Tại sao bé bú mẹ chậm tăng cân

Bé nhà em lúc sinh được 2,7 kg, bé bú mẹ hoàn toàn nhưng em không hiểu sao mẹ nhiều sữa mà con không tăng cân. Bình thường ban ngày cứ hơn 2 giờ bé bú mẹ một lần, mỗi lần được khoảng 70 – 80 ml. Ban đêm thì bé bú 2 mẹ 2 lần nữa. Bé đi tè và đi tiêu đều, không thấy bị tiêu chảy hay táo bón.

Nhưng tháng đầu tiên bé chỉ tăng được 600 g, trong khi mấy bạn sinh cùng bé đều tăng được hơn 1 kg. Sau 1 tuần em cân lại thì bé không tăng lạng nào, trong khi vẫn bú mẹ bình thường như thế. Sữa em rất nhiều, bé bú rất ít khi cạn được một bầu, em thường xuyên vắt hút sữa để trữ vào tủ lạnh. Không biết em có nên bổ sung sữa ngoài hay đưa bé đi khám không ạ?

Chào bạn Trần Hải An,

Trong những tháng đầu, trẻ sơ sinh thường tăng cân rất nhanh, khoảng 1 – 1,2 kg/tháng, tuy nhiên không phải trẻ nào cũng được như vậy. Bé nhà bạn tháng đầu tăng được 600 g là ở mức trung bình, chưa phải suy dinh dưỡng.

Nhưng bạn có chia sẻ là sau 1 tuần thì bé không tăng cân nữa, trong khi đó ít nhất bé cũng phải tăng được 150 g thì mới đủ tiêu chuẩn. Bạn đang lâm vào tình trạng mẹ nhiều sữa mà con không tăng cân và không hiểu tại sao?

Tại sao mẹ nhiều sữa mà con không tăng cân?

Trên thực tế, trẻ bú mẹ hoàn toàn thường tăng cân rất tốt. Tất cả các bà mẹ đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ mà không cần bổ sung thêm một thức ăn dặm nào cho đến khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Trong sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ trong thời gian này. Nếu như trẻ không tăng cân thì phải xem lại sữa mẹ hoặc sức khỏe của trẻ.

Mẹ nhiều sữa nhưng con không tăng cân là tại sao?

Cụ thể, mẹ nhiều sữa mà con không tăng cân có thể do một trong ba, hoặc cả ba nguyên nhân sau:

– Do sữa mẹ không đủ dinh dưỡng: Bạn có chia sẻ là sữa rất nhiều, con bú không hết nhưng không biết bạn có theo dõi xem sữa có đặc, sánh và thơm hay không? Có nhiều người mẹ rất nhiều sữa đấy, nhưng sữa không đủ dinh dưỡng thì con bú vào chỉ đi tiêu nhiều mà không tăng cân được.

– Do cho con bú chưa đúng cách: Sữa mẹ ở đầu cữ thường loãng vì đa phần là nước, càng về cuối cữ thì sữa mới đặc sánh dần. Theo như bạn chia sẻ thì con bạn ít khi bú cạn bầu sữa, có khi chưa bú đến sữa béo đã no bụng rồi, thành ra bé chỉ bú được sữa loãng nhiều nước ở đầu cữ thôi.

– Do con có vấn đề nào đó về sức khỏe: Sữa mẹ đủ dinh dưỡng, nhưng cơ địa con hấp thu không tốt, hoặc bé đang gặp một vấn đề, một bệnh nào đó mà bằng mắt thường cha mẹ không thể phát hiện ra được cũng làm quá trình tăng cân chững lại.

Mẹ nhiều sữa mà con không tăng cân phải làm sao?

Con CHẬM LÊN CÂN có cần XEM LẠI SỮA MẸ?

Vấn đề ở CHẤT LƯỢNG hay SỐ LƯỢNG sữa? Hỏi ngay ý kiến chuyên gia để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn MIỄN PHÍ nguyên nhân NUÔI CON MÃI KHÔNG LỚN và cách khắc phục tốt nhất nhé!

Bạn An thân mến, với tình trạng mẹ nhiều sữa mà con không tăng cân của bạn, chúng tôi có thể đưa ra một số giải pháp để bạn tham khảo như sau:

– Nếu quá nhiều sữa, trước mỗi cữ bú của con, bạn vắt bớt sữa loãng ra bình rồi trữ lại để sau này dùng dần, còn lại sữa béo sẽ để cho bé bú. Như vậy, con bạn sẽ dễ dàng hấp thu được dinh dưỡng từ phần sữa béo này hơn.

Cho con bú sữa béo ở cuối cữ giúp con tăng cân tốt hơn

– Bạn quan sát sữa của mình nếu đến cuối cữ vẫn loãng, sữa không sánh đặc thì có thể là sữa bị thiếu dinh dưỡng. Bạn nên cải thiện bằng cách bổ sung nhiều thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả, rau xanh vào thực đơn ăn uống. Bạn cũng có thể ra hiệu thuốc hỏi mua viên lợi sữa Mabio để tăng chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa mẹ, giúp sữa mẹ giàu dinh dưỡng hơn cho con.

– Nếu sau 1 tuần nữa, bạn đã thử các cách trên mà cân nặng của bé vẫn không nhúc nhích, hãy đưa con đến gặp chuyên gia dinh dưỡng.

Không nên cho bé bổ sung sữa ngoài trong thời gian này, vì sữa ngoài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa non nớt của bé. Hãy tự tin vào dòng sữa mẹ dồi dào mà bạn đang may mắn có được nhé!

Chúc bạn luôn khỏe!

