Tại sao lại bị thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh không làm tổ trong tử cung như bình thường mà ở khu vực khác của hệ thống sinh sản như: cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung, ổ phúc mạc,… Thai ngoài tử cung không thể phát triển khỏe mạnh cho đến khi chào đời mà sẽ vỡ vào thời điểm nào đó, nếu không xử lý sớm còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ. Vậy thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ và cách xử trí như thế nào khi bị thai ngoài tử cung?

1. Tình trạng thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung có thể gặp phải khi trứng đã thụ tinh làm tổ ở nhiều vị trí khác nhau ngoài tử cung, song đến khoảng 95% ghi nhận là tại vòi tử cung. Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng như: viêm nhiễm vùng chậu, tổn thương hoặc dị tật ống dẫn trứng, bệnh lây truyền qua đường tình dục,… Ngoài ra, phụ nữ mang thai khi lớn tuổi hoặc mang thai nhờ biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Thai có thể nằm ở nhiều vị trí ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung không thể phát triển bình thường để trẻ sinh ra đời được do tử cung là môi trường duy nhất phù hợp. Vì thế cần phát hiện và xử lý sớm thai ngoài tử cung, nếu không có thể gây những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là xuất huyết trầm trọng cho người mẹ.

2. Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung để xử lý sớm

Vì thế, phụ nữ mang thai cần lưu ý các dấu hiệu thai ngoài tử cung sau và đi khám sớm:

2.1. Chậm kinh nguyệt

Trễ kinh là dấu hiệu mang thai mà nhiều người phụ nữ đang mong ngóng, tuy nhiên tình trạng này cũng xuất hiện ở người bị thai ngoài tử cung. Vì thế các chuyên gia khuyên rằng, nếu bị chậm kinh và có khả năng mang thai, nên sớm đi kiểm tra để xác định tình trạng thai cũng như nguy cơ thai ngoài tử cung. Nếu thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định xử lý sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

2.2. Xuất huyết âm đạo

Nếu bạn bị xuất huyết âm đạo không phải kỳ kinh nguyệt, đặc biệt máu có màu bất thường như sẫm màu hoặc có màu nâu đen thì khả năng cao là xuất huyết do thai ngoài tử cung. Nếu vỡ khối thai ngoài tử cung, xuất huyết sẽ ồ ạt đi kèm với cảm giác đau bụng dưới dữ dội, thậm chí có thể khiến người phụ nữ ngất đi.

2.3. Đau bụng âm ỉ

Thai ngoài tử cung khi chưa vỡ thường gây đau bụng âm ỉ kéo dài, có thể là đau một bên hoặc cả vùng bụng dưới.

Triệu chứng thai ngoài tử cung có thể rất mờ nhạt, vì thế khám thai là cách xác định chính xác nhất nếu chị em bị chậm kinh, nghi ngờ mang thai.

3. Bác sĩ tư vấn: Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?

Không thể xác định chính xác thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ, thời điểm chính xác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, rất khó để tính chính xác thời điểm mang thai.

Kích thước thai

Thai ngoài tử cung trong thời gian đầu cũng phát triển giống như thai trong tử cung, tốc độ phát triển thai ở mỗi người là khác nhau. Không những phụ thuộc vào tuổi thai mà còn khác nhau do nơi thai ngoài tử cung hay dinh dưỡng phôi thai nhận được. Thai càng lớn thì nguy cơ vỡ càng cao, rất khó xác định thời gian vỡ chính xác.

Thai ngoài tử cung lớn có nguy cơ vỡ cao

Vị trí trứng làm tổ

Thai ngoài tử cung làm tổ ở vòi trứng, ổ bụng và buồng trứng thường vỡ nhanh hơn so với làm tổ ở các vị trí khác.

Để xác định được thai ngoài tử cung vỡ thì cần thăm khám trực tiếp bằng siêu âm và các dấu hiệu đi kèm. Song không thể đưa ra chính xác thời điểm thai ngoài tử cung vỡ khi nào.

4. Xử trí như thế nào với tình trạng thai ngoài tử cung?

Thai ngoài tử cung bắt buộc phải điều trị, nếu không sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người mẹ. Đặc biệt là tình trạng xuất huyết ồ ạt vào ổ bụng sẽ gây tử vong nhanh chóng nếu không được cầm máu. Ngoài ra, thai ngoài tử cung sẽ gây tổn thương tại vị trí làm tổ, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và lần mang thai sau.

Vì thế khi phát hiện thai ngoài tử cung, hầu hết bác sĩ sẽ đề nghị xử lý ngay để ngừa biến chứng.

4.1. Điều trị thai ngoài tử cung

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị chính cho trường hợp thai ngoài tử cung gồm:

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc cần thực hiện trước khi thai ngoài tử cung vỡ, kích thước thai còn nhỏ. Thuốc sẽ tác dụng khiến tế bào thai phát triển ngoài tử cung ngừng lại, dần tiêu đi và bị đẩy ra ngoài. Triệu chứng sẽ gặp phải trong quá trình này là rụng tóc, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, loét miệng, tăng men gan,…

Thai ngoài tử cung nhỏ có thể điều trị bằng thuốc

Tuy nhiên triệu chứng sau khi dùng thuốc điều trị thai ngoài tử cung không kéo dài mà biến mất sau một vài ngày. Nếu không hiệu quả hoặc xảy ra biến chứng, cần can thiệp phẫu thuật để xử lý.

Điều trị bằng phẫu thuật

Đối với thai ngoài tử cung không điều trị được bằng nội khoa, nguy cơ vỡ hoặc đã vỡ thì cần phẫu thuật khẩn cấp để xử lý lấy thai, khắc phục tổn thương ngăn ngừa chảy máu.

4.2. Chăm sóc sau điều trị thai ngoài tử cung

Điều trị thai ngoài tử cung ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ, cần thời gian để phục hồi sức khỏe trước khi mang thai trở lại cũng như giúp người bệnh sinh hoạt bình thường. Cần lưu ý những vấn đề sau:

Dinh dưỡng sau điều trị thai ngoài tử cung

Người phụ nữ đặc biệt cần bổ sung nhiều sắt và vitamin trong giai đoạn này, có nhiều trong thịt gà, thịt lợn, cá thu, cá hồi,… Ngoài ra, nên ăn nhiều rau tươi, các loại hoa quả trái cây để có thêm nhiều Vitamin giúp phục hồi sức khỏe.

Sau điều trị thai ngoài tử cung, cũng cần lưu ý bổ sung thêm Protein, Vitamin C để tái tạo collagen, phục hồi mô mềm.

Hạn chế làm việc nặng và đi lại nhanh

Sau phẫu thuật thai ngoài tử cung, cơ thể người phụ nữ còn yếu nên hạn chế làm việc nặng, đi lại nhanh có thể gây xuất huyết. Việc này cần duy trì 2 tuần sau điều trị, chỉ nên vận động nhẹ nhàng mà thôi.

Kiêng quan hệ tình dục

Sau điều trị thai ngoài tử cung nên kiêng quan hệ tình dục

Thai ngoài tử cung và điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe phần phụ, vì thế cần kiêng quan hệ tình dục cho đến khi hồi phục. Ngoài ra, nên dùng biện pháp tránh thai khi quan hệ trong khoảng 1 năm sau điều trị.

Tốt nhất nên đi khám để xác định vị trí, kích thước thai, được bác sĩ tư vấn thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ, tránh thai gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Bình thường trứng sau khi được thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng sẽ di chuyển vào trong buồng tử cung và làm tổ tại đây. Vì 1 lí do nào đó mà trứng được thụ tinh không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng [95-98%]…gọi là chửa ngoài tử cung. Chửa ngoài tử cung là 1 bệnh lý sản phụ khoa cấp tính, khi vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người bệnh.


Chửa ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 0,45 – 1,05%. Tỷ lệ chửa ngoài tử cung tăng có liên quan với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt Chlamydia trachomatis, viêm nhiễm tiểu khung, tiền sử nạo phá thai, sử dụng một số biện pháp tránh thai như đặt dụng cụ tử cung hay mẹ lớn tuổi... Người có chửa ngoài tử cung vỡ một lần thì sẽ có khả năng bị chửa ngoài tử cung lại.


Chửa ngoài tử cung có thể là ở vòi tử cung, buồng trứng hoặc trong ổ bụng, trong ống cổ tử cung. Tỉ lệ như sau:
- Vòi tử cung: 95 - 98%.
- Buồng trứng: 0,7 - 1%.
- Ống cổ tử cung: 0,5 - 1%.
- Ổ bụng: hiếm gặp.



Các vị trí chửa ngoài tử cung hay gặp


Nguyên nhân chửa ngoài tử cung:
Nguyên nhân gây ra chửa ngoài tử cung thường là do các biến dạng ở vòi trứng.
+ Viêm vòi trứng [trong đó nạo phá thai nhiều lần,viêm nhiễm vùng chậu là nguyên nhân thường gặp nhất ]
+ Hẹp vòi trứng sau tạo hình vòi trứng.
+ Khối u trong lòng vòi trứng hoặc ở ngoài vòi trứng đè ép làm hẹp lòng vòi trứng.
+ Do vòi trứng bị co thắt và có những nhu động bất thường.

Triệu chứng lâm sàng
• Chửa ngoài tử cung chưa vỡ:
+ Chậm kinh sau đó thử nước tiểu thấy có thai.
+ Đau bụng: đau vùng hạ vị, đau âm ỉ, có khi thành cơn
+ Ra huyết rỉ rả kéo dài: thường sau chậm kinh vài ngày, huyết ra thường ít, màu nâu đen, socola, có khi lẫn màng.
• Chửa ngoài tử cung bị vỡ gồm:
+ Các triệu chứng của chửa ngoài tử cung chưa vỡ
+ Kèm theo: đau bụng đột ngột, dữ dội, đau vã mồ hôi, xanh xao, nhợt nhạt…
+ Các triệu chứng của chảy máu trong ổ bụng tùy theo mức độ mất máu: Da xanh, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt.

Các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán

• Định lượng βhCG máu: βhCG thường tăng thấp hơn bình thường.
Trong 6 tuần đầu thai kì, lượng βhCG tăng nhanh, sau 6 tuần βhCG đạt mức > 6.000-10.000mUI/ml, sau đó tăng chậm dần.
Thai bình thường βHCG tăng gấp đôi sau 48h [ở > 60% các trường hợp].
Theo dõi sau 48h nếu lượng βHCG không tăng như vậy và siêu âm không thấy thai trong tử cung thì phải nghi ngờ chửa ngoài tử cung.
• Progesteron huyết thanh: Nồng độ Progesterone thấp hơn trong chửa thường
Progesterone > 25ng/ml: 70% thai sống trong TC.
Nồng độ Progesterone < 5ng/ml nghi ngờ thai bất thường.
• Siêu âm: qua đường bụng và qua đường âm đạo.
- Không thấy hình ảnh của túi ối trong buồng tử cung, cạnh tử cung có thể thấy một vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường nhỏ, siêu âm Doppler màu có dấu hiệu vòng lửa “ring of fire” sign. Một số ít trường hợp có thể nhìn thấy khối có kích thước lớn hơn, có hình ảnh âm vang thai và hoạt động của tim thai nằm ngoài buồng tử cung.


Hình ảnh khối chửa ngoài tử cung, nằm trên buồng trứng.

Hình ảnh khối chửa ngoài tử cung, nằm trong ổ bụng

- Có khoảng ~ 30% các trường hợp có hình ảnh túi thai giả trong buồng tử cung. Cần phân biệt túi thai thật và túi thai giả trong tử cung. [Túi thai thật: Nằm lệch, túi tròn được bao quanh bởi vòng echo dày của các nguyên bào nuôi, đường giữa nội mạc nguyên vẹn, túi thai nằm dưới lớp nội mạc. trong khi đó hình ảnh túi thai giả thương nằm giữa lớp nội mạc, hình dạng tùy theo buồng tử cung và chỉ có 1 lớp tế bào mỏng bao quanh, đường giữa nội mạc không nhìn thấy trên mặt cắt dọc].


Túi thai thật và túi thai giả trong buồng tử cung

- Siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas, dịch trong ổ bụng • Soi ổ bụng: Để chẩn đoán xác đinh trong trường hợp nghi ngờ. Soi ổ bụng sẽ nhìn thấy một bên vòi trứng căng phồng, tím đen, đó là khối chửa ngoài.

Hình ảnh khối chửa ngoài ở vòi trứng phải

Điều trị Gồm các phương pháp điều trị nội và ngoại khoa Lựa chọn các phương pháp tùy thuộc nhiều yếu tố gồm tình trạng lâm sàng, vị trí thai ngoài tử cung, kích thước túi thai…

• Điều trị nội khoa:

- Sử dụng Methotrexate, một chất gây độc tế bào tiêm vào cơ thể hay vào khối thai, mục đích làm chết các tế bào của khối thai. - Chỉ định: + Có huyết động ổn định + Nồng độ BHCG ≤ 5000mUI/ml + Không có bằng chứng của chảy máu ổ bụng đang tiến triển. + SA không có hoạt động tim thai + Kích thước khối thai ngoài nhỏ hơn 3-4cm.


• Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở: Phẫu thuật nội soi khi: khối chửa ngoài tử cung chưa vỡ hay mới rỉ máu, tại những cơ sở có điều kiện về trang thiết bị và kỹ thuật, phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Phương pháp này có ưu điểm là ít gây dính vùng bụng sau mổ và ít để lại sẹo hơn phương pháp mổ mở. Tuy nhiên, khi khối thai đã vỡ, hay khi có quá nhiều máu trong ổ bụng, không thể mổ nội soi được thì bắt buộc phải mổ mở. Chửa ngoài tử cung là một bệnh lí sản phụ khoa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Vì vậy phụ nữ khi có bất kì dấu hiệu mang thai nào cần được đến cơ sở chuyên khoa để khám và được tư vấn, phát hiện sớm các trường hợp bất thường của thai kì để có biện pháp xử trí nhanh chóng, kịp thời.

Khoa Chẩn đoán Chức năng - Bệnh viện TƯQĐ 108

Video liên quan

Chủ Đề