Tại sao bị ói

Buồn nôn và nôn là các triệu chứng cực kỳ thường gặp mà hầu như ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong đời. Đây có thể  là triệu chứng của hàng loạt các tình trạng y khoa khác nhau.

Biểu hiện có thể cấp tính hoặc mãn tính, từ triệu chứng khó chịu nhẹ đến tình trạng làm giảm chất lượng cuộc sống hoặc là dấu hiệu của một bệnh lý đe dọa đến tính mạng. Hãy cùng nhau tìm hiểu về nôn và buồn nôn ở bài viết dưới đây.

1. Buồn nôn và nôn là như thế nào?

Buồn nôn là khó chịu trong bụng và cổ họng, khiến người bệnh cần phải nôn ra ngoài. Buồn nôn và nôn là hai triệu chứng thường đi kèm với nhau. Tuy nhiên đôi khi bệnh nhân chỉ buồn nôn và không có triệu chứng nôn. Ngược lại, có một số bệnh nhân lại nôn nhiều mà hoàn toàn không có cảm giác buồn nôn trước đó.

Để có thể ngăn chặn tình trạng buồn nôn thì trước hết bạn cần biết nguyên nhân dẫn đến buồn nôn của mình. Khám phá video bên dưới để tìm ra nguyên nhân buồn nôn của mình nhé!

2. Nguyên nhân của buồn nôn và nôn là gì?

Có khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến 2 triệu chứng trên. Tuy nhiên những nguyên nhân thường gặp hơn cả như:

  • Ngộ độc thức ăn: Khi ăn những thức ăn không sạch bạn hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng ngộ độc với triệu chứng buồn nôn và nôn. Đó là do thức ăn gây nên những tình trạng viêm nhiễm trong đường tiêu hóa [đặc biệt ở dạ dày]. Sự viêm nhiễm này còn thường gây ra triệu chứng tiêu chảy. Không chỉ trong ngộ độc thức ăn mà bất kỳ những nguyên nhân gây viêm nhiễm dạ dày cũng có thể dẫn đến triệu chứng nôn và buồn nôn.
  • Chóng mặt hoặc say tàu xe: Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng say tàu xe. Đó là do sự di chuyển gây mất căng bằng khiến bạn cảm thấy chóng mặt, nôn và buồn nôn kèm theo.
  • Do thuốc: Hầu hết các thuốc đều có tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc là buồn nôn và nôn. Điều này có thể gặp ở rất nhiều loại thuốc khác nhau như kháng sinh, thuốc giảm đau hay thậm chí thuốc tránh thai. Những bệnh nhân ung thư đang điều trị với hóa chất hay những bệnh nhân sau gây mê cũng thường gặp phải triệu chứng này.
  • Thai kỳ: Nhiều bà mẹ cảm thấy buồn nôn và nôn khi mang thai. Trường hợp này thường được gọi là nghén thai kỳ.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng chất dịch tiêu hóa ở dạ dày trào ngược bất thường lên lại thực quản. Điều này dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn
  • Các bệnh lý về dạ dày và ruột non: Những bệnh nhân gặp các bệnh lý về dạ dày và ruột non khiến cho sự lưu thông và chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến triệu chứng buồn nôn và nôn.
  • Đau nửa đầu migraine: Nhiều bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu migraine thường có buồn nôn và nôn đi kèm với triệu chứng đau đầu
  • Rượu bia: Uống quá nhiều bia rượu cũng là nguyên nhân rất thường gặp gây buồn nôn và nôn.

>> Đau bụng là một trong những triệu chứng về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng triệu chứng đau bụng lại khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ và nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy bạn cần phải theo dõi sát những dấu hiệu nặng để kịp thời đưa trẻ đến khám Bác sĩ. Xem thêm: Làm gì khi trẻ bị đau bụng?

Trong khi hầu hết nguyên nhân gây buồn nôn không phải là nghiêm trọng, tuy vậy có một số nguyên nhân là nghiêm trọng. Bao gồm tăng áp lực nội sọ thứ phát trong chấn thương đầu hay xuất huyết, đột quỵ, nhiễm toan tăng ceton đái đường, u não, phẫu thuật, đau tim, viêm tụy, tắc ruột non, viêm màng não, viêm ruột thừa, viêm túi mật, suy thượng thận cấp tính, sỏi ống mật chủ [từ sỏi mật], viêm gan. Cũng như dấu hiệu của nhiễm độc cacbon monoxit và một số tình trạng khác.

3. Khi nào cần đi khám?

Thông thường khi triệu chứng buồn nôn và nôn kéo dài trên 2 ngày không bớt hoặc khi đi kèm với các triệu chứng bất thường liệt kê dưới đây bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh.

Đau ngực hoặc đau bụng.

Nôn ra chất dịch màu cà phê hoặc nôn ra máu.

Đi cầu ra máu hoặc đi cầu ra chất có màu giống nước trà.

Sốt cao.

Đau đầu hoặc đau cổ, cứng cổ.

Cảm thấy mệt mỏi nhiều.

Các triệu chứng của tình trạng mất nước quá mức như:

  • Mệt mỏi.
  • Cảm giác khát nước.
  • Khô môi, khô miệng.
  • Chuột rút.
  • Chóng mặt.
  • Nước tiểu vàng sậm hoặc đi tiểu ít.

4. Làm gì để giảm buồn nôn và nôn?

Những việc làm có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn như:

  • Uống thêm nhiều nước.
  • Tạm thời chuyển sang ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Cần tránh những loại thức ăn chứa nhiều chất béo.
  • Nếu bạn đang uống thuốc, hãy uống thuốc cùng những bữa ăn nếu điều đó được bác sĩ điều trị đồng ý. Việc này đôi khi cũng giúp cải thiện triệu chứng nôn và buồn nôn do thuốc.

5. Điều trị nôn và buồn nôn như thế nào?

Trong những trường hợp buồn nôn và nôn kéo dài và liên tục. Các bác sĩ cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán được nguyên nhân trước khi điều trị bệnh. Các phương pháp điều trị có thể gặp như:

  • Truyền dịch.
  • Dùng thuốc chống nôn.
  • Đôi khi cần chẩn đoán bệnh bằng các phương tiện như X Quang bụng, các xét nghiệm máu,…

Hầu hết buồn nôn và nôn ngắn hạn nói chung là không gây hại, tuy nhiên đôi lúc lại gặp một tình trạng nghiêm trọng hơn. Việc nôn mửa kéo dài có thể dẫn đến mất nước và /hoặc mất cân bằng chất điện giải.

Trên đây là những thông tin cơ bản về buồn nôn và nôn. Hy vọng cung cấp được những thông tin bước đầu giúp người đọc dễ dàng tiếp tục tìm hiểu thêm vấn đề này. Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận, cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích.

Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, vui lòng liên hệ bác sĩ của bạn để có thêm thông tin.

Bác sĩ Ngô Minh Quân

Buồn nôn [hay muốn ói] là một cảm giác chủ quan. Nôn là một phản xạ tống thức ăn từ dạ dày qua miệng do co thắt của ruột, các cơ thành ngực, cơ bụng. Buồn nôn và nôn được gây ra bởi các tình trạng trong và ngoài ruột cũng như bởi thuốc và độc tố.

Phản xạ nôn [ói] được điều khiển bởi cuống não và thực hiện bằng các đáp ứng thần kinh cơ ở ruột, hầu, thành ngực và bụng. Buồn nôn là một cảm giác có ý thức nên có vai trò của vỏ não, trên điện não cho thấy khi buồn nôn có sự hoạt hóa các vùng vỏ não thái dương và trán.

Vì sao có hiện tượng nôn?

 Khối u làm tắc ruột và gây nôn.

Các nghiên cứu cho thấy có nhiều nhân xám tại cuống não phát động hiện tượng nôn, bao gồm nhân bó đơn độc, nhân lưng X và thần kinh hoành, nhân điều hòa tủy hô hấp ở hành tủy, và các nhân điều khiển cử động hầu, mặt, lưỡi. Chất trung gian thần kinh tham gia điều phối khi nôn được biết là neurokinin NK1, serotonin và vasopressin.

Nôn xảy ra khi cơ hít vào ở thành ngực, cơ thành bụng co lại, làm áp suất tăng cao trong lồng ngực và bụng, đẩy thức ăn từ dạ dày ra ngoài. Tâm vị lồi qua cơ hoành, và thanh quản di chuyển lên trên để đẩy chất nôn qua miệng. Bình thường, sóng co thắt phần trên ruột di chuyển về phía dưới được điều hòa bởi một hiện tượng điện, sóng chậm, với tần số là ba lần một phút ở dạ dày và 11 lần/phút ở tá tràng. Khi nôn, sóng chậm được thay thế bằng sóng đỉnh di chuyển về phía miệng, gây co thắt theo hướng ngược lại, giúp tống thức ăn từ dạ dày qua miệng.

Kích thích nôn

Các chất kích thích nôn tác dụng tại nhiều vị trí; nôn do những suy nghĩ hay mùi độc hại bắt nguồn từ vỏ não, trong khi phản xạ nôn khi khám họng là qua trung gian các dây thần kinh sọ. Các yếu tố như: say tàu, xe, rối loạn tai trong tác dụng lên hệ tiền đình, trong khi chất gây khó chịu ở dạ dày, thuốc kích thích các dây hướng tâm trong thần kinh X. Có nhiều loại thuốc gây nôn, độc tố vi khuẩn, tăng urê huyết, thiếu ôxy, nhiễm toan ceton tác dụng lên vùng trung tâm nôn ở hành não.

Các nguyên nhân gây nôn

- Những rối loạn trong ruột gây nôn gồm: tắc và viêm các tạng đặc và rỗng có thể có triệu chứng chính là nôn. Tắc dạ dày do loét hay ung thư; tắc ruột non và ruột già do dính ruột, bướu lành tính hay bướu ác tính, xoắn ruột, lồng ruột, bệnh Crohn; hội chứng động mạch mạc treo tràng trên, xảy ra sau khi sụt cân hay nằm quá lâu do tá tràng bị động mạch mạc treo tràng trên đè lên; xạ trị vùng bụng gây nôn vì làm giảm chức năng co thắt ruột và tạo ra những chỗ chít hẹp; cơn đau túi mật gây buồn nôn do tác dụng lên các dây thần kinh tạng hướng tâm; viêm tụy, viêm túi mật, viêm ruột thừa gây nôn do kích thích tạng và gây liệt ruột; nhiễm khuẩn ruột do virut hay vi khuẩn gây nôn cấp tính; rối loạn cử động dạ dày, ruột cũng gây ra nôn; adenocarcinom tụy, đái tháo đường, xơ cứng bì, thoái hóa tụy dạng bột...

- Các nguyên nhân gây nôn ngoài màng bụng gồm: suy tim sung huyết gây nôn và buồn nôn; sau phẫu thuật ngoại khoa mở ổ bụng, phẫu thuật chỉnh hình, nội soi ổ bụng; tăng áp suất nội sọ do khối u, xuất huyết, áp-xe hay nghẽn lưu thông dịch não tủy; say tàu xe, viêm mê đạo tai, bệnh Meniere; chán ăn tâm thần, ăn vô độ, và trầm cảm có thể nôn nhiều.

- Nôn do thuốc và rối loạn chuyển hóa: một số thuốc dễ gây nôn như: erythromycin, digoxin, thuốc điều trị Parkinson, kháng sinh, thuốc chống loạn nhịp tim, hạ huyết áp, hạ đường huyết, thuốc tránh thai... Thai kỳ là nguyên nhân nội tiết thường gặp nhất, xảy ra ở 70% phụ nữ trong 3 tháng đầu gây nôn và buồn nôn; tăng urê huyết, suy thượng thận, bệnh tuyến cận giáp và tuyến giáp là những nguyên nhân chuyển hóa gây nôn; độc tố do nhiễm khuẩn ruột, ngộ độc rượu cũng là nguyên nhân gây nôn và buồn nôn.

Điều trị nôn như thế nào?

 Lồng ruột - một nguyên nhân gây nôn ở trẻ em.

Muốn điều trị nôn có kết quả phải căn cứ vào bệnh gốc để điều chỉnh rối loạn bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa.

Thuốc chống nôn có thể dùng: loại kháng histamin như meclizin, dimenhyrinat; kháng cholinergic: scopolamin; Penothiazin và kháng butyrophenon dopamin D2 được dùng để điều trị nôn do kích thích trung tâm nôn ở hành não và do thuốc, độc tố hay nguyên nhân chuyển hóa... Trong điều trị cần chú ý bù nước và điện giải cho bệnh nhân bị nôn nhiều.

Thuốc kích thích cử động của dạ dày ruột được chỉ định trong liệt dạ dày, chẳng hạn somatostatin, octreotid, là chất sinh ra các sóng co thắt lưu động ở ruột non. Thủ thuật nuôi ăn bằng mở thông hỗng tràng có tác dụng tốt và nâng cao sức khỏe ở một số bệnh nhân liệt dạ dày không đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên giải pháp phẫu thuật chỉ giới hạn cho những trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả nhưng có thể cải thiện liệt dạ dày sau cắt dây X nếu cắt dạ dày gần như hoàn toàn.

ThS. Bùi Thị Hoa


Video liên quan

Chủ Đề