tại sao khi hành nghề công chứng viên, công chứng viên phải tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật

  • Home
  • Công chứng viên là gì? Điều kiện hành nghề công chứng viên

Công chứng viên là gì? Điều kiện để được hành nghề công chứng viên ở Việt Nam

Công chứng viên là một ngành nghề có điều kiện mà người hành nghề phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe…. và tiến hành hành nghề theo một trình tự, thủ tục nhất định khi hành nghề nhằm đảm bảo văn bản được công chứng hoàn toàn chính xác, hợp pháp, phù hợp với các quy phạm đạo đức….

Vậy, công chứng viên là gì? Điều kiện để được hành nghề công chứng viên ở Việt Nam là gì? Sau đây, luật Hồng Phúc kính gửi đến quý bạn đọc nội dung tư vấn như sau:

Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng 2014, được Bộ trưởng bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Việc hành nghề công chứng của công chứng viên bao gồm: chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản [sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch], tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt [sau đây gọi là bản dịch] mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Công chứng viên có thể hành nghề tại: Phòng công chứng [đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập]; Văn phòng công chứng [do hai công chứng viên hợp danh trở lên thành lập];

Công chứng viên có quyền: được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng; được công chứng hoặc từ chối hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của luật công chứng;…

Công chứng viên có nghĩa vụ: tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng; hành nghề tại môt tổ chức hành nghề công chứng; tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;…

  1. Điều kiện để hành nghề công chứng viên tại Việt Nam

Công chứng viên là một ngành nghề có điều kiện và đặc biệt ở chỗ là chỉ công dân việt Nam thường trú tại Việt Nam mới có thể trở thành công chứng viên và chỉ được hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Một công chứng viên cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

Đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự: công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng biện pháp xử lý hành chính; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phẩm chất đạo đức tốt;

Trình độ: là cử nhân luật; đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng [tập sự 12 tháng] hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng [tập sự 06 tháng]; đạt yếu cầu kiể tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

Kinh nghiệm: sau khi trở thành cử nhân luật, đã công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức; đã hoàn thành khóa tập sự;

Sức khỏe: bảo đảm đủ sức khỏe để hành nghề;

Lưu ý:

Đối với thẩm phán, kiểm soát viên, điều tra viên, luật sư có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên hoặc giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật… thì chỉ cần tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;

Đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài thì được công nhận tương được khi có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bở cơ sở đào tạo nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên; có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bở cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.

  1. Các trường hợp công chứng viên bị tạm đình chỉ, miễm nhiệm hành nghề công chứng

Mặc dù đã được bổ nhiệm hành nghề công chứng, tuy nhiên, trong quá trình hành nghề, công chứng viên cần phải duy trì các điều kiện này. Tùy từng điều kiện không đáp ứng được mà công chứng viên có thể bị tạm đình chỉ hoặc miễn nhiệm hành nghề

Trường hợp bị đình chỉ: công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Trường hợp bị miễn nhiệm: theo nguyện vọng của cá nhân; chuyển làm công việc khác; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;…

Căn cứ pháp lý

  1. Luật Công chứng 2014;
  2. Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng do Tư pháp ban hành;

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng về ngành nghề công chứng viên và điều kiện hành nghề này theo quy định pháp luật hiện hành. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: /

Công chứng là một nghề cao quý, bởi hoạt động công chứng bảo đảm tính an toàn pháp lý, ngăn ngừa tranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của công chứng viên trong hành nghề công chứng, là cơ sở để công chứng viên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, nâng cao uy tín của công chứng viên, góp phần tôn vinh nghề công chứng trong xã hội.

Về đạo đức hành nghề công chứng pháp luật ban hành các quy tắc chung sau đây:

Theo Điều 1 của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng được Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, quy định quy tắc đầu tiên trong đạo đức hành nghề công chứng là bảo vệ quyền, lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Cụ thể: Công chứng viên có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Theo Điều 2 của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng được Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, quy tắc thứ 2 của đạo đức hành nghề công chứng là công chứng viên phải hành nghề theo các nguyên tắc riêng của nghề công chứng. Cụ thể Công chứng viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội: Cũng như các ngành nghề liên quan đến pháp luật khác thì công chứng viên là ngành nghề đặc biệt cần đến sự tuân thủ pháp luật và đặc biệt về đạo đức xã hội. Bảo vệ quyền, lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

2. Khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng: Do đây là công việc công chứng, chứng thực các văn bản, tài liệu nên công chứng viên phải là người khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, tránh các hành vi gian dối làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các văn bản, dẫn đến thực hiện sai các quy trình, sai phạm pháp luật, công chứng viên phải là người có bản lĩnh pháp luật, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng: Khi đảm nhiệm công việc công chứng, công chứng viên phải đảm bảo chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, việc đảm bảo này nhằm mục đích bảo đảm cho các văn bản được công chứng chứng thực đúng và chính xác, tránh các hành vi vi phạm pháp luật. Trong quá trình thực hiện công việc, công chứng viên nếu do lỗi của mình mà gây ra các thiệt hại thì sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.

4. Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng này và các quy định của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.

Theo Điều 3 của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng được Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, quy tắc thứ 3 của đạo đức hành nghề công chứng là công chứng viên phải tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp. Cụ thể:

+ Công chứng viên có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân, thanh danh nghề nghiệp.

+ Công chứng viên cần phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự yêu quý, tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu công chứng và toàn thể xã hội.

Theo Điều 4 của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng được Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, quy tắc thứ 4 của đạo đức hành nghề công chứng là công chứng viên phải biết rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Cũng như Công chứng viên phải không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nỗ lực tìm tòi để nâng cao chất lượng công việc và phục vụ người yêu cầu công chứng.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về các quy tắc chung đạo đức hành nghề công chứng.

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề