Tại sao củ dền có màu đỏ

Củ dền đỏ là một trong những loại rau củ dinh dưỡng, đặc biệt chứa nhiều Vitamin C, Vitamin A và Acid folic. Nhiều người còn truyền miệng về hiệu quả của củ dền đỏ trong ngăn ngừa, kiểm soát nhồi máu cơ tim, giảm mệt mỏi, bổ sung năng lượng. Vậy sự thật củ dền đỏ có tác dụng gì với sức khỏe?

1. Củ dền đỏ có tác dụng gì với sức khỏe?

Tác dụng của củ dền đỏ với sức khỏe là nhờ nhiều loại dinh dưỡng có trong loại củ này, cụ thể bao gồm:

1.1. Củ dền đỏ có tác dụng duy trì chức năng gan

Gan là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng với cơ thể, trong đó có chức năng thải độc, loại bỏ chất gây hại cho sức khỏe. Trong củ dền đỏ có chứa chất betacyanin, đây cũng là chất tạo nên màu tím rất đặc trưng mà ít loại củ quả có được. Hơn nữa, betacyanin còn là hoạt chất tốt có tác dụng thúc đẩy hoạt động giải độc gan tốt hơn qua hiệu ứng dây chuyền đến mạch máu.

Củ dền đỏ là loại củ dinh dưỡng được nhiều người ưa thích

Vì thế, ăn củ dền đỏ sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan như: viêm gan, ngộ độc thực phẩm, vàng da, nôn mửa, tiêu chảy,…

Ở những người thừa cân hoặc có chế độ ăn không lành mạnh, nguy cơ cao tích tụ mỡ thừa trong gan cũng như các cơ quan nội tạng. Củ dền đỏ được khuyến khích để giảm sự tích tụ mỡ thừa, giúp giảm cân hiệu quả. Vì thế, nước ép củ dền đỏ có mặt trong nhiều chế độ ăn giảm cân, giảm mỡ thừa.

1.2. Tác dụng của củ dền đỏ trong điều hòa huyết áp

Bệnh lý liên quan đến huyết áp là một trong những bệnh lý phổ biến nhất đe dọa đến sức khỏe. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra, mỗi ngày nếu sử dụng 500ml nước ép của củ dền đỏ sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp rất tốt.

Củ dền đỏ có tác dụng điều hòa huyết áp

Nguyên nhân khiến loại củ này có khả năng điều hòa huyết áp được cho là do hàm lượng nitrat cao.

1.3. Củ dền đỏ có tác dụng bổ máu

Trong củ dền đỏ còn chứa hàm lượng sắt khá cao, sắt lại là khoáng chất quan trọng trong việc tái tạo, hình thành tế bào máu trong cơ thể. Đặc biệt ở những người bị mất máu do tổn thương, phẫu thuật, phụ nữ mang thai hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt nên bổ sung sắt để tái tạo máu tốt hơn.

Ngoài sắt thì củ dền đỏ còn cung cấp cả chất đồng, giúp phòng và điều trị bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, với người đang điều trị bệnh bằng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ về khả năng cũng như lượng dùng để không ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc điều trị.

1.4. Củ dền đỏ có tác dụng tăng cường miễn dịch

Củ dền đỏ được chứng minh chứa hàm lượng Vitamin và khoáng chất rất cao, đây là nguyên nhân khiến loại củ này khi ăn vào giúp tăng cường miễn dịch cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh lý. Hơn nữa, dinh dưỡng trong củ dền đỏ còn thúc đẩy cơ thể sản sinh tế bào máu mới, kích thích sự oxy hóa của tế bào.

Một hợp chất được tìm thấy trong củ dền đỏ là betaine được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc sản sinh chất tạo hưng phấn serotonin của cơ thể. Vì thế, ăn hoặc uống nước ép củ dền đỏ thường xuyên là cách để cải thiện tâm trạng, giúp tinh thần khỏe mạnh, vui vẻ hơn.

1.5. Củ dền đỏ giúp ngăn ngừa táo bón

Táo bón xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ nước hoặc thiếu chất xơ, giống như mọi loại rau củ quả khác thì củ dền đỏ cũng chứa lượng chất xơ tương đối cao. Vì thế, khi ăn củ dền đỏ hoặc uống nước ép thường xuyên, chứng táo bón sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, chất xơ cùng dinh dưỡng mà loại củ này cung cấp cũng góp phần giúp cơ thể giải độc tốt hơn.

