Tại sao ho

THS. BS. TRẦN THỊ THÚY TƯỜNG
Giảng viên phân môn Hô Hấp ĐHYD TPHCM
Phòng khám Đa Khoa Ngọc Minh

I. Ho kéo dài là gì ?
Tất cả mọi người chúng ta điều từng ho, ho không phải lúc nào cũng có hại mà nó còn là phản xạ quan trọng giúp loại bỏ các chất nhày, chất độc hại, cũng như các dị vật và nhiễm khuẩn từ đường thở. Khi ho kéo dài là biểu hiện của bệnh lý nhưng không phải chỉ tại cơ quan hô hấp mà có thể do nhiều cơ quan khác gây ra

Vì vậy điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây ho, sử dụng thuốc ho không đúng sẽ kéo dài thời gian bệnh hơn và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Ho cấp tính thường kéo dài tối đa không quá 3 tuần, bán cấp từ 3-8 tuần, được gọi là kéo dài khi ho trên 8 tuần.

Sau đây tôi sẽ trình bày một số nguyên nhân phổ biến gây ho kéo dài tại Việt Nam.

II. Các nguyên nhân phổ biến của ho kéo dài

1. Lao phổi: đây là nguyên nhân khá phổ biến tại Việt Nam, nhiều khi chỉ xuất hiện với triệu chứng ho đơn độc.

Gợi ý nhiễm lao khi: – Ho khan hoặc có đàm trên 2 tuần – Sốt nhẹ về chiều – Đổ mồ hôi đêm – Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân

– Có thể kèm ho ra máu

2. Hội chứng ho đường hô hấp trên hay hội chứng chảy nước mũi sau

Ở các nước Tây Âu đây là nguyên nhân hàng đầu gây ho kéo dài Gợi ý bệnh khi: người bệnh thường xuyên phải đằng hắng để làm sạch chất tiết ở mũi họng, có thể làm thay đổi giọng nói, gây khàn giọng do nghẹt mũi và sung huyết mũi, đôi lúc bệnh nhân không có dấu hiệu gì ngoài ho. Xác định khi loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác.

Nguyên nhân của chảy nước mũi sau thường do dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm mũi xoang mạn.

3. Trào ngược dạ dày thực quản:

Đây là bệnh lý của đường tiêu hóa nhưng lại biểu hiện bằng triệu chứng của đường hô hấp, nên thường dễ bị bỏ sót.
Ngoài ho có thể có một số dấu hiệu kèm theo như: nóng rát sau xương ức, có vị chua ở miệng, ợ chua, ợ nóng, đau ngực, có thể khàn giọng, thay đổi giọng nói, đau họng, do viêm dây thanh âm sau, ho thường xuất hiện nhiều về đêm. Tuy nhiên khoảng 40% số người mắc bệnh không có các triệu chứng trên.

4. Hen phế quản

Đây là nguyên nhân thường gặp tiếp theo của ho mạn, ngoài ho kéo dài còn có các triệu chứng kèm theo như: khò khè, khó thở, nặng ngực triệu chứng xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm. Hen nên xem xét ở những bệnh nhân có tiền căn dị ứng hoặc gia đình có người bị hen. Ho liên quan đến hen thường theo mùa, hoặc khi tiếp xúc với lạnh, bụi, nấm mốc, không khí khô, nước hoa, phấn hoa…

Để giúp hổ trợ chẩn đoán bệnh nhân nên được đo hô hấp ký và FNO.

5. Ho sau nhiễm trùng

Đây là nguyên nhân phổ biến trong ho bán cấp, chiếm khoảng 11%-25% ho mạn. Ho dai dẵng chiếm khoảng 25%-50% sau nhiễm Mycoplasma pneumonia, Chlamydophila pneumoniae, Bordetella pertussis. Ho có thể kéo dài vài tuần, đến vài tháng dù đã hết nhiễm trùng.

6. Thuốc điều trị tăng huyết áp [Nhóm thuốc ức chế men chuyển]

Đây là nhóm thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp và một số bệnh lý tim mạch, tỉ lệ ho chiếm khoảng 2-33% trong số các bệnh nhân dùng thuốc. Thường xuất hiện sau một tuần điều trị, có khi sau vài giờ, một số bệnh nhân có thể khởi phát trễ hơn đến 6 tháng sau sử dụng thuốc. Ho khan, kèm cảm giác ngứa ở cổ họng

Thường hết triệu chứng sau khi ngưng thuốc 4 ngày, có thể đến 4 tuần

7. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD]

Xuất hiện chủ yếu ở bệnh nhân có hút thuốc lá, chỉ có một số ít do phơi nhiễm với các chất gây viêm mạn đường thở như khói và bụi. Có thể ho khan hoặc ho đàm, đàm trong COPD thường trắng trong, đổi màu khi có nhiễm trùng kèm theo.
Hô hấp ký giúp chẩn đoán xác định tình trạng tắc nghẽn đường thở trong ho mạn.

8. Dãn phế quản

Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ho đàm mạn tính, số lượng đàm thường nhiều, có thể kèm ho ra máu, khó thở. Tại Việt Nam bệnh thường là di chứng của lao phổi đã điều trị khỏi trước đó.
XQ phổi và CT ngực giúp xác định bệnh này

9. Ung thư phổi

Ung thư phế quản chỉ chiếm khoảng 2% trong các nguyên nhân ho mạn Ung thư phế quản nên được xem xét ở những bệnh nhân đang hút hoặc đã ngưng hút có các triệu chứng nghi nghờ sau đây: – Ho mới xuất hiện hay thay đổi tình trạng ho mạn do hút thuốc lá gần đây – Ho trên một tháng khi đã ngừng hút thuốc lá

– Ho ra máu.

III. KẾT LUẬN

Ho kéo dài là một triệu chứng phổ biến trong cộng đồng, đây là biểu hiện bệnh lý không chỉ của riêng đường thở. Nên bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân, không nên chủ quan mua thuốc ho ở tiệm thuốc, để bệnh kéo dài không có lợi cho việc điều trị sau này.

Để tư vấn thêm hay đặt lịch khám gặp tác giả xin vui lòng gọi số 08 62643637.

Ho là một triệu chứng rất dễ gặp trong điều kiện môi trường sống bị ô nhiễm, không khí ẩm ướt, sự thay đổi thời tiết đột ngột,… Không chỉ vậy, ho còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh đường hô hấp mà người bệnh thường chủ quan không nghĩ đến. Vậy tại sao lại có sự xuất hiện của những cơn ho? Trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp: Nguyên nhân gây ho là gì và cách điều trị.

Bạn biết gì về những cơn ho?

Ho là một biểu hiện thường gặp, đây không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa và một số ít các bệnh tim mạch. Cơn ho xảy ra do các tế bào tại đường hô hấp bị kích thích và làm cho phổi cần phải đẩy không khí ra ngoài.

Ho là phản xạ của cơ thể để giúp loại bỏ các yếu tố gây hại ra khỏi đường hô hấp

Thông thường, cơn ho có thể xuất hiện khi bạn có một đợt cảm cúm, cảm lạnh, tùy thuộc vào thời gian kéo dài và mức độ của cơn ho. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nhiễm trùng hô hấp, ho có thể kèm theo đờm, chất nhầy, thậm chí có lẫn máu. Lúc này, ho chính là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn như lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, ung thư phổi. Bạn sẽ cần lưu ý đến những triệu chứng của cơ thể khi ho để chủ động điều trị vấn đề này.

>>> Xem thêm: Ho bắt nguồn do đâu?

Triệu chứng thường gặp khi bị ho là gì?

Ho có thể cấp tính hoặc là ho mạn tính, và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Vậy những triệu chứng đi kèm khi bạn bị ho là gì?

−       Ớn lạnh, mệt mỏi do cúm, cảm lạnh;

−       Sốt nhẹ, chảy nước mũi, nghẹt mũi;

−       Nhức mỏi cơ thể;

−       Ho kéo dài gây đau đầu, đau rát cổ họng;

−       Ho có đờm, chất nhầy [có thể do nhiễm trùng phổi, phế quản, viêm xoang];

−       Ho về đêm làm gián đoạn giấc ngủ.

Với những biểu hiện kèm theo ho, hầu hết chúng sẽ tự mất đi nếu bạn chỉ bị cảm cúm, cảm lạnh. Nhưng nếu cơn ho không giảm sau 7 ngày và có thêm những dấu hiệu như ho ra máu, sốt cao, khó thở,… bạn sẽ cần sớm được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị ho.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu của cơn ho

Các nguyên nhân gây ho

Nguyên nhân gây ho là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây kích ứng phổi và phế quản để dẫn đến phản xạ ho:

−       Khói thuốc lá: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở những người bị ho mạn tính. Các chất gây ho khác từ môi trường có thể là bụi phấn hoa, lông da thú cưng, bụi hóa chất công nghiệp, ô nhiễm do khói bụi xe cộ, độ ẩm môi trường thấp,…

−       Ho do dị ứng và hen suyễn;

−       Ho do thay đổi không khí đột ngột, nhất là khi thời tiết lạnh: Không khí lạnh đi vào khoang ngực đột ngột khi chưa được làm ẩm và làm ấm có thể gây ho, kích ứng ở người bệnh hen suyễn, viêm phổi mạn và viêm phế quản mạn tính.

−       Ho do viêm, nhiễm trùng tại phổi, phế quản: Viêm nhiễm tại đường hô hấp cũng là một nguyên nhân làm xuất hiện các cơn ho, nhất là ở những người mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị ho nếu gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ, bị trầm cảm, hoặc ho do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị tăng huyết áp, tim mạch.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây ho

Những cách giúp chẩn đoán và điều trị ho là gì?

Việc chẩn đoán ho được dựa trên các thông tin mà người bệnh cung cấp cho bác sĩ. Trong đó, thông tin cần thiết để giúp chẩn đoán chính xác gồm: Thời gian ho, các dấu hiệu và triệu chứng có liên quan.

Chẩn đoán cơn ho giúp tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị

−       Cơn ho cấp tính: Ở người có cơn ho cấp tính, bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán tình trạng của người bệnh qua các biểu hiện đi kèm. Nhưng với đối tượng là người cao tuổi, hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu thì việc kiểm tra chức năng phổi và chụp X-quang là cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây ho. Bởi đây là những người có nguy cơ cao mắc viêm phổi.

−       Cơn ho mạn tính: Với những người có cơn ho kéo dài, để tìm ra đúng nguyên nhân gây ho là gì và có hướng điều trị cho người bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm chuyên khoa, tùy vào những triệu chứng đi kèm.

Khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng ho, việc điều trị và chăm sóc sức khỏe được đưa ra nhằm cải thiện các cơn ho. Vậy những biện pháp được dùng để điều trị và làm giảm cơn ho là gì?

Các cơn ho do cảm cúm, cảm lạnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng nếu cơn ho làm cho bạn khó chịu, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động thường ngày thì việc sử dụng một số thuốc ức chế cơn ho có thể được lựa chọn. Trường hợp ho do nhiễm trùng đường hô hấp, có thể phải dùng đến thuốc kháng khuẩn, loại bỏ tác nhân chính gây ho.

>>> Xem thêm: Điều trị ho tại nhà

Để hỗ trợ điều trị ho cho trẻ nhỏ tại nhà có hiệu quả, hãy xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong bài viết dưới đây:

Với việc điều trị và làm giảm cơn ho, một chế độ sinh hoạt đầy đủ là điều cần thiết mà bất cứ người bệnh nào cũng nên lưu ý. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để kiểm soát cơn ho:

−       Tăng cường miễn dịch tự nhiên bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, dành nhiều thời gian cho cơ thể được nghỉ ngơi;

−       Uống nhiều nước ấm, xông hơi nước để làm loãng đờm, dịch nhầy [nếu có];

−       Rửa sạch mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý để sát trùng, làm thông thoáng cho đường thở và hạn chế cơn ho;

−       Không hút thuốc lá, tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc;

−       Hạn chế những nơi có không khí lạnh, ẩm ướt;

−       Đeo khẩu trang để tránh hít phải các tác nhân, hoặc dị vật gây kích ứng cơn ho;

−       Sử dụng mật ong, chanh, gừng, lá húng chanh, trà cam thảo… trong đồ ăn, thức uống hàng ngày để giúp kháng viêm, sát khuẩn cổ họng, giảm kích ứng và giảm cơn ho.

Mật ong và chanh là bài thuốc dân gian giúp trị ho hiệu quả

Ngoài ra, người bệnh thường bị ho kéo dài, ho về đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng nên áp dụng các bài tập nâng cao sức khỏe, điều chỉnh nhịp thở để tránh các cơn ho. Đồng thời, kết hợp sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược cũng đang là liệu pháp được nhiều người lựa chọn. Với sản phẩm nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.

Bảo Phế Vương là sản phẩm được nghiên cứu và bào chế dạng viên nén theo công nghệ hiện đại. Trong mỗi viên nén đều có thành phần chính Fibrolysin giúp chống xơ hóa, chống tái cấu trúc niêm mạc đường hô hấp và hỗ trợ phục hồi chức năng thở. Sản phẩm còn được bổ sung thêm chiết xuất từ nhiều vị dược liệu quý và các yếu tố vi lượng giúp nâng cao sức đề kháng cho hệ hô hấp của cơ thể, đồng thời hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho nhờ công dụng thanh phế, trừ ho, giảm đờm hiệu quả.

Bảo Phế Vương giúp làm giảm nhanh triệu chứng ho ở đường hô hấp

Không chỉ vậy, chiết xuất thảo dược từ nhũ hương, tạo giác, xạ đen, xạ can, bán biên liên còn có tác dụng như kháng sinh thực vật, giúp chống viêm, kháng khuẩn đường hô hấp hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ phòng ngừa tái phát cơn ho do các bệnh lý hô hấp gây nên.

Trên đây là những kiến thức giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân gây ho là gì, cũng như cách để chẩn đoán và điều trị, kiểm soát cơn ho. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại lợi ích cho bạn đọc trong việc bảo vệ sức khỏe mỗi ngày!

Mọi thắc mắc liên quan tới tình trạng ho khan, ho kéo dài hay các bệnh lý hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, bạn có thể liên hệ tới hotline [ZALO/ VIBER]: 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề