Tại sao mọi vật đều có nhiệt năng

 - Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật


 -Vật luôn có nhiệt năng vì nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật, mà các phân tử luôn chuyển động => Vật luôn có nhiệt năng.


- Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng :


+ Truyền nhiệt: nung nóng thanh sắt rồi bỏ vào nước


- Lúc này nhiệt từ thanh sắt sẽ truyền sang nước, làm nước nóng lên


+ Thực hiện công: cọ xát đồng xu vào mặt bàn


- Lúc sau đồng xu sẽ nóng lên. Do đó ta đã thực hiện công làm nhiệt năng đồng xu tăng lên

16:04:1114/03/2020

Trong thí nghiệm quả bóng rơi, mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần, cuối cùng không nảy lên được nữa. Trong hiện tượng này cơ năng của quả bóng giảm dần, như vậy, cơ năng đã biết mất hay đã chuyển hóa thành một dạng năng lượng khác?

Bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về Nhiệt năng là gì? Nhiệt lượng là gì? để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

I. Nhiệt năng

• Nhiệt năng là gì? Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

- Mọi vật đều có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật luôn luôn chuyển động. 

II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng

1. Thực hiện công

- Để làm tăng nhiệt năng của vật ta thực hiện công bằng cách cho vật chuyển động hoặc tác động lực lên vật.

* Ví dụ: Cọ xát miếng đồng → Miếng đồng nóng lên → Nhiệt năng tăng

2. Truyền nhiệt

- Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt

* Ví dụ: Đốt nóng miếng đồng hoặc thả miếng đồng vào cốc nước nóng

III. Nhiệt lượng

• Nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.

- Nhiệt lượng ký hiệu là Q, đơn vị là J [Jun].

IV. Bài tập về Nhiệt năng

* Câu C1 trang 74 SGK Vật Lý 8: Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng sẽ nóng lên.

° Lời giải câu C1 trang 74 SGK Vật Lý 8:

- Cọ xát miếng đồng nhiều lần lên nền bê tông khi đó miếng đồng sẽ nóng dần lên.

- Dùng búa đập lên miếng đồng nhiều lần, miếng đồng sẽ nóng lên.

* Câu C2 trang 75 SGK Vật Lý 8: Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để minh họa việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt.

° Lời giải câu C2 trang 75 SGK Vật Lý 8:

- Thả miếng đồng vào cốc nước nóng, hoặc đặt miếng đồng lên nắp một nồi nước đang sôi, sau một thời gian, miếng đồng sẽ nóng lên.

* Câu C3 trang 75 SGK Vật Lý 8: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

° Lời giải câu C3 trang 75 SGK Vật Lý 8:

- Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm và nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.

* Câu C4 trang 75 SGK Vật Lý 8: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

° Lời giải câu C4 trang 75 SGK Vật Lý 8:

- Hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.

* Câu C5 trang 75 SGK Vật Lý 8: Hãy dùng những kiến thức đã học trong bài để giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài. 

"Trong thí nghiệm về thả quả bóng rơi [H.21.1], mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần. Cuối cùng không nảy lên được nữa. Trong hiện tượng này rõ ràng là cơ năng đã giảm dần. Vậy cơ năng đã biến mất hay đã chuyển thành một dạng năng lượng khác ?"

° Lời giải câu C5 trang 75 SGK Vật Lý 8:

- Do va chạm với mặt đất [thực hiện công] mà cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng và mặt sàn chứ không mất đi.

Hy vọng với bài viết về Nhiệt năng là gì? Nhiệt lượng là gì? ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thăc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Video Giải Bài 2 trang 103 phần trả lời câu hỏi SGK Vật Lý 8 - Thầy Đặng Tài Quang [Giáo viên VietJack]

Bài 2 [trang 103 phần trả lời câu hỏi SGK Vật Lý 8]: Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng?

Lời giải:

Quảng cáo

Vì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật luôn chuyển dộng hỗn độn không ngừng nên vật luôn có nhiệt năng.

Quảng cáo

Tham khảo lời giải các bài tập Vật Lý 8 bài 29 khác:

Tham khảo lời giải bài tập Vật Lí 8 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Vật Lý 8 | Soạn Vật Lý lớp 8 được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lý lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-29-cau-hoi-va-bai-tap-tong-ket-chuong-2-nhiet-hoc.jsp

Vật sáng AB có độ cao h= 1cm [Vật lý - Lớp 9]

1 trả lời

Dựng ảnh A'B' của AB tạo bởi thẩu kính hội tụ [Vật lý - Lớp 9]

1 trả lời

Đặt vật AB có chiều cao 4 cm [Vật lý - Lớp 11]

1 trả lời

Một học sinh nói: “ Một giọt nước ở nhiệt độ 60oC có nhiệt năng lớn hơn nước trong một cốc nước ở nhiệt độ 30oC”

Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Tại sao? Phải nói thế nào mới đúng?

Trong dân gian ta có câu: “Thùng rỗng kêu to”. Dựa vào kiến thức vật lý đã học hãy cho biết câu nói đó đúng hay sai? Tại sao?

Video liên quan

Chủ Đề