1.6. Củ dền đỏ ngăn ngừa đột quỵ và các biến chứng tim mạch

Nhiều nghiên cứu về tác dụng của củ dền đỏ với sức khỏe đã chứng minh, việc sử dụng loại củ này thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ ở những người trưởng thành. Nguyên nhân là do chất chống oxy hóa trong củ dền đỏ giúp kiểm soát cholesterol, ngăn ngừa oxy hóa và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Bên cạnh đó, sử dụng củ dền đỏ còn giúp ngăn ngừa sự tích tụ hợp chất nitrosamine - một trong những tác nhân dẫn đến ung thư.

Có thể thấy, củ dền đỏ có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, vì thế mà loại củ này được yêu thích sử dụng trong chế biến món ăn hoặc nước ép để uống trực tiếp.

Củ dền đỏ chứa chất giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch

2. Một số lưu ý khi sử dụng củ dền đỏ

Mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe song nếu chế biến không đúng cách hoặc dùng cho đối tượng không thích hợp, loại củ này có thể gây hại. Vậy cần lưu ý gì khi chế biến hay sử dụng củ dền đỏ trong chế độ ăn hàng ngày?

2.1. Hạn chế với người bị sỏi thận hoặc có tiền sử sỏi thận

Việc ăn củ dền đỏ hoặc dùng nước ép của củ dền nhiều có thể gây tái phát hoặc khiến tình trạng sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là chất oxalate có trong củ dền đỏ có đặc tính như một chất kháng dinh dưỡng, góp phần hình thành nên sỏi thận.

2.2. Không pha nước ép củ dền đỏ với sữa

Nhiều người vì muốn nước ép củ dền đỏ có vị ngọt béo mà dùng sữa để pha thêm, tuy nhiên sự kết hợp này sẽ gây hại cho sức khỏe.

2.3. Không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Nhiều phụ huynh cho rằng nước ép củ dền đỏ có tác dụng bổ máu nên tốt với trẻ nhỏ, song đối tượng trẻ dưới 6 tháng tuổi lại không thích hợp. Đặc biệt, dùng củ dền đỏ kết hợp với sữa còn gây ngộ độc cho trẻ rất nguy hiểm.

Không nên cho trẻ sơ sinh dùng nước củ dền đỏ

Nắm được củ dền đỏ có tác dụng gì giúp bạn tận dụng tối đa loại thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày để duy trì, cải thiện sức khỏe. Bên cạnh củ dền đỏ thì bạn cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ để cơ thể có thể phát triển tốt nhất.

Củ dền “bí quyết đỏ” trong chăm sóc sức khỏe cũng có nhiều tác hại

Chia sẻ

Củ dền được biết đến là một loại “bí quyết đỏ” vừa chăm sóc sức khỏe vừa làm đẹp tự nhiên. Củ dền chứa một nguồn folate dồi dào và có lượng sắt, kali, vitamin C, ma-giê, mangan, kali, bioflavonoid, beta-carotene và chất xơ.

Lợi ích và tác hại của củ dền

Tác dụng của củ dền

Nước ép củ dền thường được dùng cho nhiều mục đích, từ việc kích thích tăng khả năng tập luyện cho đến hỗ trợ sức khỏe cho gan và mắt. Một chiết xuất từ củ dền gọi là betaine, được sử dụng để tối đa hóa quá trình khử độc gan, tăng cường sản xuất các hormone trong cơ thể, thúc đẩy cảm giác thoải mái và thư giãn đồng thời loại bỏ homocysteine thừa trong nước tiểu và máu [Homocysteine có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tim].

Giúp gan khỏe mạnh:Sắc tố màu beta cyanin trong củ dền đỏ có thể ngăn ngừa chứng mệt mỏi, giúp gan giải độc, tạo hiệu ứng dây chuyền đến mạch máu bằng việc loại bỏ các độc tố trong gan và chống sự hình thành các lớp mỡ. Vì vậy, nếu bạn thừa cân, hãy uống nước ép củ dền đỏ hoặc bổ sung dền đỏ vào thực đơn hàng ngày của bạn, nó sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Cả lá và củ của cây rau dền là những chất tẩy sạch rất hiệu quả và có tác dụng bổ máu.

Ổn định trạng thái tinh thần:Ngoài những hóa chất thực vật chất xơ…, củ dền còn chứa một hợp chất nitrogen gọi là bataine. Chất này được cho là có tác dụng thư giãn tinh thần vì kích thích quá trình tổng hợp serotonin, vốn là chất dẫn truyền thần kinh.

Ổn định huyết áp: Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Bệnh viện Barts [London] và Đại học Y khoa London cho thấy, mỗi ngày uống 500ml nước ép củ dền đỏ thì sau 24 giờ sẽ có tác dụng giảm cao huyết áp rất tốt. Các nhà khoa học cho rằng chính hàm lượng nitrate cao trong củ dền có thể góp phần giúp giảm huyết áp.

Chống đột quỵ và ngừa bệnh đau tim: Nước củ dền đỏ đã được chứng minh là giúp giảm cao huyết áp. Nó có tác dụng đối với 25% dân số thế giới trong độ tuổi trưởng thành và là một nhân tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và bệnh đột quỵ. Hầu hết chúng ta không thích các loại nước uống màu đỏ vào buổi sáng nhưng các nghiên cứu lại cho thấy sẽ thật tốt cho sức khỏe nếu bạn thêm nước ép củ dền đỏ vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Ngoài ra, củ dền có chức năng hạ cholesterol, chống oxy hóa, vì vậy được cho là một trợ thủ đắc lực trong việc bảo vệ tim mạch.

Ngăn ngừa ung thư: Nhiều nghiên cứu cho thấy củ dền có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư da. Nước ép củ dền ngăn chặn sự “tụ tập trái phép” của những hợp chất nitrosamines - vốn được cho là thủ phạm gây ung thư.

Tác hại của củ dền

Nước tiểu màu hồng: Khoảng 10-14% người ăn củ dền khi đi tiểu sẽ thấy nước tiểu có màu hồng hoặc màu đỏ. Đây không hẳn là tác hại của củ dền. Tuy nhiên, nước tiểu pha màu này có thể đáng báo động vì chúng trông giống như nước tiểu có đầy máu và có thể kèm theo nhiễm trùng đường tiểu. Tình trạng này phổ biến tới mức có một thuật ngữ y khoa gọi là beeturia [nước tiểu có màu hồng khi ăn nhiều củ dền đỏ].

Có giả thuyết cho rằng beeturia đôi khi được gây ra bởi một gen hoặc một tập hợp các gen lặn. Nó cũng liên quan đến tình trạng thiếu hụt sắt trong cơ thể. Beeturia có thể xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào số lượng sắc tố trong củ dền ăn vào hoặc phụ thuộc vào dạng mà chúng được tiêu thụ cũng như lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể.

Hạ huyết áp: Nước củ dền có thể làm giảm huyết áp, điều này có thể cần thiết trong một số trường hợp người bệnh muốn hạ huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phối hợp thường xuyên nước củ dền và thuốc như Viagra, chúng có thể khiến huyết áp hạ thấp quá mức bình thường. Thêm vào đó, nếu người dùng bị giãn tĩnh mạch thì việc ăn củ dền quá nhiều có thể khiến bạn gặp các vấn đề về tĩnh mạch.

Sỏi thận:Củ dền khá giàu axit oxalic. Axit oxalic, hay oxalat, có thể gây cản trở việc hấp thu một số chất dinh dưỡng nhất định như canxi. Một số bác sĩ tin rằng có một mối liên quan giữa việc tiêu thụ các thực phẩm có oxalat cao và sự hình thành sỏi thận dạng canxi oxalat. Tuy nhiên, tờ New York Times cho rằng những người bị bệnh thận không nên loại bỏ các thực phẩm có oxalat cao trong chế độ ăn uống mà không có một khuyến cáo cụ thể từ bác sĩ.

Sỏi mật:Mặc dù không liên quan đến sỏi thận, nhưng sỏi mật cũng được hình thành từ các tinh thể axit oxalic. Do đó bác sĩ có thể khuyên bạn tránh ăn các thức ăn có nhiều chất oxalat như củ dền nếu bạn dễ bị sỏi mật. Một lần nữa, nếu không có khuyến cáo cụ thể từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên loại bỏ củ dền hoặc các thực phẩm có oxalat cao khác.

Loại củ đen xì, xấu xí nhưng có tác dụng như ”thần dược” giá hàng trăm triệu đồng

Khi chưa biết được giá trị thực sự của loại củ này, nó được xem như củ dại, nhưng bây giờ có rất nhiều người...

Bấm xem >>

Video liên quan

Chủ Đề