Tại sao nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng

Cơ thể của trẻ sơ sinh thường hay thay đổi liên tục để có thể thích nghi được với môi trường. Khi thấy nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu vàng cha mẹ rất lo lắng không biết con yêu của mình có gặp phải vấn đề gì về sức khỏe hay không. Để biết rõ về tình trạng này, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu vàng

Trẻ sơ sinh có nước tiểu màu vàng thường là do hai yếu tố về dinh dưỡng và bệnh lý gây nên. Nguyên nhân về dinh dưỡng khiến nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu vàng thì đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, cha mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu nước tiểu có màu vàng là do bệnh lý thì cha mẹ cần chú ý cho trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Có nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng

+ Nguyên nhân về dinh dưỡng: 

- Nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh mới chào đời chính là sữa mẹ. Trường hợp sữa mẹ có nguồn sắc tố vàng cao thì nước tiểu bé đào thải ra cũng có màu sắc thay đổi tương ứng với màu sắc của nguồn sữa mẹ mà bé nạp vào cơ thể.

 - Ngoài ra, trẻ bị thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu của bé thay đổi và có màu vàng. Vì vậy mẹ cũng cần bổ sung dinh dưỡng bằng cách cho bé bú nhiều lần trong ngày với mỗi lần bú từ 20 – 30 phút và cách nhau khoảng 3 tiếng 1 lần. 

+ Nước tiểu vàng do bệnh lý:

Vàng da sơ sinh là dấu hiệu điển hình nhất khiến cho màu sắc nước tiểu của trẻ cũng chuyển thành màu vàng. Hiện tượng này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng. Thế nhưng, một vài bệnh lý nguy hiểm mà trẻ mắc phải cũng dẫn đến việc nước tiểu của bé có màu vàng như:

Trẻ bị vàng da thì nước tiểu cũng có màu vàng

- Huyết tán bẩm sinh: Bệnh có thể do thiếu men G6PD, Hb bất thường hoặc do bệnh hồng cầu di truyền gây nên. Bệnh khiến đường mật trong gan bị tắc nghẽn gây ra tình trạng vàng da, nước tiểu sậm màu. Bệnh cần được phát hiện và chữa trị sớm để tránh dẫn đến suy gan ở trẻ.

- Viêm gan bẩm sinh: Bộ phận gan đóng vai trò lọc và thải chất độc bên trong cơ thể ra ngoài. Trẻ bị tổn thương ở gan sẽ khiến chức năng này bị suy giảm, chất độc tích tụ trong cơ thể dẫn đến màu sắc nước tiểu cũng bị thay đổi. 

Cách phân biệt sắc độ khác nhau trong nước tiểu của trẻ

Trẻ sơ sinh có hệ bài tiết thay đổi liên tục. Nước tiểu ban đầu có thể ít sau đó nhiều dần lên. Nước tiểu ban đầu từ trong chuyển thành vàng. Khi trẻ sơ sinh đi tiểu màu vàng cha mẹ khá lo lắng vì nó có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Việc phân biệt sắc độ của nước tiểu cũng là yếu tố quan trọng để phân định tình trạng của trẻ.

+ Nước tiểu có màu vàng nhạt: Khi nước tiểu có màu vàng nhạt thì điều đó chứng tỏ sức khỏe của bé khỏe mạnh. Đây là hiện tượng thay đổi bình thường xảy ra trong cơ thể khi bé được mẹ cho bú hợp lý. Nước tiểu của bé thay đổi thành màu vàng nhạt giống như nước chè xanh pha loãng.

+ Nước tiểu màu vàng sẫm: Trong trường hợp mẹ cho bé bú bình thường, không sử dụng nhiều các loại củ quả có màu vàng như nghệ, cà rốt hay uống thuốc mà nước tiểu của bé có màu vàng sẫm thì đây là dấu hiệu của trẻ bị thiếu nước. Bên cạnh đó, phần trên trán của bé phập phồng hoặc lõm sâu thì đây là dấu hiệu cơ thể bé thiếu nước trầm trọng. Vì vậy, việc bổ sung nước kịp thời cho con là điều rất cần thiết.

Màu sắc nước tiểu giúp cha mẹ nhận biết được tình trạng sức khỏe của trẻ

Nếu nước tiểu của bé có màu vàng sẫm kèm sốt nhẹ thì rất có thể bé đang gặp vấn đề về đường tiết niệu. Cha mẹ hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

+ Nước tiểu màu vàng đậm như nước trà đặc: Khi nước tiểu chuyển thành màu vàng đậm như trà đặc thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mà bé đang mắc phải. Các bệnh lý liên quan như: Sỏi thận, viêm gan, viêm túi mật…. Cần đưa trẻ đến cơ sở để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

>> Có thể bạn quan tâm:

Đối với người lớn, việc nước tiểu có màu vàng báo hiệu cơ thể đang thiếu nước, mắc một số bệnh lý về gan mật như viêm gan, sỏi mật,... Vậy đối với trẻ sơ sinh thì sẽ như thế nào?

Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng có phải là bình thường không? Hay là đang báo hiệu bệnh trạng gì ở bé? Cha mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

Nếu nước tiểu của trẻ có màu vàng nhạt thì đây là hiện tượng bình thường. Con vẫn khỏe mạnh.

Còn nếu nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng sẫm; nguyên nhân có thể thuộc về chế độ dinh dưỡng và bệnh lý, bao gồm:

1.1 Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng là do dinh dưỡng

Khi uống không đủ nước hoặc bú không đủ sữa; nước tiểu trẻ sơ sinh dễ trở nên cô đặc, có mùi khai và có màu vàng sẫm.

Để con bú đủ sữa, mẹ nên lưu ý:

  • Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ: Cho con bú ít nhất 8 lần/ngày. Khoảng cách giữa các lần không được quá 6 tiếng; cứ làm như thế liên tục trong ít nhất 6 tuần đầu tiên. Cho bé bú ít nhất 10 phút cho mỗi bên; tổng cộng là 20 phút/lần bú.
  • Đối với trẻ sơ sinh bú bình: Cho trẻ bú bình sau mỗi 2 đến 3 giờ hoặc khi bé có vẻ đói. Mỗi lần cho bé bú khoảng 30-60 ml trong thời gian đầu, rồi sau đó tăng lên 60-90ml.

Ngoài ra, việc mẹ uống các loại thuốc có màu vàng, ăn các thực phẩm có chất phụ gia màu vàng, trẻ sơ sinh bú vào thì nước tiểu sẽ có màu vàng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách tập cho trẻ bú bình “dễ như trở bàn tay” mẹ biết chưa?

1.2 Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng là do mắc bệnh lý

Nước tiểu của trẻ có màu vàng sẫm là do bệnh lý như viêm da, viêm gan, tán huyết bẩm sinh,…

Vàng da sơ sinh là tình trạng điển hình nhất khiến cho màu sắc nước tiểu có màu vàng ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này rất phổ biến ở bé sơ sinh; đặc biệt là những trẻ sinh non.

Bên cạnh đó, việc nước tiểu trẻ có màu vàng kèm mùi khai có thể là do con mắc các bệnh lý sau:

  • Viêm gan do virus, thuốc …: Gan có nhiệm vụ lọc và thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu bị tổn thương do bệnh lý như viêm gan có thể gây suy gan cấp tính; dẫn đến những triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng, nổi chấm xuất huyết, rối loạn đông máu…
  • Bệnh lý tán huyết bẩm sinh: Đây là bệnh liên quan đến tế bào máu [hồng cầu], có tính di truyền; do thiếu men G6PD [men này giúp ngăn hồng cầu không bị vỡ] và bệnh lý Hemoglobin bất thường.
  • Tắc nghẽn đường mật: Tình trạng vàng da thường từ sau sinh và kéo dài đến 2-3 tháng tuổi; nước tiểu sậm màu, tiêu phân bạc màu [màu trắng như phân cò]. Trong trường hợp này; trẻ cần phẫu thuật sớm vì có thể diễn tiến đến suy gan và xơ gan
  • Nhiễm trùng gây mất nước: Trong trường hợp trẻ có những triệu chứng như ói, tiêu chảy; lượng nước trong cơ thể sẽ giảm. Do đó, nước tiểu sẽ cô đặc bù lại và có màu vàng sậm. Nguyên nhân khác có thể do nhiễm trùng tại đường tiểu. Đối với trẻ nhỏ thường có sốt cao, bỏ bú, quấy khóc; nhất là khi đi tiểu, nước tiểu có màu vàng hay đỏ…
  • Thuốc: Một số loại thuốc mẹ uống vào có thể gây vàng da do khởi phát huyết tán ở một số bệnh lý chuyển hóa.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

2. Màu sắc nước tiểu cho biết tình trạng sức khỏe của bé như thế nào?

Tình trạng nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng sẫm cũng không đáng phần lo ngại vì nguyên nhân do trẻ mắc bệnh lý cũng không thường gặp. Bên cạnh nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng; mẹ cũng nên tham khảo thêm một số màu sắc nước tiểu khác thường nữa để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của con.

  • Nước tiểu màu vàng nhạt: Màu nước tiểu bình thường phụ thuộc vào lượng sắc tố gọi là “urochrome” được pha loãng trong nước tiểu. Nếu trẻ được bổ sung đủ lượng sữa mẹ hoặc nước [đối với trẻ trên 6 tháng]; chất này sẽ loãng hơn làm nước tiểu có màu vàng nhạt.
  • Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng sẫm: Ngược lại với vàng nhạt, khi trẻ bú không đủ hay bị mất nước; sẽ làm nước tiểu cô đặc có màu vàng sậm. Bên cạnh đó, nếu phần trên trán của bé phồng hoặc lõm sâu; đây là dấu hiệu cơ thể bé thiếu nước trầm trọng. Mẹ cần bổ sung nước kịp thời cho con.
  • Nước tiểu màu đậm như trà đặc: Không đơn giản chỉ là thiếu nước, khi trẻ đi tiểu có màu trà đặc, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như viêm gan, viêm túi mật, sỏi thận… Nếu tình trạng nước tiểu đậm màu kéo dài, mẹ nên đưa bé đi khám để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
  • Nước tiểu trẻ màu đỏ hoặc hồng: Nước tiểu màu hồng/đỏ có thể là do bé ăn các thực phẩm có các màu này như thanh long ruột đỏ, mâm xôi, củ dền,… Hoặc cũng có thể do trẻ tiểu ít, tiểu ra máu, nhiễm độc chì, hoặc thủy ngân làm nước tiểu trẻ sơ sinh màu hồng.
  • Nước tiêu màu cam, xanh lam, xanh lục và nâu: Nguyên nhân nước tiểu của trẻ có màu này có thể là do màu thực phẩm, tác dụng của thuốc hoặc do trẻ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh liên quan đến mật, thận.

Cha mẹ phải làm gì khi nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng sẫm

Khi đã biết nguyên nhân nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng sẫm là do trẻ uống ít nước, thiếu sữa; mẹ nên bổ sung đầy đủ nước cho bé. Nhưng tuyệt đối không được cho bé uống quá nhiều nước; hoặc sữa vì có thể làm trẻ ngộ độc nước, nôn ói.

Nếu sau khi đã giúp trẻ sơ sinh bú đủ mà nước tiểu vẫn vàng sẫm; có thể kèm theo những triệu chứng khác như vàng da, tiêu phân bạc màu hay tiêu chảy, sốt, ọc sữa liên tục, bụng chướng, lừ đừ. Cha mẹ nên đưa trẻ đến khám các bệnh viện nhi để được chẩn đoán bệnh sớm.

  • Tóm lại, nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng nhạt là hiện tượng bình thường do trong nước tiểu có sắc tố “urochrome” làm vàng nước tiểu.
  • Nhưng nếu nước tiểu của trẻ có màu vàng sẫm thì có thể là do trẻ đang bị thiếu nước, uống không đủ sữa. Những lúc này, mẹ nên bổ sung đầy đủ nước và sữa cho trẻ.
  • Còn nếu nước tiểu trẻ vàng sẫm, kèm theo những triệu chứng khác như vàng da, tiêu phân bạc màu hay tiêu chảy, sốt, ọc sữa liên tục, bụng chướng, lừ đừ… cha mẹ nên đưa trẻ đến khám các bệnh viện ngay.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề