Đi từ nước ngoài về cách ly bao nhiêu ngày

Bộ Y tế đề xuất người nhập cảnh không phải cách ly

[ĐCSVN] - Dự thảo hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh của Bộ Y tế đề xuất người nhập cảnh không cần phải cách ly và trẻ dưới 2 tuổi nhập cảnh không phải xét nghiệm SARS-CoV-2.

Ngày 15/3, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 xin ý kiến về dự thảo Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Bộ Y tế cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Y tế đã phối hợp với các nhà khoa học, cơ quan, đơn vị xây dựng dự thảo Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh [trong đó bao gồm cả khách du lịch] theo tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”. Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Hướng dẫn nêu trên, Bộ Y tế xin ý kiến Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế đề xuất người nhập cảnh không phải cách ly; trẻ dưới 2 tuổi nhập cảnh không phải xét nghiệm. [Ảnh minh hoạ. Ảnh: TL]

Theo dự thảo này, việc cách ly và xét nghiệm đối với người nhập cảnh có nhiều điểm mới. Cụ thể:

Xét nghiệm:

Đối với người nhập cảnh theo đường hàng không: phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 [trừ trẻ em dưới 2 tuổi] trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

Đối với người nhập cảnh theo các đường khác [đường bộ, đường thủy, đường sắt]: phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 [trừ trẻ em dưới 2 tuổi] trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 như quy định nêu trên, phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu [bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2] kể từ khi nhập cảnh.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì được phép rời khỏi nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Trẻ dưới 2 tuổi: không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập cảnh, tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.

Khai báo y tế và kiểm dịch y tế tại cửa khẩu:

Người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế [PC-COVID] trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo quy định.

Tại cửa khẩu nếu có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 [sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...] thì báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định.

Theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng bệnh COVID-19:

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh: tự theo dõi sức khỏe, nếu có các triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2 [sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...] thì phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn, quản lý kịp thời; thực hiện các biện pháp phòng bệnh: thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh; hạn chế tiếp xúc gần với người xung quanh.

Đối với người chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh: trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, hạn chế dừng, đỗ dọc đường; tránh tiếp xúc gần với người xung quanh, đặc biệt là người già [trên 65 tuổi], phụ nữ có thai, người có bệnh nền.

Bộ Y tế đề xuất Công văn này thay thế Công văn số 10688/BYT-MT ngày 16/12/2021 của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh; Công văn 10943/BYTMT ngày 24/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày [dưới 14 ngày]; Quyết định 2553/QĐ-BYT ngày 18/6/2020 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn tạm thời công tác kiểm dịch y tế phòng chống lây nhiễm COVID-19 đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không”; Công văn số 429/BYT-MT ngày 26/01/2022 về việc phòng, chống dịch đối với tổ bay trên các chuyến bay quốc tế.

Trước đó, Bộ Y tế hướng dẫn người nhập cảnh tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 hoặc F0 khỏi bệnh sẽ cách ly tại nhà 3 ngày, không được ra khỏi nơi lưu trú và tiếp xúc với người xung quanh trong thời gian này.

Ngoài ra, những người này xét nghiệm PCR vào ngày thứ 3; nếu kết quả âm tính thì tự theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày. Cùng đó, người nhập cảnh phải có chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vắc xin đã được Việt Nam công nhận. Nếu là F0 khỏi bệnh, phải có giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền các nước cấp./.

Đỗ Thoa

  • Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt sử dụng loại vắc-xin COVID-19 nào chưa? [Có]
    • Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt 9 loại vắc-xin để sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam: Comirnaty [Pfizer – Hoa Kỳ], Spikevax [Moderna – Hoa Kỳ], Janssen [Johnson & Johnson – Hoa Kỳ], AstraZeneca [Anh-Thụy Điển], Sputnik V [Gamaleya – Nga], Vero Cell [CNBG/Sinopharm – Trung Quốc], Hayat-Vax [CNBG – Trung Quốc/Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất], Abdala [BBU – Cuba], và Covaxin [BBIL – Ấn Độ]. Việt Nam chỉ phê duyệt vắc-xin Pfizer [Hoa Kỳ] và Moderna [Hoa Kỳ] cho trẻ em dưới 18 tuổi.
    • Bộ Y tế Việt Nam thông báo vắc xin Nano Covax sẽ sớm được xem xét đưa vào sử dụng khẩn cấp.  Nano Covax là vắc xin COVID-19 nội địa đầu tiên của Việt Nam và đã được Ủy ban Đạo đức Quốc gia trong Nghiên cứu Y khoa Việt Nam phê duyệt.
  • Việt Nam có cấp giấy chứng nhận tiêm vắc-xin không? [Có]
    • “Thẻ xanh” tiêm chủng:Các cá nhân ở Việt Nam nhận giấy chứng nhận tiêm chủng sau khi tiêm ở các cơ sở y tế.  Ngoài ra, họ cũng có thể nhận được chứng nhận tiêm chủng điện tử [tương đương với “thẻ xanh” COVID-19 có thể được ngẫu nhiên yêu cầu khi vào các địa điểm ở Việt Nam] trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 tại đây.  Các cơ quan y tế Việt Nam có trách nhiệm cấp chứng nhận chính thức cho các cá nhân được tiêm chủng tại Việt Nam. Phái bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam không cung cấp thêm bất kỳ tài liệu tiêm chủng nào cho những người tiêm chủng tại Việt Nam.  Mọi thắc mắc liên quan đến chứng nhận tiêm chủng đối với các trường hợp tiêm chủng tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ các cơ quan chức năng của Việt Nam.
    • Hộ chiếu vắc-xin Việt Nam: Tính đến ngày 15/5/2022, hơn 14 triệu người Việt Nam đã được cấp hộ chiếu vắc xin.  Việt Nam đã đạt được thỏa thuận công nhận song phương về hộ chiếu vắc xin với 19 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ.  . Để biết thêm thông tin và xem kiểu mẫu hộ chiếu vắc-xin điện tử, vui lòng xem trang web của chính phủ Việt Nam tại đây. Mọi thắc mắc về việc cấp hộ chiếu vắc-xin cũng như việc ứng dụng hộ chiếu vắc-xin xin vui lòng liên hệ các cơ quan chức năng của Việt Nam.
    • Việt Nam công nhận “hộ chiếu vắc xin COVID-19” của 72 nước, bao gồm Hoa Kỳ.  Các cá nhân được tiêm chủng ở Hoa Kỳ có thể sử dụng Thẻ tiêm chủng CDC thay cho “thẻ xanh” COVID-19 ở Việt Nam. Mặc dù cơ quan chức năng của Việt Nam xác nhận Thẻ tiêm chủng CDC sẽ được chấp nhận, nhưng đôi khi các cá nhân đó vẫn có thể được yêu cầu giải thích thêm.
  • Hiện tại công dân Hoa Kỳ có thể tiêm loại vắc-xin nào ở Việt Nam hay không? [Có thể]
    • Chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 của Chính phủ Việt Nam được điều phối ở cấp phường và quận.  Do đó, công dân Hoa Kỳ nên tìm hiểu thông tin về việc đăng ký tiêm ở các cấp chính quyền địa phương.  Người sử dụng lao động, chủ nhà, hàng xóm, và chính quyền địa phương là những nguồn hữu ích để tham khảo ý kiến ​​về các nỗ lực tiêm chủng tại địa phương.
    • Chính phủ Hoa Kỳ hiện chưa có kế hoạch cung cấp vắc-xin COVID-19 cho công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang làm việc với các quốc gia khác để đảm bảo tất cả người dân, bao gồm cả công dân Hoa Kỳ, có thể được tiêm vắc xin thông qua các chương trình tiêm chủng của nước sở tại.  Công dân Hoa Kỳ hiện đang ở Việt Nam nên theo dõi các bản tin cập nhật trong nước liên quan đến các nỗ lực tiêm chủng tại Việt Nam.  Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại đây.
    • Chính phủ Việt Nam triển khai trang web cho phép người dân, bao gồm công dân Mỹ đang ở Việt Nam, có thể đăng ký tiêm vắc-xin COVID-19 trực tuyến tại đây [có cả tiếng Việt và tiếng Anh]. Theo chính phủ Việt Nam, không cần phải đăng ký trực tuyến mới được tiêm chủng, tuy nhiên việc đăng ký trực tuyến sẽ giúp quá trình tiêm chủng được thuận tiện và an toàn hơn là trực tiếp đăng ký tại buổi hẹn tiêm chủng. 
  • Ở Việt Nam hiện có các loại vắc-xin nào?
    • Mỗi cá nhân, người Việt Nam và người nước ngoài, nếu có thắc mắc về việc tiếp cận tiêm chủng COVID-19 tại Việt Nam, vui lòng liên hệ trực tiếp với  Bộ Y Tế Việt Nam [BYT].
    • Tính đến ngày 6/6, hơn 222 triệu liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam, bao gồm hơn 17,4 triệu liều cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi và hơn 4,8 triệu liều cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.
    • Kể từ ngày 16/4, nhiều địa phương đã tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi  bằng vắc-xin Pfizer hoặc Moderna [chỉ tiêm 2 mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn].  Trước đó, Chính phủ Việt Nam thông báo kế hoạch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022 và tiếp tục nghiên cứu việc tiêm chủng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi.  Thống kê chi tiết về tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin tại Việt Nam được đăng tải tại đây.
    • Vui lòng truy cập trang web của FDA để tìm hiểu thêm về các loại vắc-xin đã được FDA phê duyệt tại Hoa Kỳ.

Video liên quan

Chủ Đề