Đăng ký kết hôn ở đâu ly hôn ở đó


Hiện nay, luật Việt Nam quy định đối với những công dân Việt Nam có ly hôn do nước ngoài cấp, nếu muốn làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì phải nộp bản án ly hôn được chứng thực và hợp pháp hóa bởi Lãnh Sự Quán hoặc Đại Sứ Quán Việt Nam trước khi được sử dụng ở Việt Nam. Bản án ly hôn đã được hợp pháp hóa này gọi là Ghi chú ly hôn.

Trước khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, quý vị phải nộp hồ sơ ghi chú ly hôn. Trong trường hợp không thể ở lại Việt Nam để làm cả 2 thủ tục này, quý vị có thể ủy quyền cho người thân nộp hồ sơ ghi chú ly hôn trước rồi sau đó về Việt Nam làm thủ tục đăng ký kêt hôn, thời gian chờ đợi để có kết quả ghi chú ly hôn khoảng từ 15-30 ngày tùy thuộc vào từng quận/huyện.

Hồ sơ ghi chú ly hôn có thể làm tại Mỹ hoặc làm tại Việt Nam 

Thủ tục làm hồ sơ ghi chú ly hôn tại Mỹ

Quý vị phải xin một bộ copy ly hôn có công chứng tại tòa án hoặc bản chính. Sau đó quý vị phải mang bản án ly hôn đó đến Bộ Ngoại Giao của tiểu bang nơi Tòa án đó cấp, để họ chứng thực con dấu công chứng của tòa là thật.Sau khi đã chứng thực xong, bản án ly hôn phải được hợp thức hóa bởi Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.Bộ hồ sơ Ghi Chú Ly Hôn gồm có những giấy tờ sau:- Tờ khai ghi chú ly hôn [theo mẫu của bộ tư pháp Việt Nam]- Giấy ủy quyền [nếu người bên Mỹ không thể về Việt Nam để nộp hồ sơ]

Bản tuyên thệ cùng tên [nếu có các tên khác nhau]

- 1 bản photo thẻ xanh hoặc hộ chiếu- 1 bản photo quyết định ly hôn

Thủ tục làm hồ sơ ghi chú ly hôn tại Việt Nam


Đặt lịch hẹn với lãnh sự quán Mỹ
Điền thông tin vào bản tuyên thệ đính kèm bản án ly hôn
Sau khi công chứng xong quý vị đem bản án ly hôn đã được công chứng đến Sở ngoại vụ để hợp thức hóa và dịch sang tiếng Việt

Hồ sơ Ghi chú ly hôn nộp cho phòng tư pháp Quận/ Huyện bao gồm:
- Tờ khai ghi chú ly hôn
Bản án ly hôn đã được hợp thức hóa và bản dịch tiếng Việt công chứng
1 bản photo của hộ chiếu


Ai cần phải làm hồ sơ ghi chú ly hôn?
- Người Việt Nam đã từng đăng ký kết hôn ở nước ngoài và ly hôn ở nước ngoài.- Người Việt Nam đã từng đăng ký kết hôn tại Việt Nam nhưng ly hôn ở nước ngoài

- Đối với những người đã từng ly hôn nhiều lần, thì chỉ cần làm thủ tục ghi chú ly hôn cho lần gần nhất.


Hỏi: Bạn trai tôi là người ngoại quốc, bạn trai tôi đã từng kết hôn và ly hôn ở nước ngoài vậy anh ấy có phải làm ghi chú ly hôn hay không?Trả lời: Trường hợp của bạn trai bạn không cần phải làm ghi chú ly hôn.


Hỏi: Người yêu tôi là người ngoại quốc, trước đây người yêu tôi đã từng đăng ký kết hôn với người ở Việt Nam và sau đó họ ly hôn ở nước ngoài, vậy người yêu tôi có cần phải làm ghi chú ly hôn trước khi kết hôn với tôi không?

Trả lời: Người yêu của bạn không cần làm thủ tục ghi chú ly hôn.

