Tại sao kinh nguyệt ra ít

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là vấn đề nhiều chị em phụ nữ lo lắng. Họ thắc mắc không biết rằng: Liệu tình trạng này có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản hay không? Nguyên nhân là gì và cách cải thiện ra sao? Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có đáp án đầy đủ nhất!

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là tình trạng gì?

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài từ 21 – 35 ngày, thời gian hành kinh từ 2 – 7 ngày và lượng máu kinh là từ 20 – 80 ml. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người là khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian. Hiện tượng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể là lượng máu kinh giảm đột ngột, chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba của chu kỳ kinh bình thường, khoảng 20 - 30 ml, thời gian hành kinh diễn ra ngắn hơn.

 

Nhiều chị em gặp phải vấn đề kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

Nếu tình trạng này xuất hiện trong nhiều tháng thì chị em tuyệt đối không được chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm, làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. 

>>> Xem thêm: ĐAU BỤNG KINH như gãy xương sườn - Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân gây tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

Theo thống kê, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày xuất phát từ việc nội tiết tố bị rối loạn, dẫn đến màng trong tử cung bong ra bất thường hoặc do những bệnh như: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang,...

Ngoài ra, kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày còn có thể xảy ra do một số yếu tố sau đây:

- Không giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dẫn đến viêm nhiễm.

- Khi hành kinh để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc tích nhiệt.

- Có chế độ ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm vitamin E, C, A,...

- Thường xuyên căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống, gia đình.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc tránh thai, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc chống viêm steroid,...

 

Một số loại thuốc gây tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

- Giảm cân hoặc tăng cân đột ngột, ảnh hưởng tới nội tiết tố, từ đó dẫn đến kinh nguyệt ra ít.

- Giai đoạn mới dậy thì hoặc tiền mãn kinh, sự cân bằng nội tiết không ổn định có thể dẫn đến tình trạng máu kinh ra ít.

- Tập thể dục liên tục với cường độ cao cũng gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này thường xảy ra ở các nữ vận động viên.

- Bệnh tuyến giáp khiến cơ thể sản xuất nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp. Trong khi đó, hormone này đóng vai trò quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến những bất thường.

 >>> Xem thêm: Có kinh nguyệt nên ăn gì để đỡ đau dữ dội, bớt căng thẳng và mệt mỏi?

Cách cải thiện vấn đề kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

Kinh nguyệt ra ít không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động rất lớn đến yếu tố tâm lý, do đó, bạn không nên chủ quan với tình trạng này. Để giúp cải thiện vấn đề kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày cũng như tránh tái diễn, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

- Tạo cho bản thân niềm vui bằng cách: Sống thoải mái, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, học tập, làm việc và vận động, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.

 

Ăn uống lành mạnh giúp cải thiện vấn đề kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

- Vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Trước và sau khi quan hệ tình dục, trong chu kỳ kinh nguyệt là những thời điểm chị em phải chú ý nhiều hơn cả.

- Bạn nên hạn chế lượng muối cho vào thức ăn lúc chế biến, đồng thời nên kiểm soát lượng caffeine, đường và đồ uống có cồn tiêu thụ vào cơ thể mỗi ngày.

- Điều trị tây ý với việc bổ sung nội tiết tố estrogen đơn lẻ hoặc dùng liệu pháp hormone thay thế,...

>>> Xem thêm: 6 cách làm giảm đau bụng khi đến tháng hiệu quả nhất

Sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày hiệu quả

Nguyên nhân gây tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố. Phương pháp điều trị theo tây y tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh tim mạch, huyết áp cao, rối loạn nội tiết tố,... Trước thực tế đó, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện vấn đề sức khỏe này. Đây còn là xu hướng được nhiều phụ nữ lựa chọn bởi hiệu quả bền vững và không gây tác dụng phụ. Ở Việt Nam, tiêu biểu trong dòng sản phẩm thảo dược này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần N-Acetyl-L-Cystein.

 

N-Acetyl-L-Cystein hỗ trợ cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

Sản phẩm chứa nhiều thành phần quý được chắt lọc từ các cây thuốc trong tự nhiên như: Đương quy, hương phụ, sài hồ bắc, kết hợp với N-Acetyl L-Cystein có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày cũng như vấn đề lạc nội mạc tử cung hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày không phải tình trạng quá nguy hiểm nếu nhận được sự quan tâm đúng đắn. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh hơn và dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia, đừng quên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần N-Acetyl-L-Cystein kết hợp với các vị dược liệu quý để cải thiện sức khỏe, bạn nhé!

Dược sĩ Việt Kiều

Máu kinh ra ít là một trong số những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe nữ giới đăng gặp điều bất thường. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bị rất nhiều chị em bỏ qua.

Máu kinh ra ít là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở phụ nữ. Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì và kết thúc khi phụ nữ trải qua hết giai đoạn tiền mãn kinh. Những dấu hiệu bất thường về máu kinh có thể giúp chị em phát hiện và nhận biết sớm những bệnh lý về phụ khoa.
Thông thường, trong kì nguyệt san, lượng máu kinh trung bình của một người phụ nữ bình thường khoảng 20 – 80ml và kéo dài trong từ 3 – 7 ngày hành kinh. Tuy nhiên, nếu chị em thấy số ngày hành kinh ít hơn 3 ngày và lượng máu kinh dưới 20 ml thì được gọi là hiện tượng máu kinh ra ít.

Máu kinh ra ít là hiện tượng khiến nhiều chị em không khỏi lo lắng

Máu kinh ra ít cũng như những triệu chứng bất thường khác, là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em.

Nguyên nhân máu kinh ra ít

– Rối loạn nội tiết tố. Đây được cho là một trong những nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất của hiện tượng máu kinh ra ít. Khi bị rối loạn nội tiết, chị em cũng sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện không đều.– Do áp lực về tâm lý. Việc thường xuyên lo lắng, căng thẳng, stress… cũng có thể khiến chị em phải đối mặt với tình trạng kinh nguyệt ra ít. Hiện tượng này có thể được khắc phục bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt.

– Tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp: Hầu hết các loại thuốc tránh thai khẩn cấp đều có tác dụng phụ khiến cho nội tiết trong cơ thể bị rối loạn. Nếu chị em quá lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra hiện tượng chậm kinh, máu kinh ra ít…

Máu kinh ra ít có thể là dấu hiệu nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm

– Nội mạc tử cung mỏng bẩm sinh: Hiện tượng này có thể được di truyền từ mẹ, nội mạc tử cung mỏng cũng có thể khiến máu kinh ra ít. Đây là hiện tượng không cần quá lo ngại.– Có mô sẹo tại nội mạc tử cung: Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chủ yếu là do viêm nhiễm kéo dài mà không được xử trí. Các mô sẹo có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới việc sản xuất nội mạc tử cung khiến việc làm tổ của trứng mà còn làm máu kinh ra ít.

– Mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung và buồng trứng: Các bệnh lý như viêm cổ tử cung, viêm buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng… đều gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của chị em. Hiện tượng đặc trưng của các bệnh trên đều là rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra ít hoặc quá nhiều…

– Hậu quả của việc nạo phá thai nhiều lần: Việc nạo phá thai nhiều lần có thể khiến niêm mạc tử cung bị mỏng đi từ đó gây ra hiện tượng máu kinh ra ít.

Ngoài ra, chị em mắc các bệnh đái tháo đường, thiếu máu, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không lành mạnh… cũng có thể gặp phải hiện tượng kinh nguyệt ra ít.

Cách khắc phục hiện tượng máu kinh ra ít

– Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, dinh dưỡng. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, E… Hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị…– Uống nhiều nước. Không sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê…– Tăng cường tập luyện thể dục thể thao.– Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài…

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách hàng ngày, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. Không nên thụt rửa sâu vào trong âm đạo.

Khi máu kinh ra ít kèm theo những triệu chứng bất thường, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám

– Trong những ngày nguyệt san không nên quan hệ tình dục. Cần thay băng mỗi 4- 6 tiếng/ lần.– Thận trọng khi sử dụng các sản phẩm xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh có chứa nồng độ PH cao.– Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh. Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.

– Khám phụ khoa định kì, từ 3 – 6 tháng/ lần.


Ngay khi thấy xuất hiện hiện tượng máu kinh ra ít hoặc bất kì bất thường nào về vùng kín, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề