Tại sao ăn quá nhiều thực ăn giàu năng lượng không tốt cho có thể

Tác hại của ăn nhiều tinh bột đối với sức khỏe con người

Thứ Ba ngày 21/11/2017

  • Cách hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ để bảo vệ sức khỏe bé mỗi ngày
  • Tập yoga xong nên ăn gì - Thực đơn chi tiết sau khi tập yoga
  • Cập nhật chế độ ăn cho người tập yoga giảm cân

Tinh bột là một thành phần dinh dưỡng chủ chốt trong chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, tác hại của ăn nhiều tinh bột thì không phải ai cũng biết. 1. Tinh bột

1. Tinh bột là gì?

Tinh bột là hay còn được gọi làcarbohydrate – là một trong ba thành phần dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể,bên cạnhchất béo và protein. Tinh bộtchứa hàm lượng calo cao và có thể làm tăng lượng đường trong máu bạn nếu tiêu thụ quá nhiều.

Các loại bánh thường chứa rất nhiều tinh bột.

2. Các loại thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột được tìm thấy với số lượng lớn trong thực đơn hàng ngày theo tiêu chuẩn của Mỹ cũng như các nước trên thế giới.Vào bữa sáng, có ngũ cốc, bánh mì nướng, bánh muffins, bánh sừng bò và bột yến mạch là các loại thực phẩm có nhiều tinh bột nhất. Ở Việt Nam thì có cơm, phở, bún, miến,…Vào bữa trưa và bữa tối, khoai tây chiên, khoai tây nghiền, khoai tây nướng, gạo, mì ống, các loại đậu, bánh pizza, ngô,.. rất giàu tinh bột.Nhiều thực phẩm ăn nhẹ trong chế độ ăn uống hằng ngày cũng chứa nhiều tinh bột chẳng hạn như bánh quy, bánh gạo và các loại snack ăn vặt. Chính vì không lường trước được tác hại của ăn nhiều tinh bột, rất nhiều người đã mắc phải các bệnh lý khác nhau.

3. Tác hại của ăn nhiều tinh bột màbạn nên biết

Tăng hàm lượng đường trong máu

Mặc dù hầu hết mọi người tin rằng chỉ đường mới có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu, song tinh bột cũng có tác động như vậy đến cơ thể của bạn.Tinh bột được sinh ra từ một phân tử glucose dài và khi nó được tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành đường. Tác hại của ăn nhiều tinh bột sẽ biểu hiện khi làm cholượng đường trong máu tăng nhanh và sau đó lại giảm.Những biến động này gây ảnh hưởng đến năng lượng của cơ thể, khiến bạn rơi vào cảm giác đói và thèm ăn, muốn ăn nhiều hơn.Hơn nữa, nếu trước đây bạn từng hoặc đang bị bệnhtiểu đường, đái tháo đườnghay hạ đường huyết, thì tác hại của ăn nhiều tinh bột còn trầm trọng hơnkhi làm tănglượng đường trong máu và làm cho việc điều trị của bạn trở nên khó khăn hơn.

Tăng cân

Ăn quá nhiều tinh bột không tốt cho kế hoạch giữ dáng của bạn.

Ăn quá nhiều bất cứ thứ gì, trong đó có tinh bột, có thể dẫn đến tăng cân.Tinh bột là một carbohydrate, chứa 4 calo/gam. Hơn nữa, nhiều thực phẩm có nhiều tinh bột, đặc biệt là những đồ đã qua chế biến, có thể gây nghiện và làm cho bạn muốn ăn nhiều hơn.Tinh bột và đường khi nạp quá nhiều sẽ dễ dàng chuyển thành chất béo, đặc biệt là khi đi kèm với nồng độ insulin cao do tăng lượng đường trong máu.Sau khi được chuyển thành chất béo, tinh bột dư thừa được lưu trữ trong phần chất béo của cơ thể để sử dụng cho sau này làm bạn tăng cân.

Lời khuyên: Bạn nên giảm lượng tinh bột trong chế độ ăn uống hằng ngày

Để tránh tác hại của ăn nhiều tinh bột gây ra, hãy thử giảm lượng tinh bột, lượng đường bạn ăn mỗi ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất, theo dõi xem sự điều chỉnh đó ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ và có đem lại cảm giác thoải mái hơn không.Bắt đầu bằng cách loại bỏ tất cả các thực phẩm chế biến và thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế, trong đó bao gồm hầu hết các thực phẩm đóng gói sẵn và tiện lợi được tìm thấy tại các cửa hàng tạp hóa.Thực hiện theo chế độ ăn ít tinh bột trong một vài tuần và xem liệu bạn có nhận thấy bất kỳ sự cải thiện nào về năng lượng và trọng lượng của cơ thể hay không.

Nên bổ sung nhiều trái cây và tinh bột tốt cho cơ thể.

Sức khỏe bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi tác hại của ăn nhiều tinh bột.Song, hãy nhớ rằng không nên cắt bỏ hoàn toàn tinh bộ khỏi chế độ ăn uống mà nên từ từ giảm dần và thay bằng các loại tinh bột tốt như: gạo lứt, yến mạch, khoai, trái cây,…

Phương Linh

Nguồn: Livestrong

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • chế độ dinh dưỡng
  • thói quen gây tăng cân

Đạm [prôtêin] là dưỡng chất đa lượng quan trọng mà cơ thể cần để phát triển và duy trì hoạt động, đồng thời cũng là yếu tố then chốt của nhiều quá trình sinh học như thúc đẩy phát triển cơ, phục hồi mô, sản xuất hoóc-môn và tăng cường trao đổi chất. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều đạm cũng có hại cho cơ thể, điển hình như:

Ngoài tiêu thụ đủ lượng đạm theo khuyến cáo, đa dạng hóa nguồn đạm cũng là cách tốt để bảo toàn sức khỏe. Ảnh: Harvard Health

1. Tăng cân ngoài ý muốn. Mặc dù chế độ ăn kiêng giàu đạm giúp giảm cân, nhưng tiêu thụ quá nhiều dưỡng chất này cũng dễ gây tăng cân do lượng đạm dôi dư sẽ được cơ thể tích trữ lại dưới dạng mỡ. Điều này xảy ra là vì để tiêu thụ thêm prôtêin, chúng ta buộc phải dung nạp thêm calorie từ thực phẩm.

2. Dễ táo bón. Chất xơ, thuộc nhóm chất bột-đường [carbohydrate], giúp bình ổn hoạt động của ruột và hệ tiêu hóa. Nhưng khi chúng ta tiêu thụ thêm nhiều chất đạm, lượng chất xơ dung nạp sẽ bị hạn chế và dễ dẫn đến táo bón.

3. Rối loạn chức năng thận. Tiêu thụ chất đạm quá mức làm tăng lượng axít trong thận. Chính vì tình trạng tăng bài tiết axít thận, mà sỏi canxi hình thành trong cơ quan này. Lượng đạm động vật dôi dư cũng làm hình thành sỏi axít uric trong thận. Hơn nữa, giảm nồng độ nước trong cơ thể kết hợp với việc tiêu thụ quá mức prôtêin càng làm tình trạng này nặng hơn.

4. Mất nước. Việc dư thừa đạm trong cơ thể cũng làm lượng nitơ và axít amin tăng theo. Trong khi đó, hệ thống thận chỉ có năng lực nhất định trong việc chuyển hóa và bài tiết nitơ ra khỏi cơ thể. Một khi nồng độ nitơ vượt quá khả năng đào thải của thận, cơ thể cần nhiều nước hơn để loại bỏ nó và trong quá trình đó, tình trạng mất nước xảy ra để ngăn chặn nguy cơ tích tụ nitơ.

5. Hôi miệng. Chế độ ăn giàu đạm khiến cơ thể tự động thích nghi chế độ ăn keto, tức là nhận thêm calorie từ đạm và chất béo hơn là từ carbohydrate. Vì điều đó, gan tiết ra hợp chất ketone hòa lẫn với máu, hơi thở và nước tiểu. Tình trạng sản xuất quá nhiều ketone khiến hơi thở có mùi hôi.

6. Mắc Hội chứng “sương mù não” [brain fog]. Tiêu thụ quá nhiều đạm dễ khiến bạn không dung nạp đủ carbohydrate trong chế độ ăn, trong khi chất này mới là nguồn năng lượng hoạt động chính cho bộ não. Điều này có thể làm giảm khả năng học tập, suy nghĩ và trí nhớ của não, gây ra hội chứng “sương mù não”.

7. Tiêu chảy. Việc luôn chọn ăn thực phẩm giàu đạm có thể khiến bạn bỏ quên thực phẩm giàu chất xơ. Trong khi đó, thiếu hụt chất xơ ảnh hưởng nhu động ruột và hệ tiêu hóa. Điều này thường dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt là ở người mắc chứng không dung nạp lactose.

8. Nguy cơ ung thư. Khi được nấu ở nhiệt độ cao, đạm động vật [như thịt, gia cầm và hải sản] sẽ sản sinh ra HAAs - một hợp chất sinh ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ruột già và trực tràng.

9. Rối loạn chức năng gan. Chế độ ăn chứa hàm lượng cao chất đạm có thể gây viêm hoặc tổn thương tế bào gan. Người tiêu thụ nhiều prôtêin có nồng độ cao albumin và transaminase trong máu - đều là chỉ dấu của rối loạn chức năng gan.

10. Bệnh động mạch vành. Lượng đạm dư thừa trong cơ thể có liên quan đến tình trạng viêm và tích tụ lipid trong tim, dẫn đến bệnh tim mạch vành. Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ quá nhiều chất đạm trong thời gian dài làm tăng sản xuất trimethylamine N-oxide [TMAO], một chất có thể gây ra bệnh tim.

Để tránh những rủi ro sức khỏe nói trên, chúng ta cần tuân thủ khuyến cáo của chuyên gia về lượng đạm nên tiêu thụ hằng ngày. Theo đó, người khỏe mạnh ít vận động cần 0,8-1g đạm/kg cân nặng, người khỏe mạnh vận động vừa phải cần 1,3g đạm/kg cân nặng và người khỏe mạnh vận động nhiều cần 1,6g đạm/kg cân nặng. Nhìn chung, tiêu thụ tối đa 2g đạm/kg cân nặng được xem là an toàn đối với người trưởng thành khỏe mạnh.

AN NHIÊN [Theo Boldsky]

Video liên quan

Chủ Đề