Hỏi: Trước đây tôi từng kết hôn với chồng là người Đài Loan tại Sở tư pháp ở Việt Nam, sau đó chồng tôi bảo lãnh tôi qua Đài Loan sống, sau 3 năm chúng tôi ly hôn tại Đài Loan, tôi quay trở về Việt Nam. Bây giờ tôi lấy chồng là người Mỹ vậy tôi có phải làm ghi chú ly hôn hay không?

Trả lời: Trường hợp của bạn bắt buộc phải làm hồ sơ ghi chú ly hôn.

Hỏi : Vợ tôi mất cách đây 3 năm, nay tôi muốn đăng ký kết hôn với một người ở Việt Nam vậy tôi có cần làm ghi chú ly hôn không?

Trả lời: Trường hợp của bạn thì không cần làm ghi chú ly hôn, vì ghi chú ly hôn chỉ dành cho những người đã từng ly hôn ở ngoài nước Việt Nam mà thôi. Nếu vợ của bạn mất, thì khi làm hồ sơ kết hôn bạn chỉ cần nộp giấy chứng tử của người vợ cũ của bạn là được.

Hỏi: Tôi kết hôn bên Mỹ và ly hôn ở Mỹ, vậy tôi có phải làm ghi chú ly hôn hay không và nếu có thì tôi nộp hồ sơ ghi chú ly hôn ở đâu?

Trả lời: Nếu bạn vẫn còn quốc tịch Việt Nam, bạn phải làm hồ sơ ghi chú ly hôn và hồ sơ ghi chú ly hôn này được nộp tại Phòng tư pháp tỉnh/ thành nơi vợ của bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.

Hỏi: Trước đây tôi kết hôn ở Sài Gòn và qua Mỹ ly hôn, giờ tôi về Cần Thơ để kết hôn với vợ sau của tôi vậy tôi phải nộp ghi chú ly hôn ở đâu?

Trả lời: Trước đây bạn từng kết hôn ở đâu thì bây giờ bạn sẽ nộp ghi chú ly hôn ở đó. Trường hợp của bạn, bạn sẽ nộp ghi chú ly hôn tại Sài gòn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:


Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: [408] 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: 

[028] 3516-2118

Bài liên quan đến bảo lãnh vợ chồng:


Gia đình được hình thành nên từ nền tảng hôn nhân sau khi có sự kiện thực hiện việc đăng ký kết hôn. Khi quan hệ hôn nhân được xác lập sẽ làm phát sinh rất nhiều ý nghĩa, là yếu tố rất quan trọng hình thành nên gia đình, xã hội. Luật Hôn nhân và gia đình quy định một cuộc hôn nhân hợp pháp và được công nhận sau khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Theo quy định của pháp luật hiên hành thì việc kết hôn của nam nữ phải được thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mối quan hệ hôn nhân này mới được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Để thực hiện được việc đăng ký kết hôn thì các chủ thể phải đáp ứng được các điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Sau khi có đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì các bên cần phải hiểu rõ về thẩm quyền đăng ký kết hôn và trình tự đăng ký kết hôn để đảm bảo đăng ký kết hôn hợp pháp. Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: các đối tượng có mong muốn kết hôn thực hiện kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật và việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

Thứ nhất về điều kiện về chủ thể và thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Để thực hiện việc đăng ký kết hôn thì người kết hôn phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: Trước hết phải đáp ứng về độ tuổi kết hôn đối với nam giới phải đủ từ 20 tuổi trở lên, với nữ giới phải từ đủ 18 tuổi trở lên là độ tuổi đủ trưởng thành về mặt nhận thức để lập gia đình. Về ý chí của hai bên, khi kết hôn để được pháp luật ghi nhận là kết hôn hợp pháp thì giữa nam và nữ phải có ý chí tự nguyện để kết hôn với nhau, đến với nhau bằng mong muốn chung sống với nhau hợp pháp, xây dựng hạnh phúc gia đình, không có yếu tố lừa dối, giả tạo để kết hôn hay có yếu tố cưỡng ép người khác để kết hôn.

Người thực hiện việc kết hôn phải là người không thuộc vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, đủ tỉnh táo và minh mẫn để kết hôn với người khác. Việc kết hôn với người khác hợp pháp còn phải đáp ứng điều kiện là không thuộc vào các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật ví dụ như: Người nào đã kết hôn thì không được kết hôn với người khác, hoặc biết người khác đã có vợ, hoặc có chồng rồi nhưng vẫn cố tình kết hôn với người khác. Hoặc pháp luật cũng cấm kết hôn đối với những trường hợp đối tượng kết hôn là những người có quan hệ thân thích trong gia đình, trong dòng máu trực hệ hoặc phạm vi 3 đời. Cấm kết hôn giữa các đối tượng đã là cha, mẹ, con nuôi với nhau hợp pháp, hoặc họ đã từng là cha, mẹ con nuôi. Cấm hôn kết hôn giữa cha mẹ vợ, cha mẹ chồng với con rể, con dâu; giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế.

Theo đó theo quy định của pháp luật hộ tịch thẩm quyền để đăng ký kết hôn không có yếu nước ngoài là thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. Trong đó nơi cư trú của công dân theo quy định của pháp luật cư trú là chỗ ở mà người công dân đó đang thường trú hoặc tạm trú là nơi người đó thường xuyên sinh sống hoặc hiện tại đang sinh sống, theo đó  xác định có thể là nơi một trong hai bên  đang tạm trú hoặc đang thường trú. Như vậy, đối với trường hợp kết hôn không có yếu tố nước ngoài thì hai bên có thể lựa chọn ủy ban nhân dân xã nơi một trong hai bên đang tạm trú hoặc thường trú đều có thẩm quyền đăng ký kết hôn.

Đối với trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật thẩm quyền đăng ký kết hôn là thuộc về Uỷ ban nhân cấp huyện. Trong đó UBND cấp huyện đang là nơi cư trú của công dân Việt Nam sẽ  thực hiện các thủ tục  đăng ký kết hôn đối với các đối tượng đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, ví dụ: giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài, công dân Việt Nam  với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài..vv. Đối với vấn đề kết hôn giữa hai bên nam nữ ngoài việc đáp ứng điều kiện để kết hôn thì  phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Nếu các bên thực hiện việc kết hôn nhưng không được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật đây là vợ chồng hợp pháp.

Thứ hai, Về thủ tục và trình tự đăng ký kết hôn khác tỉnh theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành như sau:

Bước đầu tiên hai bên nam nữ phải chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kết hôn theo quy định của luật.Khi các bên nam nữ đã đáp ứng được điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì hai bên sẽ chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kết hôn lên cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký kết hôn của hai bên bao gồm:

– Mỗi bên chuẩn bị Giấy xác nhận tình trạng độc thân theo đúng quy định của pháp luật,

Xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn và cách viết chuẩn nhất năm 2022

– 01 Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu được ban hành theo quy định của pháp luật,

– Giấy tờ nhân thân của hai bên: Chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân.

– Sổ hộ khẩu gia đình của hai bên nam nữ

Dù nơi thường trú hoặc tạm trú của hai bên là khác tỉnh thì hồ sơ khi đăng ký kết hôn cũng không có gì khác biệt, các bên chỉ cần chú ý về thẩm quyền xin giấy xác nhận tình trạng độc thân theo từng địa phương thường trú của mỗi người. Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký kết hôn thì hai bên nam nữ sẽ đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các bên tiến hành nộp hồ sơ cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ do các bên tự lựa chọn.

Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ  nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ trong vòng 5 ngày. Khi thực hiện  đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt tại cơ quan có thẩm quyền và không được phép ủy quyền cho bất kỳ ai. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ cùng  ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn. Sau đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

1. Có KT3 đăng ký kết hôn được không?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là nữ sắp kết hôn. Nhưng hộ khẩu thường trú của tôi ở huyện Trà Ôn, TP.Vĩnh Long, của chồng sắp cưới ở TP.Tân An, tỉnh Long An. Chúng tôi hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Bản thân tôi đã có KT3, nhưng chồng sắp cưới thì chưa có. Nếu tôi muốn đăng ký kết hôn theo KT3 của tôi thì có được không? Nếu được thì cần những giấy tờ gì? Nếu không thì chúng tôi phải đăng ký ở đâu, thủ tục như thế nào?

Có phải sau khi đăng ký kết hôn và có giấy chứng nhận hôn thú rồi thì chúng tôi chính thức là vợ chồng? Tài sản sẽ được công nhận là của cả 2 [dù ai làm ra đi nữa] và khi chúng tôi mua nhà, nếu có vấn đề xảy ra, căn nhà ấy sẽ được chia đôi cho vợ chồng?

Xem thêm: Đăng ký kết hôn năm 2022: Điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ mới nhất

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, căn cứ theo khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật hộ tịch. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật hộ tịch 2014 quy định Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

Như vậy, thẩm quyền đăng ký kết hôn trong nước theo quy định thuộc về ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ.

Luật cư trú cũng có quy định nơi cư trú tại Điều 12 Luật cư trú và được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 12. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn – Những điều cần lưu ý năm 2022

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

Điều 5. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

Căn cứ theo quy định nêu trên thì việc đăng ký kết hôn hoàn toàn có thể tiến hành ở nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên nam, nữ.

Thứ hai, hồ sơ khi đăng ký kết hôn: nộp Tờ khai [theo mẫu quy định], xuất trình Giấy chứng minh nhân dân và kèm theo đó là giấy chứng nhận độc thân của hai người. Điều 21 của Nghị Định 123/2015/NĐ-CP có quy định Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Gi ấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Xem thêm: Điều kiện kết hôn? Hồ sơ và thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Thứ ba, về mặt pháp luật, kể từ thời điểm có giấy chứng nhận kết hôn hai bạn chính thức là vợ chồng. Vấn đề tài sản chung được hiểu theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

2. Giấy tờ và nơi đăng ký kết hôn:

Tóm tắt câu hỏi:

Cháu và người yêu không hợp tuổi nên bị gia đình 2 bên ngăn cản, giờ chúng cháu muốn đăng ký kết hôn trước nhưng không muốn để gia đình 2 bên biết nên không thể đăng ký tại xã nơi cư trú mà chỉ có thể xin giấy xác nhận độc thân. Hiện cháu đang làm việc tại TPHCM, người yêu cháu học Hà Nội, chúng cháu đều có đăng ký tạm trú tại nơi làm việc và học tập. Cháu muốn hỏi nếu chúng cháu đăng ký kết hôn tại TPHCM hoặc HN có được không? Có yêu cầu gì về giấy tờ không ạ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 của  Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật hộ tịch. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật hộ tịch 2014 quy định Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất

Như vậy, thẩm quyền đăng ký kết hôn trong nước theo quy định thuộc về ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ.

Như vậy, bạn có thể đăng ký kết hôn tại nơi cư trú của bạn hoặc của bạn trai bạn. Lưu ý rằng nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Và giấy tờ cần thiết để đăng ký kết hôn bao gồm:

– Tờ khai đăng ký kết hôn [theo mẫu quy định]

– Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên nam nữ

 – Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân [theo mẫu quy định]

3. Đăng ký kết hôn ở đâu?

Tóm tắt câu hỏi: 

Xin chào luật sư, Tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi

Tôi muốn kết hôn với một người có hộ khẩu thường trú tại xã khác. Vậy chúng tôi phải đến cơ quan nào để đăng ký kết hôn? Việc đăng ký kết hôn được thực hiện như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm: Thủ tục ghi chú kết hôn khi kết hôn ở nước ngoài

Luật sư tư vấn:

Điều 17 và Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Theo Điều 18 Luật Hộ tịch 2014, việc đăng ký kết hôn được giải quyết như sau:

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Xem thêm: Không có đăng ký kết hôn thì có được hưởng di sản thừa kế của chồng không?

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

Như vậy, trong trường hợp các bạn muốn đăng ký kết hôn các bạn có thể lựa chọn cơ quan đăng ký kết hôn ở xã, phường, thị trấn nơi bạn cư trú hoặc nơi vợ sắp cưới của bạn cư trú.

4. Thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định mới nhất:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi và bạn gái đã đủ tuổi kết hôn muốn đăng kí nhưng vẫn chưa cho gia đình biết ý định này nên không muốn đăng kí ở nơi đang sống.Vậy chúng tôi có thể đăng kí kết hôn ở nơi khác không? Xin chân thành cảm ơn.?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân gia đình 2014: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý”.

Căn cứ theo Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 về thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn thì UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

Theo quy định của pháp luật, bạn phải đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân cấp xã nơi cư trú của bạn hoặc của bạn gái bạn. Nếu bạn đăng ký kết hôn không đúng cơ quan có thẩm quyền thì không có giá trị pháp lý. Do đó, trong trường hợp của bạn, bạn và bạn gái vẫn buộc phải đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bạn hoặc bạn gái bạn.

Xem thêm: Thẩm tra lý lịch của người xin kết nạp vào Đảng

5. Thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định hiện hành:

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, em năm nay 28 tuổi chuẩn bị kết hôn, 2 vợ chồng em sinh ra tại Huế nhưng hiện tại cả 2 đều sống và làm việc tại TP.HCM. Em muốn hỏi giờ làm giấy Đăng Ký kết hôn tại TP.HCM có được không ạ và thủ tục như thế nào ạ? Mong giải đáp sớm giúp em với . xin cám ơn ?

Luật sư tư vấn:

Theo như quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn trong trường hợp của bạn là UBND cấp xã nơi một trong hai bên nam nữ cư trú [thường trú hoặc tạm trú].

Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: 

Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a] Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

b] Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn

Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.

Như vậy, nơi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã/ phường nơi một trong hai hoặc cả hai đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú dài hạn. Khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, cả hai bên đều phải có mặt và mang theo đầy đủ những giấy tờ cần thiết bao gồm:

– Tờ khai đăng ký hết hôn.

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy xác nhận này được cấp tại UBND xã nơi hai người đăng ký thường trú.

– Chứng minh thư hay hộ chiếu của cả hai bên.

– Hộ khẩu thường trú hay giấy đăng ký tạm trú của cả hai bên.

– Nếu một trong hai bên đã có vợ /chồng nhưng đã ly hôn hoặc đã chết, thì bên đó cần phải nộp bản sao quyết định của tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử.

– Với trường hợp một trong hai bên không thể có mặt vì các lí do chính đáng, bạn phải chuẩn bị một tờ đơn xin vắng mặt, trong đơn trình bày rõ lý do không thể đến, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi người vắng mặt cư trú. 

Như vậy nếu cả hai bạn có nhu cầu đăng ký kết hôn tại nơi không đăng ký hộ khẩu thường trú thì vẫn có thể tiến hành được nếu có đăng ký tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Có được đăng ký kết hôn tại nơi đăng ký tạm trú không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, em có hộ khẩu thường trú tại Lạng Sơn. Chồng có hộ khẩu thường trú tại Thanh Hoá. Vợ chồng em hiện đang công tác tại Đồng Nai. Do cả 2 đều bận rộn không có điều kiện về quê để đăng ký kết hôn được. Chồng em đã có KT3 Tại Đồng Nai. Vậy Luật sư cho em hỏi, vợ chồng em có thể Đăng kí kết hôn tại Đồng Nai được không? Và cần những giấy tờ gì? Em xin cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định Thẩm quyền đăng ký kết hôn và theo quy định tại Điều 12 Luật Cư trú 2006 quy định: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.”

Như vậy, theo quy định pháp luật, việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn, có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Theo như bạn trình bày, bạn có hộ khẩu tại Lạng Sơn, người yêu bạn có hộ khẩu tại Thanh Hóa, hiện nay cả 2 đang ở Đồng Nai và một trong 2 người có đăng ký tạm trú [có sổ KT3] ở Đồng Nai, thì nay bạn và người yêu bạn vẫn có thể đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký tạm trú tại Đồng Nai.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

– Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm có:

+ Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của hai bên nam và nữ.

+ Chứng minh thư nhân dân của hai bên nam và nữ.

+ Sổ tạm trú KT3.

– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

+ Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc. 

Video liên quan

Chủ Đề