Sán lá phổi ký sinh ở đâu

1. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh sán lá phổi [Paragonimiasis] ở Việt Nam do loài sán lá Paragonimus heterotremus ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây nên.

2. Phân bố

Bệnh sán lá phổi được xác định lưu hành ở ít nhất 8 tỉnh phía Bắc: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Nghệ An. Có nơi tỷ lệ nhiễm tới 15% như ở Sơn La.

3. Chu kỳ phát triển của sán lá phổi

1. Sán lá phổi đẻ trứng, trứng theo đờm qua họng ra ngoài hoặc theo phân khi nuốt đờm, trứng rơi xuống nước. 2. Ở môi trường nước trứng phát triển và nở ra ấu trùng lông. 3. Ấu trùng lông chui vào ốc để phát triển thành ấu trùng đuôi. 4. Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước, xâm nhập vào tôm cua nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang ở trong thịt và phủ tạng của tôm, cua. 5. Người [hoặc động vật] ăn phải tôm, cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín như: cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống thì sau khi ăn: ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào phế quản để làm tổ ở đó. 6. Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng đến khi có sán trưởng thành khoảng 5-6 tuần.

4. Chẩn đoán


4.1. Tiền sử: - Đã từng ăn cua đá [Potamicus ] chưa nấu chín [cua nướng…] hoặc sống ở trong vùng có cua đá.

4.2. Lâm sàng

- Ho ra máu [thường ra ít một lẫn với đờm, màu đỏ tươi, hoặc đỏ thẫm, hoặc màu rỉ sắt, cũng có khi ho ra nhiều máu tươi một lúc]. - Ho ra máu từng đợt trong năm và có khi kéo dài trong nhiều năm. - Thường không kèm theo sốt, không có tình trạng nhiễm trùng [trừ trường hợp bội nhiễm], cơ thể ít suy sụp [khác với bệnh lao và các bệnh phổi khác]. - Có hội chứng 3 giảm ở đáy phổi [nếu sán ở trong màng phổi có thể gây tràn dịch màng phổi].

4.3. Xét nghiệm

- Xét nghiệm có trứng sán lá phổi trong đờm hoặc trong phân hay trong dịch màng phổi là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định. - X quang phổi có nốt mờ, mảng mờ, có hình hang nhỏ và chủ yếu ở vùng thấp [nếu sán ở trong phổi] hoặc hình ảnh tràn dịch màng phổi [nếu sán ở trong màng phổi]. - Xét nghiệm máu: Bạch cầu ái toan thường tăng cao.

5. Điều trị


- Trong phần lớn trường hợp, bệnh sán lá phổi có thể được chữa khỏi bằng thuốc chống ký sinh trùng. Khuyến cáo điều trị là thuốc praziquante

. - Trong điều trị sán lá phổi có thể ho ra nhiều máu một lúc, cần cho bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối và cho thuốc cầm máu, giảm ho. - Những trường hợp chóng mặt, nhức đầu… chỉ cần nằm nghỉ, uống nước chanh đường hoặc nước hoa quả. Lưu ý: phần chống chỉ định, các lưu ý khi dùng praziquantel và xử trí với các tác dụng không mong muốn của praziquantel như đã nêu ở phần điều trị bệnh sán lá gan nhỏ.

6. Tiêu chuẩn khỏi bệnh

- Kết quả xét nghiệm phân và đờm âm tính sau điều trị 3-4 tuần [Xét nghiệm 3 lần trong 3 ngày liên tục].

7. Phòng bệnh


- Không ăn sống cua đá hoặc cua chưa nấu chín dưới mọi hình thức như: cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống…

Sán lá phổi [Danh pháp khoa học: Paragonimus] là một chi sán ký sinh [sán lải] khi xâm nhập thông thường tấn công vùng phổi nhưng cũng có thể xâm nhập và làm tổn thương màng não, gây đau đầu dữ dội, làm teo dây thần kinh mắt, liệt nhẹ tay chân hoặc rối loạn tâm thần.

Paragonimus

Paragonimus westermani

Phân loại khoa họcGiới [regnum]AnimaliaNgành [phylum]PlatyhelminthesLớp [class]TrematodaPhân lớp [subclass]DigeneaBộ [ordo]PlagiorchiformesHọ [familia]TroglotrematidaeChi [genus]Paragonimus
Braun, 1899[1]

Sán lá phổi là một bệnh mà con người và nhiều loài động vật khác như chó, mèo, lợn, hổ, báo, chó sói, cáo, chồn, chuột... có thể bị nhiễm. Người có thể bị nhiễm sán lá phổi và tuổi thọ của sán ký sinh trong người kéo dài từ 6 - 16 năm. Tác nhân truyền bệnh còn là cua đá, một khảo sát ở một địa điểm ở Việt Nam cho thấy có hơn 90% số mẫu cua đá có ấu trùng sán lá phổi, 100% người có tiền sử ăn cua đá nướng nhiễm sán lá phổi. Số người bị nhiễm sán lá phổi từ cua đá được phát hiện nhiều.

Phổi là nơi sán thường ký sinh nhưng cũng có trường hợp sán ký sinh ở dưới da, màng bụng, màng phổi, gan, ruột, tinh hoàn, não... Nếu sán ký sinh ở não, bệnh nhân thường có những cơn động kinh. Sán trưởng thành đẻ trứng ở những phế quản, trứng sán được tống xuất ra ngoài theo đờm do bệnh nhân khạc nhổ ra môi trường xung quanh và tiếp tục phát triển ở các vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc, cua, tôm. Trứng sán sau một thời gian ở dưới nước, thường là 16 ngày [mùa nóng] và 60 ngày [mùa lạnh] sẽ phát triển thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông sau khi ra khỏi trứng tìm đến những loại ốc để ký sinh.

Sau khi xâm nhập vào ốc, ấu trùng lông phát triển thành bào ấu rồi trở thành những ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi có một bộ phận nhọn ở phía đầu và có thể bơi trong nước để tìm đến ký sinh ở những loại cua và tôm nước ngọt là vật chủ trung gian thứ hai của sán lá phổi. Ở cua, tôm, ấu trùng sán lá phổi ký sinh dưới dạng nang trùng ở cơ ngực. Sau thời gian từ 45-54 ngày xâm nhập vào cua, tôm, nang trùng có thể có khả năng gây nhiễm bệnh cho con người. Nếu người ăn phải cua, tôm nướng, chưa được nấu chín, có nang trùng sán lá phổi, nang trùng sán lá phổi sẽ tới ruột non, chui qua ống tiêu hóa tới xoang bụng, ở lại xoang bụng khoảng 30 ngày và sau đó đi xuyên qua màng phổi từng đôi một, phát triển lớn lên thành sán trưởng thành ký sinh ở phổi.

  1. ^ M. Braun [1899]. “Über Clinostomum Leidy”. Zoologischer Anzeiger. 22 [603]: 489–493.

  •   Dữ liệu liên quan tới Paragonimus tại Wikispecies
  • Imelda Vélez, Luz E. Velásquez and Iván D. Vélez [2003]. "Morphological description and life cycle of Paragonimus sp. [Trematoda: Troglotrematidae]: causal agent of human paragonimiasis in Colombia". Journal of Parasitology 89 [4]: 749–755. doi:10.1645/ge-2858. JSTOR 3285872. PMID 14533686.
  • Nawa Yukifumi [2000]. "Re-emergence of paragonimiasis". Internal Medicine 39 [5]: 353–354. doi:10.2169/internalmedicine.39.353. PMID 10830172.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sán_lá_phổi&oldid=67472770”

Thủy hải sản là món ăn ưa thích của nhiều người, thế nhưng ít ai biết rằng trong món ăn này có thể chứa nhiều tác nhân giun sán nhất. Đặc biệt các loại nước ngọt như tôm, cua và ốc nướng hoặc gỏi lại là căn nguyên khiến người ăn nhiễm sán lá phổi cực kỳ nguy hiểm. Sán lá phổi gây các triệu chứng viêm phổi mạn tính, ho ra máu kéo dài khiến nhiều người nhầm tưởng với bệnh lao phổi và một số bệnh về phổi khác.

1. Sơ lược về sán lá phổi

Sán lá phổi có hơn 40 loài khác nhau và chỉ khoảng 10 loài gây bệnh, loài gây bệnh phổ biến ở các tỉnh phía Bắc là Paragonimus heterotremus. Paragonimus westermani lại được tìm thấy ở cua núi tại một số tỉnh miền trung, đặc biệt là ở Quảng Trị.

Sán lá phổi trưởng thành có hình dáng giống như hạt cà phê, màu nâu đỏ bã trầu hoặc hơi hồng, dài 8 - 16 mm, rộng 4 - 8 mm và dày 3 - 4 mm. Vỏ sán có những gai nhỏ, các ống ruột ngoằn ngoèo có thể nhìn thấy rõ nếu bắt được con sán trưởng thành.

Hình 1: Hình ảnh sán lá phổi

Sán lá phổi ký sinh ở các phế quản nhỏ của phổi, có thể ký sinh ở nhu mô phổi. Sán đẻ trứng trong các phế quản, trứng theo đờm hoặc theo phân ra ngoài. Nếu gặp môi trường nước trứng sẽ phát triển thành ấu trùng lông [mùa hè khoảng 16 ngày, mùa đông khoảng 60 ngày]. Ấu trùng lông thoát khỏi trứng tìm đến ký sinh ở những loại ốc thuộc giống Melania và phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc đến ký sinh ở cơ ngực tôm hoặc cua để phát triển thành nang trùng. Nang trùng có khả năng gây nhiễm sau 45 - 54 ngày ký sinh tại cua, tôm. Người hoặc chó, mèo, hổ ăn phải nang trùng chưa chết, nang trùng tới ruột rồi xuyên qua ruột đến xoang bụng, ở lại đó khoảng 30 ngày rồi lên phổi ký sinh ở các phế quản nhỏ và tổ chức phổi.

Sau 26 ngày sẽ phát triển thành sán trưởng thành. Đầu tiên, xung quanh vị trí sán thâm nhiễm bạch cầu ưa acid và trung tính và bạch cầu đơn nhân. Nhu mô phổi xuất hiện hoại tử khu trú rồi hình thành nang xơ bao quanh sán - đây là lý do dễ bị chẩn đoán nhầm với ung thư. Sau khi nhiễm 7 - 8 tuần, sán đẻ trứng ở trong nang làm nang to lên và có thể vỡ, thường là vỡ vào tiểu phế quản. Tuổi thọ của sán từ 6 - 16 năm.

Hình 2: Chu kỳ phát triển của Paragonimus spp

2. Biểu hiện của bệnh sán lá phổi

Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà triệu chứng có khác nhau:

- Vừa nhiễm sán: có thể đau bụng, đau thượng vị, có thể ỉa chảy.

- Ấu trùng xuyên cơ hoành lên phổi ký sinh: thấy đau 2 bên ngực, có thể có tràn dịch hoặc tràn khí.

- Ký sinh ở nhu mô phổi: hình thành nang và đẻ trứng, nang vỡ vào tiểu phế quản - đường thở, gây ra các triệu chứng như đau ngực, ho kéo dài, ho lẫn dây máu, chụp X-quang tim phổi thấy thâm nhiễm mờ nhạt.

- Các triệu chứng đôi khi tiến triển nặng gây bệnh viêm phổi mạn tính rất dễ nhầm lẫn nên nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm là lao phổi hoặc ung thư phổi.

3. Chẩn đoán xác định người nhiễm sán lá phổi

Ở giai đoạn sán chưa đẻ trứng thì cực kỳ khó khăn, chỉ dựa trên sự tăng bạch cầu ưa acid và tiền sử phơi nhiễm vùng dịch tễ, thói quen ăn uống.

Giai đoạn muộn, dấu hiệu ho kéo dài, ho ra dây máu tái phát nhiều lần rất dễ nhầm với Lao phổi nên cần khai thác yếu tố ăn uống và dịch tễ bổ sung là có có ăn cá, cua, tôm dạng gỏi/ nướng tại vùng dịch tễ gợi ý cho bác sĩ chỉ định xét nghiệm tìm trứng sán.

Hình 3: Hình ảnh trứng sán lá phổi

- Tiêu chuẩn “vàng” để chẩn đoán sán lá phổi là xét nghiệm đờm, phân hoặc dịch màng phổi tìm trứng sán.

- Xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể kháng Paragonimus IgG: dương tính.

4. Chẩn đoán phân biệt bệnh sán lá phổi với các bệnh khác

- Bệnh Lao phổi: Sán lá phổi gây ra các triệu chứng viêm phổi mạn tính dễ nhầm lẫn nhất với bệnh lao phổi. Bệnh nhân thường tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh tuyến cơ sở với triệu chứng viêm phổi mạn tính điều trị không khỏi và gây lạc hướng chẩn đoán và điều trị. Việc chẩn đoán phân biệt thường dựa vào yếu tố dịch tễ. Nhiều trường hợp phải nội soi phế quản hoặc sinh thiết phổi xuyên thành ngực. Cũng nhiều trường hợp mắc cả lao và sán lá phổi.

- Ung thư phổi: Gặp ở những người có tiền sử hút thuốc lâu năm, gầy sút cân. Để phân biệt phải dựa vào hình ảnh tế bào ung thư từ khối u phổi, hạch thượng đòn hoặc dịch màng phổi. Nhiều trường hợp sán lá phổi ký sinh ở phổi và hình thành bao xơ hoặc làm biến đổi cấu tạo các tế bào xung quanh vị trí ký sinh làm nhầm lẫn với tế bào ung thư.

- Các trường hợp ho ra máu khác như: nấm phổi, giãn phế quản, bệnh phổi biệt lập.

- Các bệnh gây chẩn đoán nhầm: Hội chứng Loeffler, Histoplasma,…

5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh sán lá phổi

- Ăn chín uống sôi, hạn chế tối đa ăn gỏi hải sản hoặc nướng.

- Vệ sinh tay, dụng cụ chế biến cá, tôm cua sạch sẽ.

- Dùng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để nắm rõ yếu tố vùng dịch tễ.

- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không phóng uế, khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để tránh lây lan cho cộng đồng.

Bạn muốn tìm một địa chỉ tin cậy để có được một kết quả xét nghiệm chính xác, hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ đứng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm. Hiện nay bệnh viện đang thực hiện đầy đủ tất cả các xét nghiệm từ cơ bản tới chuyên sâu để chẩn đoán sán lá phổi.

Hình 4: Đăng ký khám chữa bệnh tại MEDLATEC

Liên hệ ngay 1900 565656 hoặc website: medlatec.vn để được tư vấn dịch vụ và xét nghiệm tận nhà, trả kết quả tận tay. MEDLATEC tự tin làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.

Đừng để phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn, hãy để MEDLATEC đồng hành cùng sức khỏe của bạn và gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề