Tại sao trẻ em lại hay mắc bệnh giun đũa

Ngày nay, tình trạng trẻ em bị nhiễm giun sán ở Việt Nam ngày càng phổ biến. Trẻ em bị nhiễm giun chiếm đến 70 - 80%. Phổ biến nhất là giun đũa. Vậy tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Bài viết sau đây sẽ giúp bố và mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé! 

Lý do tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa?

Giun đũa trưởng thành có kích thước khá lớn. Giun có màu sắc trắng hoặc hồng nhạt. Với giun đực sẽ có chiều dài khoảng 15cm - 17cm và giun cái có chiều dài khoảng 20cm - 25cm. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của con người.

Giun phát triển ở nhiệt độ môi trường nhiệt đới. Trứng giun đũa rơi vào trong đất, sau khoảng 2 tuần trứng sẽ phát triển thành ấu trùng giun. 

Trứng giun chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn khi ở nhiệt độ > 60 độ C. Các thói quen đi chân đất, khi các bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhưng không có dụng cụ bảo vệ, không vệ sinh tay chân sạch sẽ, cho tay vào miệng,... sẽ gây ra bệnh giun đũa.

Ở các vùng nông thôn, tập quán ăn rau sống và sử dụng phân tươi để bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Khi bị bệnh giun đũa, dấu hiệu nào để nhận biết?

Triệu chứng bệnh giun đũa là gì?

Các bậc phụ huynh nên để ý các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh giun. Biểu hiện của nhiễm giun đũa rất dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác. Sau đây là những biểu hiện của trẻ nhỏ mà các bạn cần lưu ý:

  • Đi ngoài ra giun hoặc ho sặc ra giun.

  • Bị rối loạn tiêu hóa khoảng thời gian dài.

  • Thở khò khè, khó thở mãn tính.

  • Tắc mật, sỏi mật, viêm đường mật, lý do giun đi từ ruột non qua ống mật.

  • Đau ngực dữ dội, ho khan, sốt cao nếu giun đi lên phổi.

  • Tắc ruột, chướng bụng, bị táo bón, đau quặn bụng từng cơn, bị viêm ruột thừa cấp.

  • Bị suy dinh dưỡng, còi cọc.

Với những triệu chứng trên, hy vọng các mẹ sẽ nhanh chóng phát hiện kịp thời và điều trị cho trẻ. Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun, vì thế các bậc phụ huynh nên bảo vệ và hướng dẫn các bé các phòng tránh bệnh giun đũa. Việc phòng tránh này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Cách phòng chống trẻ nhiễm giun đũa như thế nào?

Để phòng chống nhiễm giun đũa cách tốt nhất là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, các mẹ cần phải áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:

  • Nên uống thuốc tẩy giun định kỳ mỗi sáu tháng cho cả gia đình. 

  • Ăn các thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.

  • Không đi chân trần, nếu làm vườn cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. 

  • Hướng dẫn trẻ nhỏ vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • Nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ nên được lau rửa với nước sát trùng.

  • Quét dọn nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước thường xuyên.

  • Hạn chế ăn rau sống. Không được dùng phân tươi bón rau, bón cây.

Ngày nay, điều kiện sống ngày càng phát triển, nguy cơ nhiễm giun ngày càng tăng cao. Vì thế, các bé cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi để phòng tránh nhiễm giun.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BSCKII Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ở xứ nhiệt đới như Việt Nam, môi trường sinh sống và tập tục ăn uống vô cùng đa dạng, vấn đề lây nhiễm các loại ký sinh trùng là khó tránh khỏi. Trong đó, nhiễm giun đũa khá thường gặp, đặc biệt là trẻ nhỏ. Triệu chứng bệnh giun đũa đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vậy nên những hiểu biết về vấn đề này là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Khác với các loài ký sinh trùng khác, đây là loại giun có kích thước khá lớn, như một con giun cái trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm. Giun có màu sắc trắng hay hồng, phần thân tròn còn phần đầu và phần đuôi thì thon nhọn. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người.

Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ... là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.

Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... nên đây là điều kiện dễ lây truyền.

Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.

Biểu hiện của nhiễm giun đũa không đặc trưng, dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác.

Ở trẻ em, triệu chứng có thể là trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc, cân nặng chậm phát triển.

Nếu có quá nhiều giun trong ruột, trẻ sẽ có biểu hiện của tắc ruột. Cụ thể là trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng, táo bón. Nếu giun từ ruột non đi qua ống mật sẽ gây tắc mật, viêm đường mật, sỏi đường mật, giun xuống ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp.

Nếu giun đi lạc chỗ lên phổi, người bệnh có thể đến khám vì lý do khò khè, khó thở mạn tính hay biểu hiện cấp tính như đau ngực dữ dội, ho khan, sốt cao.

Một số trường hợp hiếm gặp là thấy được giun sống chui ra từ phân khi trẻ đi tiêu hay bắt gặp giun chui ra từ miệng, mũi khi trẻ ngủ hay ho, sặc.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc và trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng là những biểu hiện của bệnh giun đũa

Để phòng chống nhiễm giun đũa, cũng như các loại ký sinh trùng khác nói chung, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là thực hành vệ sinh sạch sẽ.

  • Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.
  • Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.
  • Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.
  • Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.
  • Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.
  • Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

Tuy điều kiện sống ngày nay đã phát triển, nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn chưa loại trừ hoàn toàn. Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là việc đơn giản nhất để phòng tránh nhiễm giun, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Nhiễm giun sán tuy là một căn bệnh đơn giản nhưng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Ba mẹ cần quan sát các triệu chứng bất thường ở trẻ để sớm phát hiện và điều trị bệnh.

Ở nước ta có tới 70-80% trẻ em bị nhiễm giun. Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán cũng rất đa dạng. Trẻ có thể bị nhiễm giun do các nguyên nhân dưới đây:

  • Ăn thực phẩm không sạch sẽ, chưa được nấu chín: Các loại rau sống, món ăn tươi sống [gỏi cá, bò tái, hàu sống,...] tiềm ẩn nguy cơ chứa các loại ấu trùng giun sán như sán lợn, sán dây bò, sán lá gan,... Đây đều là những loại ký sinh trùng nguy hiểm và nguy cơ gây tử vong cao.

Các món tươi sống, chưa được nấu chín kỹ có thể gây giun sán cho trẻ

  • Không tẩy giun: nhiều cha mẹ thường xem nhẹ việc tẩy giun định kỳ cho trẻ. Trẻ đang trong giai đoạn phát triển, năng động, thích chơi đùa, sức đề kháng lại kém hơn so với người lớn do đó khiến trẻ rất nhạy cảm với mầm bệnh. Ba mẹ nên lưu ý tẩy giun định kỳ cho trẻ và cho cả các thành viên khác trong gia đình để phòng ngừa lây lan bệnh.
  • Chơi đùa cùng thú nuôi: Động vật là vật chủ của nhiều loại giun sán nguy hiểm, nên trẻ hay chơi đùa với thú nuôi nhiễm giun sán có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Ngoài ra, trứng của các loài giun, có trong phân của vật nuôi và tồn tại rất lâu trong môi trường bên ngoài cũng là nguồn lây bệnh cho con người.
  • Trẻ vệ sinh cá nhân không sạch sẽ: ấu trùng giun, sán không chỉ vào cơ thể qua đường tiêu hóa mà còn có khả năng xâm nhập qua những vùng da hở, trầy xước hoặc đang bị thương. Do đó, để phòng bệnh giun sán hiệu quả cần giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhắc nhở trẻ phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiểu, đại tiện. Đặc biệt, đối với trẻ càng nhỏ thì càng cần phải chú ý hơn, vì trẻ có thể bò dưới đất và đưa bất kỳ vật gì lấy được vào miệng ngậm.
  • Không giữ gìn vệ sinh môi trường: Giường, chiếu, nệm, sân chơi của trẻ,... không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh giun sán. Do vậy, cần có các biện pháp vệ sinh như giặt chăn màn, chiếu gối thường xuyên, giữ gìn nhà cửa, vườn tược sạch sẽ, không phóng uế, vứt rác bừa bãi.
  • Trẻ tiếp xúc với người mang mầm bệnh: người đang mang bệnh khi vui đùa, ăn uống cùng trẻ có thể truyền mầm bệnh cho trẻ. Giun kim thường lây truyền qua phương thức này.