Nguồn: Mabio.vn

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Trong 6 tháng đầu đời, đừng vội cho trẻ dùng sữa công thức, hãy cố gắng cho con bú mẹ hoàn toàn.

Trẻ sơ sinh bú mẹ nhưng không tăng cân có thể do sữa mẹ loãng và chưa đủ dinh dưỡng. Khi đó, mẹ hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Mabio bao gồm các thành phần Cao Biển Súc giúp lợi tiểu, mát gan, giải độc, tốt cho phụ nữ sau sinh; Cao Ích Mẫu giúp điều hòa kinh nguyệt, kinh nguyệt ra nhiều, máu ứ tích tụ sau khi sinh; Cao Hương Phụ giúp điều kinh, chữa viêm tử cung, tiêu hóa tốt; Cao Tàu Bay giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, hấp thụ chất béo; Chè Vằng giúp lợi sữa, giảm cân, chống viêm,…

Với chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, Mabio an toàn tuyệt đối cho sức khỏe mẹ và bé. Ngay cả khi mẹ không bị ít sữa vẫn nên sử dụng viên uống lợi sữa Mabio để giúp sữa mẹ đặc hơn, thơm hơn và mát hơn cũng như giúp mẹ sớm lấy lại vóc dáng thon gọn sau khi sinh.

Việc bé cưng phát triển chậm hơn so với con nhà hàng xóm là điều khiến không ít các bậc cha mẹ băn khoăn, lo lắng. Thực tế là có rất nhiều yếu tố khiến trẻ sơ sinh tăng cân chậm hay trẻ sơ sinh tăng cân quá ít hơn so với trẻ cùng độ tuổi.

Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân có nguy hiểm không, trẻ sơ sinh chậm tăng cân phải làm sao và làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh? Nếu bạn đang có thắc mắc trên thì hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân hoặc không tăng cân

Cách duy nhất để biết nếu em bé tăng cân hay không là thông qua việc kiểm tra cân nặng ở các buổi khám sức khỏe định kỳ. Bạn cũng nên theo dõi phân, nước tiểu, thói quen bú của con và ghi chú lại. Ngoài ra, một số biểu hiện bé chậm hoặc không tăng cân cũng có thể bao gồm việc bé tỏ ra mệt mỏi, uể oải…

Thông thường, từ khi chào đời cho đến khoảng 4 ngày tuổi, cân nặng của trẻ sơ sinh giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.

Sau khoảng thời gian này, mức tăng cân của trẻ sơ sinh trung bình của trẻ là khoảng 15 – 28g. Do đó, sau 2 tuần tuổi, cân nặng của bé sẽ nhanh chóng trở lại mức như lúc sinh và có thể khiến mẹ lầm tưởng trẻ sơ sinh không tăng cân trong tháng đầu. Sau sinh khoảng 3 tháng, cân nặng của bé có thể tăng từ 1 – 1,2kg.

Càng về sau, mức tăng cân của bé sẽ càng chậm. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, mỗi 2 tuần bé tăng khoảng 225g, khi 6 tháng cân nặng của bé sẽ gấp đôi lúc mới sinh.

Tuy nhiên, mức tăng cân của trẻ sơ sinh ở mỗi bé là không giống nhau, có bé sẽ tăng nhanh hoặc chậm hơn. Do đó, bạn không cần quá lo lắng nếu cân nặng của bé không xê xích quá nhiều.

4 nguyên nhân khiến bé sơ sinh chậm tăng cân

Có khá nhiều lý do khiến bé không đạt được mức cân nặng như kỳ vọng, bao gồm:

  • Không ngậm vú mẹ đúng cách

Ngậm ti mẹ đúng cách sẽ giúp bé lấy được sữa mẹ ra khỏi bầu ngực mà không cảm thấy mệt mỏi và bực bội. Nếu trẻ sơ sinh không thể thực hiện điều này, bé sẽ tăng cân chậm hoặc thậm chí trẻ sơ sinh không tăng cân.

  • Thời gian bú thiếu hợp lý

Trẻ sơ sinh nên được cho bú mỗi 2 – 3 tiếng mỗi ngày trong 6 – 8 tuần đầu tiên sau khi chào đời. Nếu bé tỏ ra muốn được bú mẹ thường xuyên hơn, hãy đáp ứng nhu cầu này của con và đừng đợi cho đến lúc bé khóc.

  • Bé đang gặp vấn đề về sức khỏe

Nếu em bé không thoải mái vì những chấn thương khi sinh hoặc bị nhiễm trùng chẳng hạn như tưa miệng, con yêu có thể không muốn bú mẹ. Điều này dẫn đến việc trẻ sơ sinh chậm tăng cân.

Sữa mẹ không đủ dồi dào có thể khiến bé bị đói, dẫn đến việc chậm tăng cân. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện khá dễ dàng nếu bạn biết cách tăng lượng sữa. Trong trường hợp thiếu sữa mẹ do gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và chữa trị.

Trẻ sơ sinh tăng cân chậm phải làm sao?

Những tháng đầu sau sinh được xem là thời điểm vàng để bé phát triển về cân nặng và hệ miễn dịch khỏe mạnh, tuy nhiên có những bé tăng cân rất chậm mặc dù bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vậy nguyên nhân nào khiến bé chậm tăng cân và làm thế nào để bé bú mẹ tăng cân nhanh?

Để bé tăng cân tốt khi bú mẹ hoàn toàn thì mẹ không chỉ cần quan tâm đến việc cho con bú đúng cách, dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thuốc bổ mỗi ngày mà còn cần đảm bảo chế độ ngủ nghỉ, vận động hàng ngày cho bé nữa mẹ nhé!

Theo Procarevn.vn

Video liên quan

Chủ Đề