử dụng đến. Riêng đối với thẻ tín dụng thì bạn phải cân nhắc trước khi đóng vì sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn.

- Nếu nhu cầu thanh toán của bạn cao hơn, hãy chuyển từ thẻ ATM nội địa sang thẻ thanh toán quốc tế, linh hoạt hơn khi thanh toán tại nước ngoài.


 

Đăng ký mở thẻ Mastercard ảo - VTC Mastercard tốt nhất hiện nay

∇ Mở thẻ tại nhà, online trong 3 phút, không cần chứng minh tài chính

∇ Phí mở thẻ chỉ 10,000 đồng, thấp nhất hiện hành

∇ Nạp bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, thanh toán bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào;

∇ Bảo mật động thay đổi 10 phút / lần / giao dịch;

∇ Tương thích trên nhiều nền tảng website, mobile, app.


Hi vọng bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi Thẻ ATM lâu không dùng có bị khóa không?
 

Từ khóa:

Nhiều người sở hữu tới 4-5 chiếc thẻ ngân hàng, nhưng chỉ thường xuyên sử dụng 1-2 thẻ. Vậy, thẻ ATM không dùng bao lâu thì sẽ bị đóng. Số dư trong tài khoản sẽ được xử lý như thế nào?

Thẻ ngân hàng ngày càng có nhiều tiện ích, trở thành "vật bất ly thân" với nhiều người. Việc mở thẻ ngày nay cũng rất đơn giản, thậm chí có thể mở online mà không cần đến phòng giao dịch, có thể nhận thẻ trong thời gian ngắn. Do đó, một người có thể sở hữu rất nhiều thẻ ATM của nhiều ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, người dùng thông thường chỉ thường xuyên dùng 1-2 thẻ ngân hàng, dẫn đến những thẻ khác không được sử dụng trong thời gian dài.

Do đó, nhiều người dùng thắc mắc, thẻ ATM không dùng bao lâu thì sẽ bị đóng tài khoản. Số dư trong tài khoản sẽ được xử lý như thế nào?

Hầu hết các ngân hàng đều có quy định khóa thẻ đối với những thẻ không phát sinh giao dịch trong một thời gian dài, thông thường là sau 6 tháng - 18 tháng khi tài khoản hết số dư. Kể cả khi không dùng thẻ, khách hàng vẫn có thể bị trừ các loại phí như SMS Banking, phí duy trì tài khoản,...cho đến khi hết số dư. 

Chẳng hạn tại BIDV, ngân hàng cho biết sẽ đóng tài khoản thanh toán của khách hàng khi tài khoản hết số dư và không có giao dịch nào trong thời hạn liên tục 6 tháng đối với tài khoản VND, 12 tháng đối với tài khoản ngoại tệ [trừ một số sản phẩm có quy định và thỏa thuận riêng với khách hàng.

Khi đóng tài khoản, BIDV sẽ thông báo cho Khách hàng bằng một trong các phương thức gửi văn bản, email, tin nhắn điện thoại, gọi điện thoại và niêm yết công khai tại quầy giao dịch của chi nhánh ngân hàng.

Khi đóng tài khoản, BIDV đồng thời sẽ chấm dứt các dịch vụ kết nối với tài khoản đó. Khách hàng thanh toán phí đóng tài khoản theo quy định trong biểu phí của BIDV được niêm yết công khai tại quầy giao dịch. Ngân hàng được tự động trích Nợ để thanh toán các khoản phí khác theo biểu phí của BIDV và các nghĩa vụ tài chính khác của Khách hàng tại BIDV [nếu có].

Sau khi đóng tài khoản thanh toán, khách hàng muốn sử dụng tài khoản thanh toán phải làm thủ tục mở tài khoản thanh toán theo quy trình, quy định của BIDV.

Trong khi đó tại Vietcombank, ngân hàng quy định thực hiện đóng tài khoản của khách hàng khi tài khoản có số dư bằng 0 trong thời gian trên 12 tháng liên tục. Sau khi đóng tài khoản, Vietcombank phải thông báo cho chủ tài khoản biết. Sau khi đóng tài khoản, khách hàng phải làm thủ tục để mở tài khoản mới trong trường hợp khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ về tài khoản của VCB.

VietinBank cũng có quy định tương tự, sẽ đóng tài khoản của khách hàng khi số dư về 0 và không phát sinh giao dịch trong thời gian 1 năm.

Techcombank thì quy định đóng tài khoản có số dư dưới mức số dư tối thiểu do Techcombank quy định và không có giao dịch chủ động nào từ khách hàng trong thời hạn một năm [365 ngày] liên tục [trừ TK góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài]. Techcombank ngừng cung cấp Dịch vụ và thông báo trước cho KH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự kiến đóng tài khoản. 

Khách hàng có nhiều cách để xác minh thẻ ngân hàng của mình còn hoạt động hay không như kiểm tra tại cây ATM, mang thẻ đến quầy giao dịch để nhờ nhân viên kiểm tra, gọi điện lên hotline ngân hàng, đăng nhập vào các dịch vụ ngân hàng online. 

Nhiều người cũng thắc mắc thẻ ngân hàng không sử dụng có bị trừ tiền không. Điều này còn tùy vào thẻ mà bạn đang sử dụng và các dịch vụ được đăng ký. Nếu trong một thời gian dài bạn không sử dụng thẻ và thẻ vẫn còn tiền thì khả năng bạn vẫn bị trừ các loại phí như SMS Banking, phí duy trì tài khoản. 

Cũng cần lưu ý với riêng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng không có quy định nào tạm khóa tài khoản ngân hàng khi khách hàng không sử dụng. Người dùng vẫn sẽ đóng phí thường niên cho ngân hàng. Nếu không đóng phí này sẽ dễ dẫn đến nợ xấu của khách hàng với ngân hàng.

[Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị]

Giao dịch rút tiền ATM thường xuyên nhưng chưa chắc nhiều người đã hiểu cơ chế hoạt động của các cây ATM ngân hàng.

Với 10 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, Nhiên tự tin có thể hỗ trợ bạn cách tiếp cận gói vay ưu đãi và giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến tín dụng.

Video liên quan

Chủ Đề