Trẻ nhiễm giun kim thường bị ngứa vùng hậu môn vào ban đêm

Trẻ em ở các nước đang phát triển, các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam thường mắc các loại giun như giun đũa [ascariasis], giun kim [pinworm], giun móc [hookworm], giun tóc [trichuris]. Khi trẻ bị nhiễm các loại giun sán khác nhau, triệu chứng cũng sẽ khác nhau. Nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm phối hợp 2 đến 3 loại giun cùng lúc. Dưới đây là biểu hiện khi bị nhiễm các loại giun thông thường:

  • Giun kim: Biểu hiện đặc trưng nhất khi nhiễm giun kim là ngứa vùng hậu môn vào ban đêm. Vì đây là thời điểm giun kim ra rìa hậu môn để đẻ gây ngứa ngáy khiến trẻ dễ mất ngủ, đái dầm và khó chịu vào ban đêm. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể quan sát thấy những chấm đỏ li ti quanh vùng hậu môn do giun kim cắn ở rìa hậu môn của trẻ.
  • Giun đũa: biểu hiện đặc trưng khi nhiễm giun đũa là hội chứng Loeffler kèm theo khó thở khi ho khan. Khi chụp X quang sẽ thấy rất rõ hình ảnh thâm nhiễm phổi. Trẻ nhiễm giun đũa thường có các dấu hiệu đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, khó tiêu, đau đầu, có thể kèm theo phù, nổi mẩn đỏ. Ngoài ra có thể có dấu hiệu như co quắp, trướng bụng, giật kinh phong.
  • Giun móc: Bệnh giun móc được chia ra làm ba thời kỳ: vào thời kỳ xâm nhập khi ấu trùng đi ngang qua da, trẻ có các nốt sần đỏ ở da, nốt sần to bằng đầu kim, gây ngứa ngáy và thường tự biến mất sau 3- 4 ngày; thời kỳ chu du ấu trùng đi đến phổi, triệu chứng thường kín đáo, không rõ rệt, có thể có ho khan, không đờm, khan tiếng, khó phát âm. Vào thời kỳ toàn phát, bé có các biểu hiện như rối loạn tiêu hoá [tiêu chảy, táo bón, viêm tá tràng,..], thiếu máu.
  • Giun tóc: Nếu bé chỉ bị nhiễm nhẹ thì thường không có triệu chứng. Nhưng nếu bị nặng, bé có thể có các biểu hiện lâm sàng sau: đau bụng kèm theo tiêu chảy, sa trực tràng, thiếu máu.

Tình trạng nhiễm giun sán hiện nay ở nước ta đang cao ở mức đáng báo động. Do đó, mỗi người cần có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Trước hết, cần loại bỏ ngay những thói quen khiến trẻ dễ nhiễm bệnh, xây dựng một lối sống an toàn, khỏe mạnh. Ngoài ra, bố mẹ cần quan sát những biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện bệnh và không quên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng / lần.

Điều trị định kỳ nhằm mục đích giảm mức độ nhiễm kí sinh trùng và để bảo vệ những người có nguy cơ mắc giun. Tẩy giun có thể dễ dàng tích hợp với các ngày sức khỏe trẻ em hoặc các chương trình bổ sung cho trẻ mẫu giáo, hoặc tích hợp với các chương trình y tế học đường. Các trường học nên thúc đẩy giáo dục các hoạt động vệ sinh cá nhân như hoạt động rửa tay, vệ sinh trường học.

Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, bạn cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện bất thường. Liên hệ tư vấn và đặt khám với các bác sĩ chuyên khoa Nhi hàng đầu trong nước và quốc tế, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến website để được phục vụ.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện nay khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu ở trẻ. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu kém hấp thu chất dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển,... cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ những bác sĩ có chuyên môn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Dấu hiệu khi nhiễm sán lợn | Sán lợn có nguy hiểm không?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề