Tại sao luật sư có nghĩa vụ trợ giúp pháp lý

Căn cứ theo Điều 16, luật khiếu khiếu nại 2011 thì luật sư, trợ giúp viên pháp lý có quyền hạn và nghĩa vụ như sau:

>>> Tư vấn pháp luật miễn phí

“1. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý có các quyền sau đây:

a] Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;

b] Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi được ủy quyền;

c] Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;

d] Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

2. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý tham gia giải quyết khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:

a] Xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và quyết định phân công trợ giúp pháp lý, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại;

b] Thực hiện đúng nội dung, phạm vi mà người khiếu nại đã ủy quyền;

3. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.“

[VBF] - Trong những năm gần đây, trợ giúp pháp lý luôn luôn là hoạt động được xã hội quan tâm và Nhà nước luôn khuyến khích luật sư và tổ chức hành nghề luật sư thực hiện các  hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí.

Trên phạm vi toàn quốc nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã có rất nhiều các luật sư và các tổ chức hành nghề tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân. Vậy trợ giúp pháp lý là gì?

[Trong ảnh: Luật sư Phan Ngọc Quang và Luật sư Lưu Thị Ngọc Lan

 tại TAND huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội]

Danh mục: NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI.

  • Facebook
  • Google +
  • Twitter
  • Pinterest

Khoản 4 Điều 4 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định: Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 [ban hành theo quyết định số 1072/QĐ – TTg ngàu 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ] yêu cầu “đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của luật sư trong công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và các nhiệm vụ chính trị, xã hội khác.”

                                                                Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Dưới góc độ pháp lý

Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Pháp luật về trợ giúp pháp lý quy định các tổ chức hành nghề sư là tổ chức tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý [Điều 12 Luật Trợ giúp pháp lý 2017]. Để tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức hành nghề luật sư ký kết hợp đồng với Sở Tư pháp hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là người thực hiện hợp đồng của tổ chức hành nghề luật sư [nơi họ làm việc] ký với Sở Tư pháp hoặc theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.[xem thêm: tư vấn pháp luật đất đai]

Dưới góc đạo đức

Ứng xử nghề nghiệp, luật sư là người thực hiện trợ giúp pháp lý nhằm thực hiện trách nhiệm đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí, dù dưới bất cứ tư cách nào, luật sư phải tuân thủ pháp luật về trợ giúp pháp lý, bảo đảm đúng nguyên tắc, đối tượng, phạm vi, lĩnh vực và hình thức trợ giúp pháp lý; không vi phạm điều cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý, luật sư phải tận tâm với người được trợ giúp pháp lý như đối với khách hàng của mình trong những vụ việc có thu thù lao.[quan tâm tới: tư vấn luật lao dong miễn phí]

Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý dưới hình thức thực hiện nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp

Theo pháp luật về luật sư thì tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý vừa là nghĩa vụ, vừa là đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Luật Luật sư quy định luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam [điểm d khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung 2012]. Hiện nay, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ban hành Quyết định số 93 / BTV ngày 09/10/2014 hướng dẫn cụ thể nghĩa vụ tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý của Luật sư là 8 giờ/một năm. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, luật sư phải tận tâm với người được trợ giúp pháp lý như đối với khách hàng trong những việc có thù lao; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí theo Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc [Điều 31 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012].

Việc thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là nhiệm đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư của hội đồng luật sư toàn quốc quy định: Trợ giúp pháp lý miễn phí là lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như các vụ việc có nhận thù lao [Quy tắc 4].[đọc về: tư vấn luật hình sự]

Như vây, nếu luật sư không thực hiện trợ giúp pháp lý thì cũng đồng nghĩa với việc không hoàn thành nghĩa vụ pháp lý và vi phạm đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

Mục lục bài viết

  • 1. Trợ giúp pháp lý là gì ?
  • 2. Đối tượng được trợ giúp pháp lý
  • 3. Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý
  • 4. Phạm vi trợ giúp pháp lý
  • 5. Trách nhiệm của Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý

đưa ra một số nội dung sưu tầm được về vấn đề này để quý bạn đọc tham khảo.

1. Trợ giúp pháp lý là gì ?

Trợ giúp pháp lý là một thuật ngữ xuất hiện từ khá lâu và được sử dụng phổ biến trên thế giới từ khoảng thế kỷ XV và có sự phát triển mạnh từ khoảng giữa thế kỷ XIX cho tới hiện nay. Ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới, phụ thuộc vào khả năng, cách tiếp cận và bản sắc văn hoá riêng, khái niệm trợ giúp pháp lý được nhìn nhận dưới nhiều góc độ và có nhiều cách hiểu khác nhau.

Ví dụ, theo pháp luật Anh và Xứ Wales thì trợ giúp pháp lý là giúp đỡ pháp lý cho những người không có khả năng chi trả cho việc tư vấn, hỗ trợ và đại diện pháp lý; hoặc coi trợ giúp pháp lý là hoạt động có mục đích tạo điều kiện cho người gặp khó khăn về tài chính có cơ hội tiếp cận với dịch vụ pháp lý; là tạo sự công bằng khi tiếp cận pháp luật của cá nhân không thể thuê mướn luật sư, tạo cơ hội cho người có thu nhập thấp được hưởng dịch vụ pháp lý;

Còn tại một số nước, quan niệm về trợ giúp pháp lý lại thể hiện đầy tính nhân đạo. Ví dụ như tại Đức, quan niệm trợ giúp pháp lý được hiểu là là giúp đỡ một phần hoặc toàn bộ tài chính cho những người không có khả năng thanh toán cho các chi phí về tư vấn pháp luật, đại diện hoặc bào chữa trước toà án; hoặc trợ giúp pháp lý là quyền của người được trợ giúp pháp lý, được nhận một phần hoặc toàn bộ chi phí chi trả cho việc giúp đỡ pháp luật và quyền được miễn trả chi phí tố tụng tư pháp;

Với các nước trong khi vực Đông Nam Á, trợ giúp pháp lý được hiểu là hoạt động giúp đỡ pháp luật dành cho những đối tượng không có khả năng tài chính để chi trả cho dịch vụ pháp lý có thu phí [Malaysia] hoặc như Thái Lan định nghĩa trợ giúp pháp lý là việc tư vấn và đưa ra ý kiến; soạn thảo các hợp đồng; cung cấp các dịch vụ pháp lý phục vụ hoạt động tranh tụng cho những người nghèo và người bị đối xử bất công.

Tại Việt Nam, xuất phát từ chủ trương xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, đảm bảo công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước với bản chất là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, các hoạt động trợ giúp pháp lý là hoạt động không thể thiếu. Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có định nghĩa về khái niệm trợ giúp pháp lý như sau:

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Mặc dù có nhiều định nghĩa về thuật ngữ này nhưng nhìn chung, mục đích của hoạt động trợ giúp pháp lý đều hướng tới cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho những đối tượng nhất định để giúp họ có thể bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời tuyên tuyền, nâng cao nhận thức pháp luật, góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội chủ nghĩa do dân, vì dân.

2. Đối tượng được trợ giúp pháp lý

Đối tượng được trợ giúp pháp lý tại hầu hết các nước trên thế giới có điểm chung là người nghèo; không có khả năng thanh toán chi phí khi tiếp cận dịch vụ pháp lý; đối tượng yếu thế [ như phụ nữ, người chưa thành niên, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật, thổ dân...]. Và để được trợ giúp pháp lý, những đối tượng đó phải chứng minh hoàn cảnh kinh tế của mình; không có đủ điều kiện tài chính thuê luật sư hoặc một số các điều kiện khác như chứng minh được việc giúp đỡ pháp luật là cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân. Việc quy định các điều kiện để được trợ giúp pháp lý có sự khác nhau ở mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, đối tượng được trợ giúp pháp lý, theo quy định tại Luật trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Người có công với cách mạng;

- Người thuộc hộ nghèo;

- Trẻ em

- Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; Người nhiễm chất độc da cam; Người cao tuổi; Người khuyết tật; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Người nhiễm HIV.

3. Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý

Theo quy định pháp luật Việt Nam, chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý gồm có: Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý như sau:

Điều 10. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, thực chất là một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Trung tâm trợ giúp pháp lý có thể có nhiều chi nhánh - chi nhánh này là các đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện để đi tới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý.

Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có thể kể tới là tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật.

- Cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý

Theo quy định tại Điều 17 Luật trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý theo pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay là những người có đủ tiêu chuẩn và được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận hoặc cấp phép hành nghề theo quy định của pháp luật. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

a] Trợ giúp viên pháp lý;

b] Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

c] Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

d] Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

4. Phạm vi trợ giúp pháp lý

Theo quy định tại Điều 26 Luật Trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các trường hợp:

- Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.

Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng đã ký với Sở Tư pháp;

Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đã đăng ký tham gia.

Trừ lĩnh vực kinh doanh thương mại, các tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý được thực hiện trợ giúp pháp lý trong tất cả các lĩnh vực pháp luật k như: Hình sự và tố tụng hình sự; dân sự, hôn nhân gia đình và tố tụng dân sự; hành chính và tố tụng hành chính; lao động, việc làm và tố tụng lao động; đất đai và nhà ở; khiếu nại và các lĩnh vực pháp luật khác không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại bằng các hình thức sau đây: Tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng; kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý. Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể, các tổ chức trợ giúp pháp lý thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý.

5. Trách nhiệm của Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý

- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý dưới hình thức thực hiện nghĩa vụ và đạo đức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về luật sư.

Theo pháp luật về luật sư thì tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý vừa là nghĩa vụ, vừa là đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư quy định thực hiện trợ giúp pháp lý là một trong các nghĩa vụ của Luật sư. Ngoài ra, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ban hành Quyết định số 93/BTV ngày 09/10/2014 hướng dẫn cụ thể về nghĩa vụ tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý của Luật sư là 8 giờ/một năm.

Việc thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý không chỉ là nghĩa vụ mà còn là đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc cũng ghi nhận điều này như sau:

Quy tắc 4. Tham gia hoạt động cộng đồng

4.1. Luật sư luôn sẵn sàng và tích cực tham gia vào những hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội, phù hợp với nghề nghiệp của luật sư.

4.2. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao.

- Luật sư tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý dưới hình thức tự nguyện ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm TGPL khi được lựa chọn theo pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Theo Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý, luật sư có đầy đủ tiêu chuẩn và điều kiện thì Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý và hưởng thù lao, chi phí thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định.

- Luật sư tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý tại tổ chức hành nghề luật sư của mình khi đã ký hợp đồng thực hiện TGPL hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý tại Sở Tư pháp

Khi tổ chức hành nghề luật sư [Công ty luật hoặc Văn phòng luật sư thành lập theo quy định pháp luật] đã ký hợp đồng thực hiện TGPL hoặc đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý tại Sở Tư pháp theo pháp luật về trợ giúp pháp lý, thì luật sư được thực hiện trợ giúp pháp lý tại tổ chức hành nghề luật sư nơi mình làm việc theo phạm vi hợp đồng hoặc giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý bằng cách ký hợp đồng lao động với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Điều 49 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 quy định:

1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.

3. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.

Như vậy, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân muốn ký hợp đồng lao động với trung tâm trợ giúp pháp lý để thực hiện trợ giúp pháp lý phải đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên theo quy định tại Điều 50 Luật Luật sư và ký hợp đồng lao động với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có nhu cầu. Trên cơ sở hợp đồng lao động đã giao kết với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng lao động đã ký kết và theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về luật sư, pháp luật về trợ giúp pháp lý và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khi thực hiện xong vụ việc, luật sư được các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thanh toán tiền lương theo mức cố định, phụ cấp hoặc tiền thù lao vụ việc theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Luật Minh Khuê [tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề